Giải pháp kinh tế tiếp tục đầu tư các dự án quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các thành phần tham gia bảo vệ tăng thêm thu nhập, tích cực thực hiện nhiều giải pháp về công tác tổ chức, quản lý, sản xuất kinh doanh ngành lâm nghiệp nhằm bảo vệ và phát triển rừng theo các định hướng bềnh vững góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội.
Giải pháp văn hóa, xã hội
Gắn mục tiêu bảo vệ, phát triển rừng với hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống, việc làm, an sinh xã hội cho người dân địa phương, nhất là cho người dân làm nghề rừng. Đẩy mạnh xã hội hoá, có cơ chế, khuyến khích, tạo thuận lợi cho người dân và các thành phần kinh tế cùng tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Kết hợp giáo dục môi trường với tạo việc làm, tăng thu nhập giúp dân nâng cao mức sống,
trên cơ sở đổi mới tư duy, đổi mới cách nghĩ, cách làm và đầu tư hiệu quả thiết thực vào chủ thể tổ chức, hộ gia đình và cá nhân tham gia bảo vệ rừng.
Tiểu kết Chương 3
Qua phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật bảo vệ rừng của các cơ quan chức năng ở huyện. Thực trạng vai trò pháp luật trong quản lý Nhà nước đối với cơ cấu hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước trong bảo vệ rừng và làm rõ các nguyên nhân làm hạn chế thực hiện pháp luật bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Trà Bồng trong thời gia qua tại Chương 2, tác giả đã đưa ra một số giải pháp cụ thể.
KẾT LUẬN
Để bảo vệ tốt tài nguyên rừng vốn có, tạo môi trường xanh, sạch đẹp, tăng độ che phủ của rừng, chống cạn kiệt nguồn nước, xạt lỡ đất và ôi nhiễm môi trường. Nâng cao năng lực quản lý bảo vệ rừng của các cơ quan Nhà nước, xem việc bảo vệ rừng chính là bảo vệ Tổ quốc và là bảo vệ lá phổi xanh của nhân loại. Do vậy, việc thực hiện pháp luật bảo vệ rừng hiện nay là hết sức cần thiết.
Rừng không chỉ có giá trị về an ninh-quốc phòng, chính trị xã hội mà còn có nhiều giá trị liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần của mỗi con người. Trên cơ sở nghiên cứu đề tài Luận văn “Thực hiện pháp luật bảo vệ rừng tại huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi” khắc phục tình trạng thực hiện pháp luật bảo vệ rừng còn thiếu sót, tác giả đề xuất những giải pháp mới trong việc thực hiện pháp luật bảo vệ rừng đúng theo quy định hiện hành và tình hình thực tế hiện nay, đồng thời đề ra phương hướng chấn chỉnh thực hiện quản lý, bảo vệ rừng của các cơ quan Nhà nước bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Trà Bồng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2017), Công văn số 2434/BNN-TCLN ngày 23/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng.
2. Bộ Chính trị (2004), Nghị quyết Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
3. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2017), Chỉ thị số 13CT/TW ngày 12/1/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với thực hiện quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
4. Nguyễn Thị Ngọc Bích (2010), Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, của luận văn thạc sỹ Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật.
5. Chính phủ (2006), Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng; Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
6. Chính phủ (2013), Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 03 /10/2013 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính.
7. Chính phủ (2013), Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
8. Chính phủ (2015), Nghị định số: 40/2015/NĐ-CP ngày 27/4/2015 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
9. Chính phủ (2013), Nghị định số: 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/ 07 /2013 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
10. Chính phủ (2012), Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành một số chính sách tăng cường thực hiện bảo vệ rừng.
11. Chính phủ (2015), Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 09/6/2015 của Thủ tướng Chính Phủ Quyết định Ban hành Quy chế quản lý rừng phòng hộ.
12. Chính phủ (2016), Quyết định số 49/2016/QĐ-TTg ngày 01/1/2016 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định Ban hành Quy chế quản lý rừng sản xuất
13. Bùi Tiến Đạt (2008), Pháp luật xử lý vi phạm hành chính lý luận thực tiễn, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
14. Nguyễn Đức Huấn (2011), Đánh giá hiệu quả giao rừng, khoán bảo vệ rừng theo quyết định 304/2005/ QĐ-TTg tại 02 huyện Chư Sê và Chư Pưh, tỉnh Gia Lai, Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp.
15. Quốc hội năm (2004), Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004.
17. Quốc hội (2012), Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012.
18. Quốc hội (2013), Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013.
19. Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự ngày 27 tháng 11 năm 2015.
20. Hoàng Thị Kim Quế (2015), Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, Nxb. Đại học Quốc gia Hà nội.