Xây dựng chính sách thu hút, đãi ngộ nhân tài cho các cơ quan hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển dụng công chức tại các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh quảng bình (Trang 87)

hành chính

Chính sách thu hút nhân tài cần gắn với việc tuyển dụng, tạo nguồn, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm để khuyến khích, tạo động lực cho những công chức thật sự có tài tích cực đóng góp sức mình vào hiệu quả hoạt động công vụ. Khi xây dựng chính sách thu hút, đãi ngộ nhân tài cần xác định đúng nội hàm của thuật ngữ “nhân tài”,“người có tài” một cách rõ ràng và khoa học, tránh tình trạng coi nhân tài đồng nghĩa là người có bằng cấp cao. Chính sách phải mang tính chiến lược, dài hạn, hướng đến trọng tâm là xây dựng một đội ngũ công chức “vừa hồng, vừa chuyên” phát huy hết khả năng, thế mạnh của người tài ; đồng thời, phải bao gồm cả những công chức có kinh nghiệm, thành thạo kỹ năng và tri tuệ sáng tạo trong nền công vụ, chứ không chỉ những người tuyển dụng mới. Bên cạnh việc thu hút người tài vào các vị tri tuyển dụng, các chủ thể tuyển dụng cần quan tâm hơn nữa đến tíh công bằng trong tuyển dụng (bên cạnh các đối tượng ưu tiên hiện nay). Bác Hồ đã dạy “Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng”. Hiện nay, chúng ta đang đa dạng hóa các đối tượng tuyển dụng, do đó, cần loại bỏ quan niệm đầu vào theo chủ nghĩa lý lịch (con ông, cháu cha) hoặc những người đã có tiền án, tiền sự nhưng hết thời hạn thi hành án hoặc quản chế, nếu không có quy định khác về mặt pháp luật (mà họ thực sự tài giỏi) thì cũng có thể cho phép tuyển dụng. Mặt khác, với các vị trí khác nhau, kết quả thi tuyển như nhau mà chỉ tiêu không có, chúng ta có thể đề xuất (thêm biên chế; bảo lưu kết quả hoặc giới thiệu họ sang các Bộ, ngành khác cùng tính chất chuyên môn mà còn chỉ tiêu…).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển dụng công chức tại các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh quảng bình (Trang 87)