Về chính trị pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi tuyển công chức cơ quan hành chính nhà nước từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 51 - 52)

2.1.4.1. Yếu tố chính trị

Phần lớn các nước tư bản chủ nghĩa trên thế giới, hệ thống chính trị gồm hai thành phần cơ bản là nhà nước và các chính đảng (đảng chính trị). Khác với hệ thống chính trị ở các nước tư bản chủ nghĩa, hệ thống chính trị ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây và hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay, ngoài nhà nước và chính đảng còn có một số tổ chức chính trị - xã hội đặc biệt khác, được thành lập để thực hiện các hoạt động chính trị đặc biệt. Các tổ chức chính trị đặc biệt này, ngoài các hoạt động chính trị là chủ yếu còn thực hiện các chức năng xã hội khác. Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và 05 đoàn thể chính trị -xã hội: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

Chế độ chính trị ở Việt Nam là thể chế chính trị một đảng duy nhất cầm quyền. Mỗi tổ chức thành viên của hệ thống chính trị đều do Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, vừa đóng vai trò là hình thức tổ chức quyền lực của nhân dân (Nhà nước), tổ chức tập hợp, đoàn kết quần chúng, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của quần chúng (Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội), vừa là tổ chức mà qua đó Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện sự lãnh đạo chính trị đối với xã hội. Toàn bộ hệ thống chính trị đều được tổ chức và hoạt động trên nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Hệ thống chính trị ở Việt Nam bao gồm nhiều tổ chức có tính chất, vị trí, vai trò, chức năng khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau, tạo thành một thể thống nhất. Sự thống nhất của các thành viên đa dạng,

phong phú về tổ chức, phương thức hoạt động trong hệ thống chính trị đã tạo điều kiện để phát huy sức mạnh tổng hợp và tạo ra sự cộng hưởng sức mạnh trong toàn bộ hệ thống. Yếu tố chính trị là nhân tố quan trọng, quyết định, ảnh hưởng đến tất cả các yếu tố khác trong xã hội. Chính trị có ổn định thì các mặt trong đời sống kinh tế - xã hội mới ổn định và phát triển.

2.1.4.2. Yếu tố pháp luật

Sau hơn ba mươi năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đã có những tiến bộ quan trọng, tạo khuôn khổ pháp lý ngày càng hoàn chỉnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của Nhà nước trên mọi lĩnh vực, đẩy mạnh phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Trong đó, chính sách thu hút nhân tài cũng đang là một trong những khâu đột phá trong chính sách tuyển dụng của Nhà nước.

Nghị định số 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế [18], đã triển khai thực hiện chủ trương của Đảng về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đang là bài toán khó đối với việc tuyển dụng công chức trong cả nước. Theo quy định, đến năm 2021, Thành phố Hồ Chí Minh phải tinh giản 10% biên chế được giao năm 2015, tại mỗi cơ quan, đơn vị, khi tinh giản 02 biên chế mới được tuyển 01 nhân sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi tuyển công chức cơ quan hành chính nhà nước từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)