Thực trạng dân số, đời sống dân cư và an sinh xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự (Trang 58 - 61)

Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, dân số trung bình năm 2016 của cả nƣớc ƣớc tính 92,70 triệu ngƣời, tăng 987,8 nghìn ngƣời, tƣơng đƣơng tăng 1,08% so với năm 2015, bao gồm dân số thành thị 32,06 triệu ngƣời, chiếm 34,6%; dân số nông thôn 60,64 triệu ngƣời, chiếm 65,4%; dân số nam 45,75 triệu ngƣời, chiếm 49,4%; dân số nữ 46,95 triệu ngƣời, chiếm 50,6%.

Theo kết quả điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình năm 2016, tổng tỷ suất sinh tiếp tục duy trì ở mức sinh thay thế. Tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh là 112,2 bé trai/100 bé gái; tỷ suất sinh thô là 15,74‰; tỷ suất chết thô là 6,83‰. Tỷ suất chết của trẻ em dƣới 1 tuổi (số trẻ em

dƣới 1 tuổi tử vong/1000 trẻ sinh ra sống) là 14,52‰. Tỷ suất chết của trẻ em dƣới 5 tuổi (số trẻ em dƣới 5 tuổi tử vong/1000 trẻ sinh ra sống) là 21,80‰. Tỷ suất chết ở mức thấp thể hiện rõ hiệu quả của chƣơng trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em nói riêng và công tác bảo vệ sức khỏe, nâng cao mức sống cho ngƣời dân nói chung trong thời gian qua. Tuổi thọ trung bình của dân số cả nƣớc năm 2016 là 73,4 năm, trong đó nam là 70,8 năm và nữ là 76,1 năm.

Lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nƣớc năm 2016 ƣớc tính là 54,4 triệu ngƣời, tăng 455,6 nghìn ngƣời so với năm 2015, bao gồm: Lao động nam 28,1 triệu ngƣời, chiếm 51,6%; lao động nữ 26,3 triệu ngƣời, chiếm 48,4%. Xét theo khu vực, lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên khu vực thành thị là 17,5 triệu ngƣời, chiếm 32,1%; khu vực nông thôn là 36,9 triệu ngƣời, chiếm 67,9%.

Lực lƣợng lao động trong độ tuổi lao động của cả nƣớc năm 2016 ƣớc tính 47,7 triệu ngƣời, tăng 275,9 nghìn ngƣời so với năm trƣớc, trong đó lao động nam 25,8 triệu ngƣời, chiếm 54,1%; lao động nữ 21,9 triệu ngƣời, chiếm 45,9%. Lực lƣợng lao động trong độ tuổi lao động khu vực thành thị là 16,0 triệu ngƣời, chiếm 33,4%; khu vực nông thôn là 31,8 triệu ngƣời, chiếm 66,6%.

Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2016 ƣớc tính 53,3 triệu ngƣời, tăng 451,1 nghìn ngƣời so với năm 2015. Trong tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2016, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 41,9% (Năm 2015 là 44,0%); khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 24,7% (Năm 2015 là 22,8%); khu vực dịch vụ chiếm 33,4% (Năm 2015 là 33,2%). Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2016 khu vực thành thị chiếm 31,9% (Năm 2015 là 31%); khu vực nông thôn chiếm

68,1% (Năm 2015 là 69%). Tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo năm 2016 ƣớc tính đạt 20,6%, cao hơn mức 19,9% của năm trƣớc.

Số ngƣời có việc làm trong quý IV/2016 là 53,4 triệu ngƣời, giảm 96,2 nghìn ngƣời. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2016 là 2,30% (Năm 2015 là 2,33%; năm 2014 là 2,10%), trong đó khu vực thành thị là 3,18% (Năm 2015 là 3,37%; năm 2014 là 3,40%); khu vực nông thôn là 1,86% (Năm 2015 là 1,82%; năm 2014 là 1,49%). Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (Từ 15-24 tuổi) năm 2016 là 7,34%, trong đó khu vực thành thị là 11,30%; khu vực nông thôn là 5,74%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi lao động năm 2016 là 1,64% (thấp hơn 1,89% so với năm 2015 và thấp hơn 2,40% so với năm 2014), trong đó khu vực thành thị là 0,73% (Năm 2015 là 0,84%; năm 2014 là 1,20%); khu vực nông thôn là 2,10% (Năm 2015 là 2,39%; năm 2014 là 2,96%).

Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức ngoài hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2016 ƣớc tính là 55,9% (Năm 2015 là 56,4%; năm 2014 là 56,6%).

Năm 2016, cả nƣớc có 265,5 nghìn lƣợt hộ thiếu đói, tăng 16,7% so với năm 2015, tƣơng ứng với 1.099 nghìn lƣợt nhân khẩu thiếu đói. Thiếu đói tập trung chủ yếu vào các tháng đầu năm, trong đó tháng Hai có 75,3 nghìn hộ thiếu đói, tƣơng ứng với 302 nghìn nhân khẩu thiếu đói, tháng Năm có 58,4 nghìn hộ thiếu đói, tƣơng ứng với 242,2 nghìn nhân khẩu thiếu đói; từ tháng Sáu cho đến cuối năm, thiếu đói trong nông dân có xu hƣớng giảm dần. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thiếu đói tăng so với cùng kỳ năm trƣớc là do ảnh hƣởng của thiên tai, hạn hán và tình trạng xâm nhập mặn nghiêm trọng tại một số khu vực, đặc biệt tình hình thiên tai, hạn hán ở các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên, xâm nhập mặn ở đồng bằng Sông Cửu Long. Để khắc phục tình trạng thiếu đói, từ đầu năm, các cấp, các ngành, các tổ chức từ Trung ƣơng đến địa phƣơng đã hỗ trợ các hộ thiếu đói 19,4 nghìn tấn

lƣơng thực, riêng tháng 12/2016 hỗ trợ 988 tấn lƣơng thực. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2016 ƣớc tính 5,8%-6,0%. Nếu theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, tỷ lệ hộ nghèo ƣớc tính khoảng 10%.

Công tác an sinh xã hội tiếp tục đƣợc quan tâm thực hiện. Theo báo cáo sơ bộ, tổng kinh phí dành cho hoạt động an sinh xã hội và giảm nghèo trong năm 2016 là 7.303 tỷ đồng, bao gồm: 3.786 tỷ đồng quà thăm hỏi và hỗ trợ các đối tƣợng chính sách; 2.470 tỷ đồng hỗ trợ các hộ nghèo và 1.047 tỷ đồng cứu đói, cứu trợ xã hội khác. Bên cạnh đó, đã có hơn 18,3 triệu bảo hiểm y tế, sổ/thẻ khám chữa bệnh miễn phí đã đƣợc phát tặng cho các đối tƣợng chính sách trên địa bàn cả nƣớc.

Sự cố môi trƣờng biển xảy ra cuối tháng 4/2016 tại 4 tỉnh miền Trung: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế làm hải sản chết bất thƣờng, gây thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội và ảnh hƣởng nghiêm trọng đến đời sống của ngƣời dân địa phƣơng. Để hỗ trợ ngƣời dân bị ảnh hƣởng sự cố trên, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 772/QĐ-TTg ngày 09/5/2016 về việc hỗ trợ khẩn cấp cho ngƣời dân tại các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế bị ảnh hƣởng do hải sản chết bất thƣờng. Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các Bộ, ngành, địa phƣơng liên quan khẩn trƣơng xác định thiệt hại, xây dựng định mức bồi thƣờng, hỗ trợ để ngƣời dân tại 4 tỉnh sớm ổn định sản xuất và đời sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)