ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự
Theo khoản 1 Điều 21 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
Phạt tiền;
Tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phƣơng tiện đƣợc sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính);
Trục xuất.
Trong các hình thức xử phạt trên, thì phạt tiền và cảnh cáo là hình thức xử phạt chính, các hình thức xử phạt khác có thể là hình thức xử phạt chính hoặc hình thức xử phạt bổ sung.
Theo Điều 3 của Nghị định 167/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì:
- Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền.
- Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
+ Tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
+ Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phƣơng tiện đƣợc sử dụng để vi phạm hành chính.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả
+ Trục xuất (có thể là hình phạt chính hoặc hình thức xử phạt bổ sung) Nhƣ vậy, có thể xác định đƣợc hình thức xử phạt vi phạm hành chính
trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự là: Cảnh cáo; phạt tiền và các hình phạt bổ sung khác.