Tình hình thực hiện pháp luật về Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện Bố Trạch,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN PHÁP LUẬT về bảo HIỂM xã hội bắt BUỘC từ THỰC TIỄN HUYỆN bố TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 50 - 67)

Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

2.2.1 Về việc thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trong những năm qua, trên cơ sở nội dung phối hợp khung trong tổ chức thực hiện chính sách BHXH giữa BHXH Việt Nam với các bộ, ban, ngành ở Trung ương, BHXH huyện Bố Trạch cùng các sở, ban, ngành đã thống nhất cụ thể hóa các nội dung cũng như hình thức phối hợp

trong tổ chức tuyên truyền thực hiện pháp luật BHXH bắt buộc trên địa bàn phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Được sự nhất trí của UBND huyện Bố Trạch, phòng LĐ-TB&XH kết hợp với BHXH huyện triển khai các cuộc tập huấn cho người làm công tác BHXH tại các cơ quan, doanh nghiệp. Hằng năm, BHXH huyện đều xây dựng kế hoạch tuyên truyền triển khai thực hiện Luật BHXH trên cơ sở phối hợp với Đài truyền thanh thực hiện phát tờ rơi, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật BHXH bắt buộc nhằm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật BHXH. Qua các năm, có nghiên cứu đổi mới nội dung và hình thức cho phù hợp.

Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các sở, ban, ngành luôn quan tâm chỉ đạo sát sao công tác phối hợp thực hiện chính sách, pháp luật BHXH bắt buộc, giúp NLĐ hiểu rõ trách nhiệm, quyền lợi của mình, kịp thời biểu dương các đơn vị làm tốt cũng như phê phán các hành vi vi phạm chính sách BHXH, góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật BHXH.

Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tế cho thấy công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về BHXH bắt buộc trên đọa bàn huyện Bố Trạch vẫn còn gặp không ít khó khăn, hạn chế như: Bố Trạch là một huyện có địa bàn rộng lớn, giao thông đi lại chưa thực sự thuận lợi; đời sống của nhân trên địa bàn một số xã còn gặp nhiều khó khăn, trong đó có 9 xã miền núi và 2 xã miến núi rẻo cao, chủ yếu là dân tộc ít người; ngoài ra, do vị thế đặc biệt sát bờ biển, tỉnh Quảng Bình nói chung và huyện Bố Trạch nói riêng thường xuyên phải đón nhận những cơn bão lớn hằng năm, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân, làm hạn chế công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH.

2.2.2 Về tình hình quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Từ khi Luật BHXH sửa đổi năm 2014 ra đời, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc được mở rộng. Từ chỗ chỉ bảo vệ cho người lao động trong khu vực nhà nước, hiện nay, BHXH bắt buộc đã bao phủ tất cả các đối tượng, mở rộng thêm 03 nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, gồm:

- Người lao động làm việc theo HĐLĐ thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng, áp dụng từ ngày 01/01/2018 (theo Luật BHXH 2006, hợp đồng từ đủ 3 tháng trở lên).

- Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018

- Người đi làm việc ở nước ngoài theo HĐ quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng mà trước đó chưa tham gia BHXH bắt buộc (theo Luật BHXH 2006, trước đó đã tham gia BHXH bắt buộc)

- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, phường, thị trấn tham gia BHXH để hưởng 2 chế độ Hưu trí và tử tuất.

- Người làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

- Người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.

- Học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.

- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý, điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện cho thấy số người tham gia BHXH bắt buộc còn thấp, mới chiếm khoảng 80% số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc trên cả nước (chiếm khoảng 20% lực lượng lao động). Tốc độ phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khá chậm chỉ đạt bình quân tăng khoảng trên 5% /năm [12].

Đối với BHXH huyện Bố Trạch, những năm qua nhờ nền kinh tế nước ta dần ổn định và phát triển, kéo theo đó là sự xuất hiện của các doanh nghiệp mới, vì vậy thành phần tham gia và nền kinh tế cũng ngày càng đa dạng và phong phú hơn, làm cho số người tham gia BHXH bắt buộc cũng tăng lên đáng kể. Cụ thể:

Bảng 2.2: Số lao động tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Bố Trạch giai đoạn 2015 – 2016

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Lượng tăng giảm Tỷ lệ chênh lệch Khối hội NN, cá thể 11 11 0 100% Khối hợp tác xã 157 133 - 24 84,71% Khối xã, phường 594 886 + 292 149,15% Khối HC sự nghiệp 4,394 4,598 + 204 104,64% Khối DN Nhà nước 279 230 - 49 82,43%

Khối DN ngoài quốc doanh 931 1,080 + 149 116,01% Tổng số lao động tham gia 6.366 6.938 + 572 108,98%

(Nguồn: BHXH huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) Bảng số liệu trên cho thấy số đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đã có sự gia tăng, năm sau cao hơn năm trước. Số lao động tham gia BHXH bắt buộc năm 2015 là 6.366 người, năm 2016 là 6.938 người, tương ứng tăng 108,98%

Theo bảng số liệu trên ta thấy, số lao động tham gia BHXH bắt buộc tập trung chủ yếu ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, khối xã phường và khu vực hành chính sự nghiệp. Trong đó, khối xã phường tăng một cách rõ rệt nhất. Lượng tăng tuyệt đối số lượng lao động tham gia ở khu vực này năm 2016 so với năm 2015 là 292 người, tương ứng tăng 149,15%. Ngoài ra, khối hành chính sự nghiệp còn có sự tăng lên đáng kể, từ 4.394 người năm 2015 lên 4.598 người năm 2016. Kết quả này có được là do thực hiện việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo Luật BHXH sửa đổi năm 2014, có hiệu lực từ 01/01/2016 đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã phường, thị trấn thám gia BHXH để hưởng 2 chế độ Hưu trí và tử tuất.

Khu vực được xem như là có ít biến động nhất về số đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tại huyện Bố Trạch là khu vực hợp tác xã và khu vực hội nông nghiệp, cá thể. Cụ thể, số lao động tham gia BHXH bắt buộc năm 2016 ở khối hội NN và cá thể không tăng so với năm 2015 do các đơn vị ở khu vực này chủ yếu hoạt động với quy mô nhỏ, số lượng lao động trong đơn vị cũng không nhiều và thường ít biến động. Riêng đối với khối hợp tác xã, số lao

động giảm 24 người, so với năm 2015, lý do là vì hợp tác xã là mô hình còn tồn tại và duy trì từ cơ thế của thời kì quan liêu, bao cấp, không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do chính người lao động làm chủ. Các đơn vị này gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều đơn vị đứng trước nguy cơ phá sản, không đủ khả năng duy trì hoạt động, chi trả lương cho công nhân và đóng tiền BHXH.

Trái với kết quả đạt được, tỷ lệ đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Bố Trạch còn chưa cao, năm 2015, số lao động tham gia BHXH bắt buộc là 6.366 người, chiếm tỷ lệ 10,53% so với lực lượng lao động toàn huyện. Năm 2016, mặc dù số lao động có tăng nhưng cũng chỉ đạt khoảng 65% số lao động phải tham gia BHXH bắt buộc. Điều này phần lớn xuất phát từ việc các đơn vị sử dụng lao động, đặc biệt là khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh ý thức thực hiện pháp luật về BHXH còn thấp, không muốn đăng ký tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động nhằm giảm chi phí, tránh phiền hà...làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.

2.2.3 Về công tác Thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc

BHXH huyện Bố Trạch luôn chú trọng công tác Thu, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng năm của cơ quan. Thu BXHH đầy đủ, kịp thời thì Quỹ BHXH mới được hình thành và đảm bảo được chức năng chi trả của mình. Ngoài ra, khi đó Quỹ BHXH có thể tham gia đầu tư góp phần tăng trưởng Quỹ, nâng cao vị thế, uy tín của cơ quan BHXH. Tring việc thực hiện công tác thu, lãnh đạo BHXH huyện Bố Trạch đã phân công cụ thể trách nhiệm cho từng cán bộ Thu để theo dõi, quản lý các đơn vị sử dụng lao động do mình phụ trách, đông thời thông báo cho lãnh đạo các trường hợp đóng thiếu, nợ đóng...để đề ra phương thức giải quyết kịp thời.

Biểu đồ 2.1: Tình hình thực hiện kế hoạch thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện Bố Trạch giai đoạn 2015 – 2016.

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000

Category 1 Năm 2015 Category 3 Năm 2016

Chỉ tiêu 121.946 146.088 Kết quả 127.565 157.650 121.946 146.088 127.565 157.650 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Kết quả (Nguồn: BHXH huyện Bố Trạch)

Trong 02 năm 2015 – 2016, BHXH huyện Bố Trạch luôn hoàn thành kế vượt kế hoạch thu BHXH bắt buộc mà BHXH tỉnh Quảng Bình giao cho. Năm 2015 hoàn thành 104,6% kế hoạch thu với số tiền thu là 127.565 triệu đồng. Năm 2016, BHXH huyện Bố Trạch được giao nhiệm vụ thu 146.088 triệu đồng tăng 24.142 triệu đồng so với kế hoạch của năm 2015. Nhưng kết quả thu không những hoàn thành kế hoạch đề ra mà còn vượt kế hoạch 107,9 %, số thu năm 2016 là 157.650 triệu đồng, tăng 3,3% so với thực hiện thu năm 2015.

Để đạt được kết quả như trên chủ yếu do những nguyên nhân sau: - Cán bộ Thu luôn tận tụy trong công việc, theo dõi, nắm bắt kịp thời tình hình thu BXHH hàng tháng của các đơn vị sử dụng lao động để thông báo, nhắc nhở các đơn vị đóng đúng thời gian và đủ số tiền theo quy định.

- Tình hình kinh tế của huyện Bố Trạch có sự phát triển mạnh mẽ. Số doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả tăng. Bên cạnh đó, nhờ việc mở rộng đối tượng tham gia BXHH bắt buộc dẫn dến số thu BHXH không ngừng tăng qua các năm.

- Tiền lương tối thiểu tăng cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng số thu BHXH. Năm 2015, mức lương tối thiểu là 1.050.000 đồng, đến tháng 5 năm 2016, mức lương tối thiểu được tăng lên 1.210.000 đồng. Quỹ tiền lương của các đơn vị sử dụng lao động hiện nay chủ yếu vẫn dựa vào tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định và hệ số thang, bảng lương. Đối với các doanh nghiệp đóng bằng mức lương, việc thay đổi mức lương tối thiểu vùng theo từng giai đoạn cũng góp phần làm tăng quỹ lương của đơn vị. Do đó, số thu của BHXH huyện Bố Trạch cũng tăng theo.

Mặt khác, hiện nay, tình trạng các đơn vị SDLĐ không đóng BHXH cho NLĐ, đóng không đủ số lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, đóng không đúng thời gian quy định, đóng không đúng mức quy định, nợ BHXH có xu hướng gia tăng.

Bảng 2.3: Số tiền nợ Bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Bố Trạch giai đoạn 2015 – 2016

(Đơn vị: Triệu đồng)

STT Năm Số phải thu Số đã thu Số nợ Tỷ lệ nợ (%)

1 2015 128.653 127.565 1.088 0,8

2 2016 159.783 157.650 2.133 1,33

(Nguồn: BHXH huyện Bố Trạch)

Theo số liệu báo cáo cho thấy, số nợ đọng BHXH ở huyện Bố Trạch tăng tương đối cao, nếu như năm 2015, số nợ BHXH là 1.088 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,8% số BHXH phải thu thì năm 2016, số nợ đã tăng lên 2.133 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 1,33% số BHXH phải thu.

Kết quả thu năm 2016 đạt 157.650 tỷ đồng, tương ứng với 107,9%, mặc dù năm 2016, BHXH huyện đã triển khai mọi biện pháp tích cực đôn đốc đơn vị nộp BHXH đúng thời gian, các biện pháp khai thác nguồn thu, phối hợp với Chi cục Thuế thực hiện rà soát đơn vị và số lao động...nhằm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, khắc phục tình trạng trốn đóng, tuy nhiên tỷ lệ nợ vẫn còn khá cao, thậm chí một số đơn vị rơi vào tình trạng không đủ khả năng trả nợ. Điển hình một số đơn vị nợ BHXH dài, số tiền lớn như:

- Công ty Cổ phần Đại Thành nợ: 917 triệu đồng. - Công ty Cổ phần Chánh Hòa nợ: 254 triệu đồng.

2.2.4 Về việc thực hiện các chế độ Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Trong hệ thống Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay, Luật BHXH quy định tất cả 5 loại chế độ trợ cấp đó là : Chế độ trợ cấp ốm đau, chế độ trợ cấp thai sản, chế độ trợ cấp tai nạn - bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí, chế độ tử tuất. Đây là 5 chế độ Bảo hiểm xã hội dành cho loại hình bắt buộc. Tuy nhiên, với chức năng, nhiệm vụ của mình, BHXH huyện Bố Trạch chỉ trực tiếp xử lý hồ sơ các chế độ ngắn hạn gồm: chế độ ốm đau; chế độ thai sản; trợ cấp BHXH một lần là một phần của chế độ hưu trí; thực hiện quản lý đối tượng hưởng trợ cấp tai nạn – bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất sau khi được phê duyệt bởi BHXH tỉnh Quảng Bình.

2.2.4.1 Chế độ ốm đau

Ốm đau là loại rủi ro rất phổ biến trong cuộc sống của mỗi con người và hầu như ai cũng gặp phải. Khi ốm đau, bản thân người lao động bị ốm và gia đình phải gánh chịu những chi phí phát sinh. Nếu ốm đau còn điều trị dài ngày thì những ngày nghỉ ốm sẽ mất thu nhập và thu nhập bị gián đoạn. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, tốc độ lây lan các loại bệnh rất nhanh. Bởi vậy mục đích thực hiện chế độ này là chi trả những chi phí phát sinh khi bị ốm đau và nhằm đảm bảo tính liên tục về thu nhập của người lao động và gia đình họ, giúp họ ổn định cuộc sống.

Mức trợ cấp của chế độ ốm đau về nguyên tắc phải đảm bảo đủ cho gia đình người lao động những điều kiện sịnh sống tối thiểu và phải được quy định cụ thể bằng tỷ lệ % nhất định so với tiền lương, tiền công trước khi bọ ốm đau, tối thiểu là 45% và mức trợ cấp phải thấp hơn tiền lương, tiền công vì 2 nguyên nhân, đó là: tránh trục lợi bảo hiểm và khi người lao động bị ốm thì một số nhu cầu tối thiểu về sinh hoạt bị giảm đi, ngoại trừ những chi phí y tế phát sinh tăng thêm nhưng đã do chế độ chăm sóc y tế gánh vác. Chế độ này

là chế độ trợ cấp ngắn hạn nên vừa mang tính hoàn trả vừa mang tính không hoàn trả.

Bảng 2.4. Tình hình chi trả trợ cấp ốm đau ở Bảo hiểm xã hội huyện Bố Trạchgiai đoạn 2015 – 2016

(Nguồn: BHXH huyện Bố Trạch)

Nhìn bào bảng số liệu ta thấy, các chỉ tiêu năm 2016 đều giảm so với năm 2015. Cụ thể: số lượt người được thanh toán chế độ ốm đau giảm từ 770 lượt người xuống còn 551 lượt người, tương ứng, số tiền phải chi trả cho chế độ ốm đau giảm từ 458 triệu đồng năm 2016, còn 368 triệu đồng năm 2015. Số ngày nghỉ ốm cũng giảm dần. Điều này được giải thích bởi 2 lý do, một là ý thức của người lao động tăng lên, không kê khai thêm thời gian nghỉ ốm cũng như tình trạng ốm giả không còn nhiều kể từ khi BHXH huyện tích cực thực hiện công văn số 2388/BHXH-CSXH về việc tăng cường công tác quản

Chỉ tiêu Đơn vị

tính Năm 2015 Năm 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN PHÁP LUẬT về bảo HIỂM xã hội bắt BUỘC từ THỰC TIỄN HUYỆN bố TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 50 - 67)