hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước trong bảo vệ rừng
Chính sách pháp luật đối với quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng.
Tại Điều 10 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, đối với hính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng.
Nhà nước có chính sách đầu tư cho việc bảo vệ và phát triển rừng gắn liền, đồng bộ với các chính sách kinh tế - xã hội khác, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, định canh định cư, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân miền núi. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội là một vấn đề giảm phá rừng rất cao, khi các hộ dân trong vùng có đủ các yếu tố để ổn định cuộc sống sẻ hạn chế lấn chiếm đất rừng để canh tác. Tuy nhiên, để bảo đảm vấn đề đó thì việc đầu tư bảo vệ và phát triển rừng phải đi đôi với phát triển kinh tế - xã hội khác, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, định canh định cư, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân miền núi.
Nhà nước đầu tư cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng giống quốc gia; bảo vệ và phát triển các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho việc bảo vệ và phát triển rừng; xây dựng hệ thống quản lý rừng hiện đại, thống kê rừng, kiểm kê rừng và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; xây dựng lực lượng chữa cháy rừng chuyên ngành; đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang bị phương tiện phục vụ chữa cháy rừng, phòng trừ sinh vật gây hại rừng.
Trong thực hiện các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển lâm
nghiệp; đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước và địa phương; tuân theo quy chế quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Nhà nước có chính sách hỗ trợ việc bảo vệ và làm giàu rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghèo, trồng rừng sản xuất gỗ lớn, gỗ quý, cây đặc sản; có chính sách hỗ trợ việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong vùng rừng nguyên liệu; có chính sách khuyến lâm và hỗ trợ nhân dân ở nơi có nhiều khó khăn trong việc phát triển rừng, tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ lâm sản.
Nhà nước khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận đất phát triển rừng ở những vùng đất trống, đồi núi trọc; ưu tiên phát triển trồng rừng nguyên liệu phục vụ các ngành kinh tế; mở rộng các hình thức cho thuê, đấu thầu đất để trồng rừng; có chính sách miễn, giảm thuế đối với người trồng rừng; có chính sách đối với tổ chức tín dụng cho vay vốn trồng rừng với lãi suất ưu đãi, ân hạn, thời gian vay phù hợp với loài cây và đặc điểm sinh thái từng vùng.
Nhà nước có chính sách phát triển thị trường lâm sản, khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư để phát triển công nghiệp chế biến lâm sản, làng nghề truyền thống chế biến lâm sản và Nhà nước khuyến khích việc bảo hiểm rừng trồng và một số hoạt động sản xuất lâm nghiệp. Từ đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia thực hiện quản lý bảo vệ và phát triển rừng nhằm xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế, xã hội ở các địa phương có rừng.
Pháp luật đối với ba loại rừng.
Nhà nước thống nhất phân cấp, quy hoạch và quản lý ba loại rừng. Để góp phần thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Luật Bảo vệ và phát triển rừng
năm 2004, ngành lâm nghiệp cần phải thực hiện việc rà soát, quy hoạch lại, xác định rõ diện tích các loại rừng để làm cơ sở cho việc tổ chức sắp xếp lại sản xuất trong ngành lâm nghiệp, thực hiện các chủ trương chính sách về đầu tư, giao rừng, khoán bảo vệ rừng, sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh theo Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất trong ngành lâm nghiệp.
Sau khi ba loại rừng được rà soát, quy hoạch Nhà nước ban hành quy chế quản lý từng loại rừng: Quyết định 17/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế quản lý rừng phòng hộ do Thủ; Quyết định 49/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quy chế quản lý rừng sản xuất; Nghị định 117/2010/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức quản lý rừng đặt dụng. Đây là cơ sở cho việc tổ chức quản lý và thực hiện có hiệu quả.
Pháp luật đối với giao đất giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng rừng.
Giao đất giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng rừng. Là một trong những hoạt động trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng, nhằm để đối tượng tham gia được hưởng lợi từ chính sách bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên việc thực hiện phải đảm bảo theo các quy định.
Hiện nay giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng thực hiện theo quy định tại Điều 22 Luật Bảo vệ và phát triển rừng. Các trường hợp Nhà nước không tổ chức giao, cho thuê những diện tích rừng đang có tranh chấp. Vì diện tích đang tranh chấp tổ chức đầu tư bảo vệ và phát triển không hiệu quả, do đó cần giải quyết triệt để mới tổ chức giao. Bên cạnh đó giao, cho thuê rừng, thu hồi rừng phải có sự tham gia của người dân địa phương và công bố công khai.
Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng bảo đảm các điều kiện: Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt, quyết định. Quỹ rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng của địa phương. Đối với tổ chức phải có dự án được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nếu là dự án sử dụng nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước; dự án và văn bản thẩm định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với tổ chức không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước; dự án có vốn đầu tư nước ngoài đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư. Đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn phải có đơn được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có rừng xác nhận. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đề nghị thuê rừng thì hộ gia đình, cá nhân phải có dự án đầu tư và văn bản thẩm định của Phòng chức năng thuộc cấp huyện. Phương án giao rừng, cho thuê rừng do Ủy ban nhân dân cấp xã lập có sự tham gia của đại diện các đoàn thể và đại diện nhân dân các thôn trong cấp xã và phải được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
Quy định thực hiện theo quy định tại Điều 19 của Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sau đây viết tắt là Nghị định 23/2006/NĐ- CP); trách nhiệm giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng quy định tại Điều 30, Nghị định số 23/2006/NĐ-CP.
Trường hợp chưa có quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng được duyệt theo quy định thì phải có quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp và quy hoạch ba loại rừng được cấp có thẩm quyền xác lập.
Chuyển mục đích sử dụng rừng được Nhà nước quy định các loại rừng được chuyển mục đích sử dụng khác không phải là lâm nghiệp phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và theo các quy định sau:
với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Chuyển mục đích sử dụng rừng phải theo đúng thẩm quyền và được quy định như sau:
Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển mục đích sử dụng toàn bộ hoặc một phần đối với khu rừng do Thủ tướng Chính phủ xác lập theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chuyển mục đích sử dụng toàn bộ hoặc một phần khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác lập, cụ thể: Quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng giữa 3 loại rừng với nhau đối với các khu rừng thuộc quyền xác lập của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức cá nhân nước ngoài sử dụng rừng để thực hiện dự án đầu tư mà phải chuyển mục đích sử dụng rừng do điều chỉnh dự án đầu tư đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyết định việc chuyển mục đích sử dụng rừng đối với dự án đó.
Việc chuyển mục đích sử dụng từ loại rừng này sang loại rừng khác phải đạt các tiêu chí và chỉ số cho phép xác lập loại rừng đó.
Diện tích rừng đặc dụng, rừng sản xuất được chuyển sang rừng phòng hộ thì diện tích đó phải đạt tiêu chí và chỉ số cho phép công nhận rừng phòng hộ.
Diện tích rừng phòng hộ, rừng sản xuất được chuyển sang rừng đặc dụng thì diện tích đó phải đạt tiêu chí và chỉ số cho phép công nhận rừng đặc dụng.
Diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được chuyển sang rừng sản xuất thì diện tích đó phải đạt tiêu chí và chỉ số cho phép công nhận rừng sản xuất. Có dự án đầu tư trên diện tích rừng chuyển đổi mục đích sử dụng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Có báo cáo đánh giá tác động môi trường do việc chuyển mục đích sử dụng rừng. Có phương án đền
bù giải phóng mặt bằng khu rừng và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời cơ quan cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác phải đảm bảo việc đầu tư trồng rừng mới thay thế diện tích rừng sẽ chuyển sang mục đích sử dụng khác. Được quy định tại Thông tư 24/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Pháp luật đối với thống kê, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng.
Theo Điều 2 Thông tư số 25/2009/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Kiểm kê rừng là việc thực hiện điều tra, đánh giá, xác định các trạng thái rừng, trữ lượng rừng trong và ngoài đất quy hoạch lâm nghiệp trên thực tế và đối chiếu sự tăng, giảm số liệu diện tích rừng, trữ lượng rừng theo thống kê trong sổ sách, hồ sơ quản lý rừng; chu kỳ kiểm kê rừng 5 năm một lần trên lô quản lý được thực hiện luôn phiên tại các địa phương.
Thống kê rừng là việc ghi chép, tổng hợp, phân tích, diện tích rừng, trữ lượng rừng theo sổ sách và hồ sơ quản lý rừng; việc thống kê rừng được thực hiện trên toàn bộ diện tích rừng trong và ngoài quy hoạch 3 loại rừng và cây trồng phân tán. Thống kê rừng được thực hiện hàng năm trên phạm vi toàn quốc và công bố kết quả vào thời điểm ngày 31/12.
Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng là Chương trình thực hiện trên phạm vi toàn quốc theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ có nội dung phục vụ cho việc kiểm kê rừng nhằm xác định diện tích, trữ lượng của lô rừng trên thực tế, cập nhật vào hồ sơ quản lý rừng và phục vụ cho thực hiện thống kê rừng tại những địa bàn được kiểm kê rừng trong năm.
Thống kê, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng là một trong những hoạt động phục vụ bảo vệ và phát triển rừng, được Nhà nước giao các cơ quản quản lý ngành tổ chức thường xuyên theo định kỳ (hằng năm). Để thực hiện bảo đảm cần thực hiện đúng theo nguyên tắc phản ánh khách quan hiện trạng rừng tại thời điểm kiểm kê, thống kê rừng. Phải thống nhất số liệu giữa bản đồ
và số liệu kiểm kê, thống kê trên thực tế. Đơn vị nhỏ nhất để thực hiện việc kiểm kê rừng, thống kê rừng và lập hồ sơ quản lý rừng là lô quản lý. Trong trường hợp chưa có điều kiện điều tra rừng cụ thể đến lô quản lý và chưa thực sự có nhu cầu quản lý, sử dụng rừng đến lô quản lý nhất là các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thì đơn vị thực hiện kiểm kê, thống kê rừng có thể đến khoảnh hoặc tiểu khu. Việc thống kê, kiểm kê rừng và lập hồ sơ quản lý rừng được tổ chức thực hiện trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và ảnh viễn thám hoặc ảnh máy bay có độ phân giải cao thống nhất trong toàn quốc; số liệu thống kê, kiểm kê rừng và hồ sơ quản lý rừng phải phản ánh trung thực hiện trạng rừng tại thời điểm thống kê, kiểm kê rừng. Kết quả mỗi kỳ kiểm kê rừng, bao gồm: số liệu, phiếu mô tả lô, phiếu tính diện tích các trạng thái rừng trong lô quản lý và bản đồ hiện trạng rừng cấp xã là cơ sở cho việc lập hoặc điều chỉnh hồ sơ quản lý rừng.
Quy định thực hiện Điều 32 Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004 và Thông tư số: 25/2009/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Pháp luật đối với nghiên cứu, ướng dụng khoa học công nghệ.
Hiện nay có nhiều quan niệm về nghiên cứu, ướng dụng khoa học công nghệ. Tuy nhiên theo Điều 3 Luật khoa học và công nghệ năm 2013.
Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy. Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.
Hoạt động khoa học và công nghệ là hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ.
chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn.
Theo đó để duy trì bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật về lĩnh vực bảo vệ rừng khẳng định nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là một trong những công việc cần thiết quản lý Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng; đưa ra chính sách bảo vệ và phát triển rừng. Quy định tại Khoản 8, Điều 7 và Khoản 2, Điều 10 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004. Với công cuộc đổi mới hiện nay, trên cơ sở pháp luật bảo vệ và phát triển rừng quy định. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã có nhiều thay đổi bảo đảm trong thực hiện bảo vệ và phát triển rừng. Việt Nam đã có những hệ thống, thiết bị ứng dụng công nghệ thông minh trong việc bảo vệ rừng và phát triển rừng. Trong lĩnh vực bảo vệ rừng, hiện đang có công nghệ phòng cháy, chữa