Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự (Trang 36 - 38)

nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự

Là một nội dung của quản lý hành chính nhà nƣớc nên xử phạt vi phạm hành chính cũng mang đầy đủ các yếu tố của nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính.

Theo quy định của khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì việc xử lý vi phạm hành chính phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau: - Mọi VPHC trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự phải đƣợc phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải đƣợc khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.

Nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền phải tích cực chủ động trong việc thanh tra, kiểm tra và thực thi pháp luật để kịp thời phát hiện vi phạm hành chính. Khắc phục kịp thời hậu quả của nó gây ra nhằm đảm bảo lập lại trật tự pháp luật, phòng ngừa và chống VPHC, giáo dục ngƣời dân trong xã hội có ý thức tôn trọng pháp luật, thực hiện các quy tắc sống cộng đồng.

- Việc xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự đƣợc tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật.

Khi phát hiện hành vi vi phạm, đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành xử lý một cách nhanh chóng, chính xác và triệt để. Đảm bảo xử lý nghiêm minh và đúng pháp luật.

- Việc xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tƣợng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.

Nguyên tắc này đòi hỏi ngƣời có thẩm quyền xử phạt trƣớc khi ra quyết định xử phạt phải làm rõ, phân tích mức độ cũng nhƣ tính chất, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ đối với từng hành vi VPHC cụ thể. Nếu vi phạm do nhiều ngƣời gây ra thì phải đánh giá chính xác mức độ lỗi của mỗi ngƣời tham gia thực hiện hành vi VPHC đó để từ đó có thể đƣa ra các biện pháp xử phạt hợp lý cho từng ngƣời. Và tất cả các tình tiết đó đều phải đƣợc ghi trong biên bản xử phạt.

- Chỉ xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự khi có hành vi VPHC do pháp luật quy định. Một hành vi vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tựchỉ bị xử phạt một lần. Nhiều ngƣời cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi ngƣời vi phạm đều bị xử phạt về hành vi VPHC đó.

Một hành vi bị coi là VPHC khi hành vi đó đã đƣợc pháp luật hành chính quy định, nếu pháp luật chƣa quy định thì không có VPHC xảy ra và đƣơng nhiên không thể bị xử phạt hành chính đối với hành vi đó đƣợc.

Nếu một hành vi VPHC đã bị một ngƣời có thẩm quyền lập biên bản xử phạt hoặc ra quyết định xử phạt VPHC thì không đƣợc lập biên bản hoặc ra quyết định xử phạt VPHC lần thứ hai đối với cùng một hành vi đó nữa. Đối với trƣờng hợp một ngƣời thực hiện nhiều hành vi VPHC thì ngƣời đó sẽ bị xử phạt VPHC về từng hành vi, sau đó tổng hợp lại thành hình phạt chung.

Trƣờng hợp nhiều ngƣời cùng thực hiện một VPHC thì mỗi ngƣời đều bị xử phạt VPHC. Vì VPHC đó tổng hợp của tất cả các hành vi vi phạm của mỗi ngƣời.

- Ngƣời có thẩm quyền xử phạt VPHC có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt VPHC có quyền tự mình hoặc thông qua ngƣời đại diện hợp pháp chứng minh mình không VPHC.

Khi phát hiện có hành vi VPHC, ngƣời có thẩm quyền cần phải làm rõ, chứng minh cho ngƣời VPHC thấy đƣợc lỗi của mình, đƣợc quy định trong pháp luật. Ngƣời bị xử phạt VPHC có thể chứng minh mình không có lỗi thông qua ngƣời đại diện. Đây là điều kiện cần thiết và đảm bảo đảm quyền lợi cho ngƣời bị xử phạt VPHC.

- Đối với cùng một hành vi VPHC thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Nguyên tắc này nhằm xử lý nghiêm minh, công bằng đối với trƣờng hợp một tổ chức VPHC. Mức phạt tiền tăng gấp đôi so với cá nhân là một điều phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)