Hoạt động chỉ đạo, tổ chức, điều hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính về xây dựng ở nông thôn từ thực tiễn huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 46 - 100)

Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa của TP Hà Nội ngày càng tăng nhanh, Thủ đô đang trong quá trình xây dựng và phát triển; do đó công tác đảm bảo trật tự, văn minh đô thị vẫn còn không ít hạn chế, bất cập: việc đảm bảo trật tự, nhất là trật tự xây dựng còn nhiều tồn tại, bức xúc; tình trạng vi phạm trật tự xây dựng còn nhiều, trong khi ý thức chấp hành pháp luật về trật tự xây dựng của một số bộ phận tổ chức và người dân chưa cao, công tác quản lý nhà nước về xây dựng vẫn còn hạn chế. Để kịp thời khắc

phục những hạn chế, khuyết điểm trên; Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 08/CT- TU ngày 26/5/2016 về việc: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác đảm bảo trật tự và văn minh đô thị trên địa bàn thủ đô Hà Nội;

Trong Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội khóa XVI, đã thảo luận thông qua Chương trình số 06/CTr-TU ngày 27/6/2016: Phát triển đồng bộ, hiện đại hóa từng bước kết cấu hạ tầng đô thị, tăng cường và quản lý trật tự xây dựng, đất đai, môi trường xây dựng đô thị văn minh và hiện đại giai đoạn 2016-2020. Để thực hiện Chương trình số 06/CTr-TU ngày 27/6/2017 của Thành ủy Hà Nội, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 162/KH-UBND ngày 29/8/2016 để tổ chức thực hiện Chương trình số 06/CTr-TU ngày 27/6/2016: Phát triển đồng bộ, hiện đại hóa từng bước kết cấu hạ tầng đô thị, tăng cường và quản lý trật tự xây dựng, đất đai, môi trường xây dựng đô thị văn minh và hiện đại giai đoạn 2016-2020.

Thực hiện sự chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội, UBND TP Hà Nội; để tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong quản lý nhà nước về xây dựng và xử lý vi phạm xây dựng trên địa bàn; đặc biệt để nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong khi phát hiện và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện Thanh Oai, Huyện ủy Thanh Oai đã ban hành Chỉ thị số 23/CT-HU ngày 01/10/2016 về Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Thanh Oai, TP Hà Nội. Trong Chỉ thị đã nêu rõ vai trò, trách nhiệm của các phòng, ban, ngành chuyên môn của UBND huyện; thanh tra xây dựng; lãnh đạo UBND cấp xã, thị trấn trên địa bàn huyện khi để xảy ra vi phạm trật tự xây dựng; điều này đã nêu rõ và khẳng định trách nhiệm của cá nhân trong quản lý nhà nước về xây dựng khi để tình trạng vi phạm trật tự xây dựng xảy ra, tránh tình trạng khi có vấn đề xảy ra lại đùn đẩy trách nhiệm. Huyện ủy – UBND huyện Thanh Oai đã chỉ đạo, quán triệt, tuyên truyền và phổ biến các quy định của pháp luật, các quy định của TP Hà Nội về việc đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về xây dựng và công tác xử lý vi phạm hành chính về xây dựng nhằm làm chuyển

biến nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, cán bộ và nhân dân trong việc chấp hành pháp luật về xây dựng.

UBND huyện Thanh Oai đã ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 08/CT- TU, Chương trình số 06/CTr-TU của Thành ủy Hà Nội; Chỉ thị số 23/CT-HU của Huyện ủy Thanh Oai nhằm tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm trong quản lý nhà nước và xử lý vi phạm với mục tiêu đưa công tác quản lý nhà nước, xử lý vi phạm về xây dựng đi vào nề nếp, đúng pháp luật; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước trong công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng để phát huy được tiềm năng và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

UBND huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất đai và quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn huyện; giao các phòng, ban, ngành chức năng của UBND huyện và Đội Thanh tra xây dựng huyện phối hợp với UBND các xã, thị trấn rà soát, phân loại, tổng hợp và hoàn thiện hồ sơ xử lý vi phạm hành chính về xây dựng. Ngoài ra, UBND huyện định kỳ tổ chức họp giao ban với các phòng, ban, ngành chức năng của UBND huyện, Đội Thanh tra xây dựng huyện với UBND các xã, thị trấn về công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng; ban hành văn bản yêu cầu UBND các xã, thị trấn định kỳ báo cáo hàng tháng về công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn. Qua đó, kịp thời chỉ đạo các phòng, ban, ngành của UBND huyện, Đội Thanh tra xây dựng huyện phối hợp cùng UBND các xã, thị trấn để kịp thời đưa ra các biện pháp ngăn chặn, xử lý vi phạm nhằm đưa công tác quản lý nhà nước về xây dựng đi vào nề nếp.

2.2.2. Tổ chức bộ máy và quy chế phối hợp giữa các cơ quan trong quản lý trật tự xây dựng tại địa bàn

2.2.2.1 Quy chế phối hợp giữa các phòng, ban, chuyên môn của UBND huyện với Đội Thanh tra Xây dựng huyện và UBND xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Oai

Ngoài những quy định chung của pháp luật, cũng như quy định của UBND TP Hà Nội về quy chế phối hợp làm việc giữa các bộ phận có liên quan đến công tác quản lý trật tự xây dựng, xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn. UBND huyện Thanh

Oai cũng xây dựng cơ chế phối hợp riêng, trong quy chế nêu rõ trách nhiệm của các phòng, ban, chuyên môn của UBND huyện với Đội Thanh tra Xây dựng huyện và UBND xã, thị trấn trong công tác xử lý vi phạm về xây dựng trên địa bàn huyện.

* Trách nhiệm của UBND xã, thị trấn:

- Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến việc thực hiện đầy đủ các quy định về Luật Xây dựng 2014, các Nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành pháp luật về xây dựng và các văn bản Hướng dẫn tới nhân dân, để nhân dân được biết và thực hiện pháp luật về Xây dựng;

- Yêu cầu các chủ đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn thực hiện nghiêm túc các văn bản hướng dẫn về công tác quản lý trật tự xây dựng; Khi nhận được thông báo khởi công xây dựng của chủ đầu tư xây dựng về việc tổ chức thi công xây dựng, UBND các xã, thị trấn có trách nhiệm kiểm tra các điều kiện về việc tổ chức thi công xây dựng: nguồn gốc sử dụng đất, quá trình sử dụng, mục đích sử dụng của thửa đất nơi có công trình xây dựng; giấy phép xây dựng (đối với những trường hợp theo quy định phải có Giấy phép xây dựng); công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng; Đối với các công trình xây dựng không có đủ điều kiện để tổ chức thi công xây dựng, thiết lập hồ sơ vi phạm, báo cáo UBND huyện và xử lý vi phạm hành chính theo đúng quy định của pháp luật;

- Đối với những trường hợp theo quy định phải có Giấy phép xây dựng, hướng dẫn và yêu cầu chủ đầu tư xây dựng lập và hoàn thiện hồ sơ xin cấp phép xây dựng theo quy định; Cho phép thay thế GCNQSD đất bằng các giấy tờ đã được UBND xã, thị trấn thẩm tra về điều kiện để được cấp GCNQSD đất để thay thế cho GCNQSD đất khi đi làm thủ tục xin cấp Giấy phép xây dựng;

- Phối hợp cùng Đội Thanh tra xây dựng huyện, Phòng Quản lý đô thị, Phòng Tài nguyên và Môi trường tăng cường công tác quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn đảm bảo mọi công trình xây dựng đều được kiểm tra; Khi phát hiện hành vi vi phạm phải ngăn chặn và xử lý kịp thời; Đối với các hành vi vi phạm phải được thiết lập hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng hiện hành.Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh, vướng mắc

lập văn bản gửi kèm theo hồ sơ xử lý vi phạm về UBND huyện (qua Phòng Quản lý đô thị hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường) để xử lý theo quy định;

- Định kỳ hàng tháng báo cáo bằng văn bản về các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn và kết quả xử lý vi phạm hành chính đối với các trường hợp vi phạm gửi về UBND huyện (qua Phòng Quản lý đô thị hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường) để UBND huyện theo dõi, quản lý; Trường hợp có vi phạm phát sinh không có trong báo cáo định kỳ hàng tháng trên địa bàn không được xử lý trách nhiệm thuộc Chủ tịch UBND xã, cán bộ, công chức, viên chức của xã được giao trách nhiệm quản lý nhà nước về xây dựng.

* Trách nhiệm của Đội Thanh tra xây dựng huyện

- Đội trưởng Đội Thanh tra xây dựng huyện có trách nhiệm phân công công chức, viên chức phụ trách từng địa bàn xã, thị trấn và xác định rõ trách nhiệm của công chức, viên chức phụ trách địa bàn;

- Thường xuyên kiểm tra trên địa bàn đảm bảo mọi công trình xây dựng đều được kiểm tra, mọi hành vi vi phạm hành chính về xây dựng đều được phát hiện và xử lý kịp thời; Khi phát hiện có hành vi vi phạm thông báo và phối hợp với UBND xã, thị trấn thực hiện xử lý vi phạm hành chính về xây dựng theo quy định của pháp luật;

- Đồng thời có trách nhiệm chuyển thông tin về vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn huyện kèm theo bản sao hồ sơ xử lý vi phạm về UBND huyện (qua Phòng Quản lý đô thị hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường) để UBND huyện kiểm tra, giám sát, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện xử lý vi phạm của UBND xã, thị trấn đảm bảo mọi trường hợp vi phạm đều được xử lý theo quy định của pháp luật;

- Kiểm tra, đôn đốc UBND xã, thị trấn xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn huyện chưa được xử lý dứt điểm. Định kỳ hàng tháng tổng hợp kết quả, báo cáo kết quả xử lý vi phạm trật tự xây dựng của UBND xã, thị trấn trên địa bàn huyện gửi về UBND huyện (qua Phòng Quản lý đô thị hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường). Trường hợp có vi phạm trật tự xây dựng không được thông tin, báo cáo để xử lý kịp thời, để vi phạm trật tự xây dựng vẫn tiếp tục tái

diễn, trách nhiệm thuộc lãnh đạo Đội Thanh tra xây dựng huyện, công chức, viên chức, lao động được giao trách nhiệm phục trách địa bàn để xảy ra vi phạm.

* Trách nhiệm của Phòng Quản lý đô thị

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các xã, thị trấn tham mưu giúp UBND huyện tổ chức triển khai thực hiện, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện thực hiện các quy định của pháp luật về cấp phép xây dựng, quản lý trật tự xây dựng;

- Trực tiếp tham mưu giúp UBND huyện tổ chức triển khai thực hiện việc cấp giấy phép xây dựng theo thẩm quyền của UBND huyện cho cá nhân, tổ chức trên địa bàn huyện theo quy định;

- Thực hiện liên thông hồ sơ với phòng Tài nguyên và Môi trường để kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với thửa đất chưa được cấp GCNQSD đất; Trường hợp đủ điều kiện cấp GCNQSD đất theo quy định (được phòng Tài nguyên và Môi trường huyện xác nhận đủ điều kiện) thì xem xét, giải quyết hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng cho các tổ chức, cá nhân theo quy định hiện hành;

- Kiểm tra, giám sát, đôn đốc, theo dõi và tổng hợp kết quả xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn huyện;

* Trách nhiệm của Phòng Tài nguyên và Môi trường

- Phối hợp với UBND các xã, thị trấn, phòng Quản lý đô thị trong việc liên thông hồ sơ đề nghị xây dựng, hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng. Căn cứ vào các quy định của pháp luật để xác nhận điều kiện để được cấp GCNQSD đất của chủ sử dụng đất được quyền xây dựng công trình, đủ điều kiện về nguồn gốc sử dụng đối với thửa đất trong hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật;

- Kiểm tra, giám sát, đôn đốc, theo dõi và tổng hợp kết quả xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn huyện.

2.2.2.2. Tổ chức bộ máy của Đội Thanh tra xây dựng huyện Thanh Oai

a) Các quy định về tổ chức bộ máy của Đội TTXD

Sau khi được thành lập theo quyết định số 89/2007/QĐ-TTg thì đội thanh tra xây dựng cấp huyện thuộc sự quản lý của UBND cấp huyện là tổ chức Thanh tra

trực thuộc UBND cấp huyện, có chức năng giúp Chủ tịch UBND cấp huyện thực hiện công tác thanh tra, các nhiệm vụ, quyền hạn về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật. Thanh tra xây dựng cấp huyện chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND huyện ; đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của thanh tra Sở xây dựng.

Đến năm 2014 Thanh tra xây dựng huyện đã được chuyển về Sở xây dựng Hà Nội do Thanh tra Sở xây dựng Hà Nội quản lý.

Thực hiện Quyết định số 3973/QĐ-UBND ngày 20/07/2016 của UBND tành phố Hà Nội về việc chuyển giao Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã chỉ đạo điều hành trực tiếp đội thanh tra xây dựng trên địa bàn để thực hiện nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng.

Như vậy chỉ trong thời gian hơn 3 năm (từ tháng 5/2013 - 2017), lực lượng thanh tra xây dựng Hà Nội đã 3 lần thay đổi mô hình hoạt động. Từ thí điểm chuyển thanh tra quận, huyện, thị xã lên thanh tra Sở Xây dựng quản lý rồi đến nay lại đề xuất chuyển ngược lại. Việc thay đổi thường xuyên về cơ quan quản lý điều này là dấu hiệu của sự thiếu thống nhất trong sử dụng và quản lý đội thanh tra xây dựng của TP Hà Nội.

b) Cơ cấu tổ chức:

- Tổng số cán bộ, công chức và lao động hợp đồng của Đội TTXD huyện Thanh Oai hiện có 23 người (gồm 19 nam và 04 nữ), trong đó có:

+ 03 thanh tra viên, + 04 chuyên viên,

+ 16 đồng chí là hợp đồng.

- Ngoài ra, Đội TTXD phân công phụ trách về các xã, thị trấn làm công tác quản lý trật tự xây dựng tại địa bàn từng xã, thị trấn; đảm bảo mỗi xã, thị trấn trên địa bàn huyện có trên 01 người phụ trách quản lý trật tự xây dựng tại địa bàn.

Cơ cấu tổ chức Đội TTXD huyện Thanh Oai gồm 01 Đội phó; 02 Đội phó; 01 bộ phận Văn phòng của Đội TTXD huyện và 06 Tổ trưởng phụ trách 06 Tổ gồm các cụm xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Đội TTXD huyện Thanh Oai thể hiện trên Hình 2.1.

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Đội TTXD huyện Thanh Oai

Tổ trưởng tổ 1 phụ trách các xã, thị trấn: Bích Hòa, Cự Khê, Thanh Cao, Cao Viên, Bình Minh;

Tổ trưởng tổ 2 phụ trách các xã, thị trấn: Tam Hưng, Mỹ Hưng, Thanh Thùy; Tổ trưởng tổ 3 phụ trách các xã, thị trấn: Thanh Mai, Thị trấn Kim Bài, Kim An, Kim Thư;

Tổ trưởng tổ 4 phụ trách các xã, thị trấn: Đỗ Động, Thanh Văn;

Tổ trưởng tổ 5 phụ trách các xã, thị trấn: Phương Trung, Dân Hòa, Cao Dương, Xuân Dương;

Tổ trưởng tổ 6 phụ trách các xã, thị trấn: Tân Ước, Liên Châu, Hồng Dương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính về xây dựng ở nông thôn từ thực tiễn huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 46 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)