- Kinh doanh vũ trƣờng: Số lƣợng không nhiều Cũng có sự biến động qua các năm Năm 2010 toàn quốc có 62 vũ trƣờng, đến năm 2013 toàn quốc có 110 vũ
2.3.2. Những khó khăn, vƣớng mắc liên quan đến công tác xử phạt
vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.
- Một số quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT còn chƣa đồng bộ, thống
nhất, một số nội dung quy định còn chƣa cụ thể nên tạo ra kẽ hở gây khó khăn cho lực lƣợng chức năng tiến hành xử phạt VPHC. Cụ thể nhƣ:
Một số hành vi quy định trong Nghị định số 167/2013/NĐ-CP chƣa đƣợc mô tả cụ thể, rõ ràng nên dẫn đến không thống nhất trong cách hiểu, gây khó khăn trong việc xử lý nhƣ: Các hành vi: “thông báo ngay” cho cơ quan có thẩm quyền khi làm mất một số giấy tờ có liên quan đến lĩnh vực ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện nhƣ: Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu gây khó khăn trong việc xử phạt hành vi trên của cơ quan có thẩm quyền; hành vi “Không có phƣơng án bảo vệ an ninh trật tự tại kho vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ đƣợc phê duyệt”.
Một số chế tài xử phạt quy định trong Nghị định số 167/2013/NĐ-CP chƣa đủ sức răn đe, phòng ngừa vi phạm cần tăng mức xử phạt nhƣ: sử dụng ngƣời không đủ điều kiện tiêu chuẩn vào làm việc trong các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự, không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về nơi đặt trụ sở hoặc mục tiêu bảo vệ, thời gian bắt đầu hoạt động; không báo cáo định kỳ; không xuất trình đƣợc giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự để kinh doanh dịch vụ bảo vệ khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền; sử dụng nhân viên dịch vụ bảo vệ chƣa qua đào tạo hoặc chƣa đƣợc cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ; không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ việc đào tạo, sát hạch nhân viên dịch vụ bảo vệ.
- Việc tổ chức thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc do ngƣời vi phạm không có nghề nghiệp, nơi ở ổn định, trình độ học vấn thấp; hoàn cảnh khó khăn không có khả năng nộp phạt mặc dù đã đƣợc áp dụng quy định về giảm mức phạt dẫn đến việc thực hiện các quyết định về xử phạt hành chính không thực hiện đƣợc, hiệu quả chƣa cao.
- Việc tổ chức thi hành cƣỡng chế quyết định xử lý vi phạm hành chính chƣa đƣợc thực hiện triệt để, kiên quyết do có nhiều vƣớng mắc, nhất là đối với trƣờng hợp ngƣời vi phạm không bị tạm giữ tài sản có giá trị để đảm bảo việc thi hành cƣỡng chế; một số trƣờng hợp từ nơi khác chuyển đến tạm trú sinh sống khi bị xử phạt mặc dù nhận quyết định xử phạt nhƣng bỏ địa phƣơng đi nơi khác nên không tổ chức thực hiện đƣợc hoặc trƣờng hợp chuyển quyết định xử phạt về nơi cƣ trú của ngƣời vi phạm để tổ chức thực hiện nhƣng không có quy định yêu cầu địa phƣơng nơi ngƣời vi phạm cƣ trú phản hồi thông tin.
- Về thẩm quyền xử phạt, theo quy định tại khoản 3, Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc ở địa phƣơng. Ngƣời có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính từ Điều 39 đến Điều 51 của Luật này có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực mình quản lý. Tuy nhiên, hiện nay Luật xử lý vi phạm hành chính chƣa có quy định về việc vƣợt quá thẩm quyền xử phạt vi phạt của ngƣời đứng đầu cơ quan quản lý hệ thống ngành dọc ở địa phƣơng, trong đó có lực lƣợng CAND. Do vậy, khi vụ việc vƣợt quá thẩm quyền xử phạt thì ngƣời có thẩm quyền có thể lựa chọn việc “chuyển ngang” vụ việc cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp hoặc “chuyển dọc” vụ việc cho ngƣời đứng đầu cơ quan ngành dọc ở Trung ƣơng, cũng nhƣ địa phƣơng dẫn đến khó khăn cho việc tiếp nhận, bàn giao và xử lý vụ việc của ngƣời đứng đầu cơ quan quản lý hệ thống ngành dọc, nhất là các vụ việc phức tạp phải áp dụng các biện pháp ngăn chặn, cƣỡng chế, tịch thu tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính. - Về áp dụng mức phạt đối với cá nhân và tổ chức: Khoản 1, Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định thẩm quyền xử phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần đối với cá nhân. Tuy nhiên, trên thực tế, khi phát hiện hành vi
vi phạm hành chính, việc xác định cá nhân hay tổ chức vi phạm là rất khó khăn do chƣa có văn bản quy định, hƣớng dẫn cụ thể vấn đề này.