Xã hội hóa nghề rừng là sự tham gia rộng rãi của cộng đồng xã hội vào các hoạt động có liên quan đến rừng. Các hoạt động như trồng, chăm sóc và bảo vệ.
tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người làm nghề rừng từ việc tham gia các chính sách hỗ trợ nghề rừng, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
Theo Khoản 3, Điều 9 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004. Việc bảo vệ và phát triển rừng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Việc giao, cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng rừng và đất phải tuân theo các quy định của Luật này, Luật đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm ổn định lâu dài theo hướng xã hội hoá nghề rừng.
Từ đó Nhà nước có nhiều chính sách thu hút các nguồn lực từ tổ chức, cá nhân và hộ gia đình nhằm thực hiện xã hội hóa nghề rừng. Hiện nay việc thực hiện chủ trương, chính sách về giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình vùng dân tộc thiểu số, miền núi theo hướng xã hội hóa nghề rừng, chính sách đã phát huy được tính hiệu quả trong sử dụng đất vào bảo vệ rừng, góp phần quan trọng phục hồi rừng, nâng cao độ che phủ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái. Nhiều hộ gia đình đã phát huy tính chủ động sau khi nhận đất, tiến hành thực hiện các hoạt động đầu tư trồng rừng, từ đó góp phần nâng cao thu nhập cho hộ, trực tiếp làm tăng độ che phủ rừng.
Cụ thể:
Thực hiện giao khoán bảo vệ rừng với tổng diện tích: 12. 571,22 het ta. Rừng phòng hộ được thực hiện 07 xã có rừng của huyện Trà Bồng với diện tích là 8.099,63 het ta. Trong đó:
Tổ chức là Ban quản lý rừng phòng hộ tự quản lý, bảo vệ: 119,615 het ta; Hộ gia đình.
Cá nhân, hộ gia đình bảo vệ: 7.980,015 het ta. Cụ thể diện tích khoán bảo vệ theo từng chương trình: Chương trình Bảo vệ và Phát triển rừng 2.865,0 ha; Chương trình mục tiêu Phát triển lâm nghiệp bền vững (Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015) là 1.285,655 ha; Chương trình mục tiêu
quốc gia Giảm nghèo bền vững 3.060,77 ha; Chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng:
Tổng số hộ gia đình tham gia nhận khoán bảo vệ rừng đến thời điểm hiện tại 914 hộ trên 71 nhóm hộ tham gia, trong đó: xã Trà Giang: 112 hộ trên 6 nhóm hộ; xã Trà Thủy: 379 hộ trên18 nhóm hộ tham gia; xã Trà Bùi: 192 hộ trên 9 nhóm hộ; xã Trà Sơn: 149 hộ trên 21 nhóm hộ; xã Trà Lâm: 9 hộ trên 01 nhóm hộ; xã Trà Tân: 43 hộ trên 13 nhóm hộ và xã Trà Hiệp: 30 hộ trên 3 nhóm hộ.
Rừng sản xuất là rừng tự nhiên được tổ chức giao rừng, cho thuê rừng với diện tích 4.471,59 het ta. Trong đó:
Giao theo Quyết định 1774/QĐ-UBND ngày 09/11/2012 là 1.106,5 het ta, tuy nhiên trong quá trình tổ chức rà soát chỉ giao được 916, 2649 het ta. Giao cho cộng đồng dân cư 21 cộng đồng, 08 hộ gia đình trên 05 xã. Tiếp tục duy trì quản lý, bảo vệ và sử dụng theo quy định.
Giao theo Quyết định số 264/QĐ-UBND ngày 11/4/2017 của UBND tỉnh Quảng ngãi là 3.555,335 het ta, đang lập các thủ tục để giao.
Nhìn chung các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sau khi được Nhà nước tổ chức giao rừng, cho thuê rừng để quản lý bảo vệ và sử dụng. Đều được hưởng lợi tăng thu nhập từ chính sách, hơn nữa các hộ dân tham gia chủ động thực hiện các hoạt động bảo vệ rừng và có tinh thần, trách nhiệm để quản lý. Như vậy xã hội hóa nghề rừng càng rộng rãi thì việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng càng tốt.