Thực trạng thực hiện pháp luật bảo vệ rừng của các cơ quan chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật bảo vệ rừng tại huyện trà bồng, tỉnh quảng ngãi (Trang 49 - 54)

năng ở huyện

Các cơ quan chức năng có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng huyện Trà Bồng, gồm có:

Một là Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân 09 xã và 01 Ủy ban nhân dân thị trấn. Tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo quy định Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Quyết định 54/2013/QĐ-UBND phân cấp quản lý nhà nước rừng đất lâm nghiệp Quảng Ngãi.

Hai là Hạt Kiểm lâm huyện, Tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo quy định Nghị định 119/2006/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của kiểm lâm.

Ba là Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Trà Bồng (Chủ rừng là tổ chức), Tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo Quy chế hoạt động của Ban quản lý rừng phòng hộ và Điều 37 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004.

Thực hiện pháp luật bảo vệ rừng của các cơ quan chức năng ở huyện, được các cơ quan tổ chức kết hợp thực hiện và thường mang tính chất mệnh lệnh. Ủy ban nhân dân huyện giao trách nhiệm đối với các cơ quan cấp dưới Hạt Kiểm lâm, Ban quản lý rừng phòng hộ và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tổ chức thực hiện theo kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đồng thời chịu trách nhiệm thực hiện trước Ủy ban nhân dân huyện. Theo điều tra số liệu tại các cơ quan, đến thời điểm hiện tại các cơ quan đã thực hiện cụ thể:

- Thực hiện pháp luật bảo vệ rừng bằng thực hiện tuyên truyền

Thực hiện tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật luôn có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa hiện nay, là một bộ phận của thực hiện giáo dục chính trị, tư tưởng, là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự điều phối, tổ chức thực hiện của các cơ quan Nhà nước và các tổ chức, đoàn thể; là khâu then chốt, quan trọng để chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thực sự đi vào cuộc sống xã hội, đi vào ý thức, hành động của từng chủ thể trong xã hội.

Phổ biến giao dục pháp luật là cầu nối để chuyển tải pháp luật vào cuộc sống. Nói cách khác, quá trình đưa pháp luật vào cuộc sống được bắt đầu bằng hoạt động phổ biến giao dục pháp luật. Thực hiện pháp luật dù bằng hình thức nào đều phải có hiểu biết pháp luật. Nếu không nhận thức đầy đủ vị trí quan trọng và không thực hiện tốt phổ biến giao dục pháp luật thì dù thực hiện xây dựng pháp luật có làm tốt đến mấy cũng không đạt được hiệu quả thực thi pháp luật như mong muốn.

Để đạt được mục tiêu nhằm đưa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thực sự đi vào cuộc sống xã hội, đi vào ý thức, hành động của từng chủ thể trong xã hội các cơ quan hành chính được Nhà nước giao tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng như Ủy ban nhân dân huyện Trà Bồng, Hạt Kiểm lâm huyện Trà Bồng và Ủy ban nhân dân 09 xã, 01 thị trấn (các đơn vị hành chính của huyện) cùng với các chủ rừng Ban quản lý rừng phòng hộ huyện, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng để quản lý bảo vệ. Hằng năm tổ chức tuyên truyền phổ biến giao dục pháp luật bảo vệ rừng, coi trọng việc nâng cao ý thức của mỗi người dân trong thực hiện quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ rừng không phải là trách nhiệm của một cơ quan hay Đoàn thể mà là trách nhiệm của mỗi một cá nhân Ủy

ban nhân dân huyện đã chỉ đạo (hướng dẫn cụ thể) Hạt Kiểm lâm phối hợp với các ngành, Hội đoàn thể của huyện, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn và chủ rừng tổ chức thực hiện tuyên truyền giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng thường xuyên và liên tục.

Qua điều tra thu thập số liệu, năm 2016 và năm 2017 đã tổ chức được 377 buổi tuyên truyền Pháp luật ở các thôn, có 11. 329 lượt người dân tham dự; cấp phát 20 bản cấm đốt rừng, bảo vệ rừng cho các xã, thị trấn; phối hợp với Chi cục Kiểm lâm Quảng Ngãi tổ chức 04 đợt tuyên truyền lưu động tại tất cả các xã trên địa bàn huyện. Phát tờ rơi tuyên truyền cho 657 hộ gia đình và ký cam kết bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên 700 người thực hiện ký cam kết.

Thực tế cho thấy các cơ quan chức năng trong huyện đã làm tốt về lĩnh vực tuyên truyền phổ biến pháp luật bảo vệ rừng. Tuy nhiên tình trạng phá rừng để lấn đất sản xuất canh tác vẫn tiếp diễn.

- Thực hiện pháp luật bảo vệ rừng bằng kiểm tra, thanh tra

Kiểm tra là quá trình so sánh giữa mục tiêu và chỉ tiêu kế hoạch với kết quả thực tế đã đạt được trong từng khoảng thời gian bảo đảm cho họat động thực tế phù hợp với kế hoạch đã đề ra.

Với các cơ quan Nhà nước kiểm tra là hoạt động thường xuyên nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của chính mình. Qua kiểm tra các cơ quan, tổ chức đánh giá đúng mực việc làm của mình, từ đó đề ra chủ trương, biện pháp, phương hướng hoạt động tiếp theo một cách hợp lý hơn. Trong trường hợp này, kiểm tra mang ý nghĩa xem xét, nhìn lại việc làm của chính mình để tự điều chỉnh, hay tìm biện pháp thực hiện nhiệm vụ tốt hơn hiệu quả hơn.

Đối với kiểm tra cơ quan Nhà nước nói chung và cơ quan quản lý bảo vệ rừng nói riêng được tổ chức kiểm tra hoạt động của cơ quan, tổ chức, thủ trưởng cấp trên với cấp dưới của mình nhằm đánh giá mọi mặt hoặc từng vấn

đề do cấp dưới đã thực hiện. Trong trường hợp này, kiểm tra thực hiện trong quan hệ trực thuộc, vì thế cơ quan hoặc thủ trưởng cấp trên sau khi kiểm tra có quyền áp dụng các biện pháp như: biểu dương, khen thưởng khi cấp dưới làm tốt hoặc các biện pháp cưỡng chế để xử lý đối với cấp dưới khi họ có khuyết điểm hoặc vi phạm các quy định pháp luật.

Để bảo đảm thực hiện bảo vệ rừng các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng cùng thực hiện kiểm tra (tuần tra, truy quét) thường xuyên và có kế hoạch thực hiện cụ thể. Trong năm 2016 đến nay trên 1.000 đợt tổ chức kiểm tra, nội dung kiểm tra: kiểm tra hoạt động quảng lý rừng.

Về thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về quản lý rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng, bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên rừng, giống cây lâm nghiệp, dịch vụ môi trường rừng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các nội dung khác theo quy định của pháp luật. Là thuộc thanh tra chuyên ngành (Điều 18 Nghị định 47/2015/NĐ-CP của Chính phủ).

Kế hoạch thanh tra là văn bản xác định nhiệm vụ chủ yếu về thanh tra của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra trong 01 năm do Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra xây dựng để thực hiện Định hướng chương trình thanh tra và yêu cầu quản lý của Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp.

Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành là cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước theo ngành, lĩnh vực, bao gồm tổng cục, cục thuộc bộ, chi cục thuộc sở được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành là công chức được phân công thực hiện nhiệm vụ thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành (Điều 3 Luật Thanh

tra ngày 15 tháng 11 năm 2010). Việc tổ chức thanh tra lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện hiện nay do Phòng Thanh tra-pháp chế thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh tổ chức hằng năm.

- Xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ rừng

Xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ rừng là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động vi phạm pháp luật bảo vệ rừng, tức là trong việc các cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền áp dụng theo tính chất mức độ vi phạm mà áp dụng các trường hợp xử lý:

Một là biện pháp cưỡng chế hành chính (gồm các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả, các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính) đối với những cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ rừng nhằm đảm bảo trật tự và kỷ luật trong quản lý Nhà nước.

Hai là truy cứu trách nhiệm hình sự, đối với các trường hợp vi phạm tại các điều 232; 233; 234 Bộ Luật hình sự 2015 và Khoản 55; 56; 57 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung Bộ Luật hình sự 2015 năm 2017.

Trên cơ sở các quy định và thực trạng vi phạm lĩnh vực bảo vệ rừng huyện Trà Bồng đã tổ chức xử lý các vụ vi phạm cụ thể:

Kết quả xử lý: Tổng số tang vật, phương tiện tịch thu gồm: 8,459m3 gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm; 01 cây rựa, 01 cưa xăng cầm tay và 04 xe gắn máy vận chuyển gỗ. Tổng số tiền phạt tịch thu xung công quỹ Nhà nước: 56.000.000 đồng. Tổng số tiền bán đấu giá tang vật, phương tiện tịch thu sung công quỹ Nhà nước: 43.700.000 đồng.

Số vụ vi phạm tồn đọng năm 2016 chuyển sang năm 2017: 08 vụ phá rừng khởi tố hình sự: 08 vụ trên 126.427m2 (rừng phòng hộ 101.997m2, rừng sản xuất 24.430 m2), Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Trà Bồng đã ra quyết định

khởi tố vụ án về tội hủy hoại rừng theo Điều 189 Bộ luật hình sự chuyển hồ sơ cho cơ quan Cảnh sát điều tra công an huyện để tiếp tục điều tra xử lý theo quy định.

Bảng 2.1. Thống kê số vụ vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng.

TT Hành vi vi phạm Năm 2016 Năm 2017 Tăng/Giảm

01 Phá rừng trái pháp luật 19 vụ/158.130m2 4 vụ/46.588m2 -15 vụ 02 Vận chuyển lâm sản trái pháp luật 3 vụ 4 vụ +1 vụ 03 Vi phạm thủ tục hành chính 0 vụ 2 vụ +2 vụ 04 Vi phạm không xác định được chủ sở hữu tang vật, phương tiện

11 vụ 8 vụ -3 vụ

Tổng cộng 33 vụ 18 vụ - 15 vụ

( Nguồn: Dự thảo báo cáo tổng kết công tác quản lý bảo vệ rừng năm 2017 của Ủy ban nhân dân huyện Trà Bồng)

Qua thống kê thấy rằng số vụ vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên huyện Trà Bồng đáng được quang tâm. Các đối tựng vi phạm chủ yếu là rừng phòng hộ, có chức năng bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và rừng sản xuất là rừng tự nhiên. Các đối tượng phá rừng để sử dụng mục đích lấn chím đất rừng để canh tác nương rẫy và trồng các loại cây nguyên liệu giấy (cây Keo).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật bảo vệ rừng tại huyện trà bồng, tỉnh quảng ngãi (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)