7. Kết cấu của luận văn
2.3. Đánh giá chung thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa
cửa, một cửa liên thông tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Đắk Nông
2.3.1. Về kết quả đạt được trong thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Đắk Nông
Đối với cơ quan quản lý nhà nước
Thực tiễn thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thời gian vừa qua đã cho thấy, đây là cơ chế giải quyết TTHC đúng đắn, phù hợp với địa phương, là giải pháp hữu hiệu để cải cách TTHC, phục vụ và dần đáp ứng được nhu cầu giải quyết TTHC của người dân và các tổ chức, xây dựng cơ quan hành chính ở địa phương trong sạch, hiệu lực, hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và tổ chức trong việc thực hiện TTHC, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa tỉnh.
Bộ phận TN&TKQ của UBND tỉnh, nơi tổ chức giải quyết các TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, luôn nhận được sự quan tâm của cấp ủy Đảng và chính quyền. Việc thành lập kịp thời, tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật, cũng như sự chỉ đạo của cơ quan nhà nước cấp trên; cơ cấu tổ chức bộ máy, bố trí nhân sự hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương trong từng giai đoạn; việc trang bị máy móc, phương tiện làm việc, chế độ chính sách được các cấp lãnh đạo quan tâm đầu tư, bố trí ngân sách phù hợp.
Việc thực hiện TTHC cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã phát huy được hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền tỉnh. Thông qua đó, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức ngày một nâng lên. Phương thức, lề lối làm việc, cơ chế phối hợp trong giải quyết công việc của các cơ quan chuyên môn, của đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức được chuyển biến rõ nét, hiệu quả, kỷ cương, kỷ luật hành chính có nhiều chuyển biến tích cực.
Năng lực, trình độ chuyên môn trong tiếp nhận và xử lý hồ sơ và trách nhiệm của công chức trong giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một của liên thông được nâng cao. Trong đó, khả năng nắm bắt các quy định về các TTHC mới ban hành và ứng dụng các phần mềm điện tử vào tiếp nhận TTHC của được nâng cao đáng kể, mức độ xử lý công việc của công chức được cải thiện theo hướng ngày chuyên nghiệp hơn.
Công tác tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông cơ bản đi vào nề nếp, tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn ngày càng cao. Quy trình giải quyết công việc được tổ chức khoa học, chặt chẽ, giúp lãnh đạo các cơ quan, đơn vị có điều kiện kiểm tra, giám sát đội ngũ công chức thực thi nhiệm vụ, mặt khác, tạo điều kiện khuyến khích sự phấn đấu vươn lên của từng công chức để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Việc giải quyết các yêu cầu của tổ chức, công dân hầu hết được thông qua Bộ phận TN&TKQ, có phiếu tiếp nhận hồ sơ, sổ ghi chép và hẹn ngày trả kết quả tạo sự an tâm cho người dân, góp phần làm giảm đáng kể số lượng đơn khiếu nại liên quan đến công tác giải quyết hồ sơ của tổ chức, công dân do cơ quan hành chính thực hiện.
Thông qua việc tổ chức giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Trung tâm Hành chính công tỉnh, đã thực hiện tốt việc cập nhật, công khai hóa các TTHC liên quan đến cá nhân, tổ chức và minh bạch hóa hoạt động giải quyết các TTHC. Các TTHC được niêm yết công khai đầy đủ về mức thu phí, lệ phí mẫu đơn, mẫu tờ khai, thủ tục, thời gian giải quyết tại Bộ phận TN&TKQ và cổng thông tin điện tử của Trung tâm Hành chính công
72
tỉnh, thông qua đó, người dân, tổ chức có thể dễ dàng tiếp cận, theo dõi và phản ánh.
Việc thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã giúp cho các cán bộ, công chức nhận thức rõ hơn về vai trò, trách nhiệm của mình đối với công việc, làm thay đổi nhận thức của cán bộ, công chức trong việc phục vụ, giải quyết công việc cho nhân dân, từ bỏ thái độ cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu và thay vào đó là thái độ nghiêm túc và tận tình đối với công việc của nhân dân. Nhân dân qua đó có thể kiểm tra, đánh giá được phẩm chất, năng lực của cán bộ, đóng góp ý kiến hay kiến nghị về phẩm chất đạo đức của người cán bộ, góp phần xây dựng, hoàn thiện bộ mặt của bộ phận TN&TKQ.
Cơ chế phối hợp trong giải quyết TTHC được quan tâm, chú trọng. Xây dựng quy định: Hàng quý lãnh đạo văn phòng HĐND - UBND tổ chức họp với lãnh đạo các Sở, ngành chuyên môn có liên quan để đánh giá kết quả công tác phối hợp và kiểm điểm, nhận xét kết quả làm việc của cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận TN&TKQ. Khi cần thiết, người phụ trách bộ phận TN&TKQ đề xuất họp với lãnh đạo các phòng ban chuyên môn, đơn vị có liên quan để xem xét, đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ. Xây dựng chế độ thông tin báo cáo hàng ngày, tuần với lãnh đạo phụ trách bộ phận theo quy định. Định kỳ hàng tháng, lãnh đạo văn phòng HĐND - UBND họp với Bộ phận TN&TKQ để đánh giá kết quả hoạt động. Thực hiện thu phí, lệ phí giải quyết công việc đúng luật định và lập sổ theo dõi, kiểm kê số phí, lệ phí thu được vào cuối mỗi ngày làm việc để hạch toán theo quy định.
Từ thực tiễn giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức đã phát hiện và loại bỏ được các công đoạn không cần thiết, các quy định rườm rà, không hợp
lý, các điều kiện về hồ sơ được đơn giản; thời gian giải quyết được rút ngắn so với quy định (ví dụ như cải chính hộ tịch, cấp giấy chứng nhận đăng ký khai sinh, đăng ký hộ khẩu thường trú và cấp thẻ bảo hiểm y tế, cấp giấy đăng ký kinh doanh,..)
Đối với tổ chức và công dân
Các quy trình thủ tục, các khoản phí, lệ phí rõ ràng, công khai được niêm yết tại nơi tiếp dân đã giúp người dân có được một tâm trạng thoải mái, giải tỏa được những thắc mắc do sự thiếu minh bạch, không rõ ràng trước đây, giảm bớt tình trạng nhũng nhiễu của đội ngũ công chức.
Tạo sự gần gũi hơn giữa cơ quan nhà nước với nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được tham gia giám sát các hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước.
Việc quy định rút ngắn thời hạn giải quyết hồ sơ đã giúp cho người dân tránh được sự tốn kém về thời gian, chi phí. Điều này không những đem lại lòng tin của nhân dân vào cơ quan công quyền mà còn là yếu tố thể hiện phong cách và ý thức phục vụ nhân dân của cơ quan nhà nước.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong thực hiện TTHC đã giúp người dân thuận lợi trong việc thực hiện, thông qua đó, giám sát, phản ánh đối với cơ quan nhà nước về hoạt động của các công chức.
Tóm lại, thực hiện mô hình một cửa, một cửa liên thông là đúng đắn, phù hợp với chủ trương cải cách hành chính của Đảng và Nhà nước ta, phù hợp với quy luật phát triển khách quan của nền kinh tế thị trường và đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của người dân đối với sự phục vụ của các cơ quan Nhà nước, đồng thời nó đã góp phần mở ra hướng nghiên cứu mới làm phong phú thêm về mặt lý luận, phương pháp tư duy đổi mới cơ chế cũng như
74
biện pháp giải quyết các vấn đề cụ thể trong thực tiễn của công cuộc cải cách hành chính.
2.3.2. Hạn chế trong thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Đắk Nông
- Việc rà soát TTHC tuy đã được các cơ quan, đơn vị thường xuyên thực hiện, nhưng đôi khi vẫn mang tính hình thức, chưa kịp thời phát hiện và kiến nghị cấp có thẩm quyền đối với các TTHC hết hiệu lực, các TTHC không phù hợp, các TTHC phải chỉnh sửa, bổ sung, thay thế, hay hủy bỏ.
- Bộ phận TN&TKQ thực hiện tiếp nhận và trả kết quả nhiều TTHC thuộc nhiều lĩnh vực khác như tài chính, khiếu nại, tố cáo, thi đua, khen thưởng, tôn giáo, văn hoá, giáo dục, y tế..., nhưng vẫn còn nhiều thủ tục còn bất cập khi phải thực hiện việc tiếp nhận, giả quyết và trả kết quả trực tiếp tại các cơ quan chuyên môn như Tài chính, Y tế…
- Công chức làm việc tại Bộ phận TN&TKQ chưa được thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới, đặc biệt là trang bị nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử và những kỹ năng xử lý tình huống, đặc biệt khi tỉnh Đắk Nông có hơn 50% là đồng bào dân tộc thiểu số, những số cán bộ, công chức biết nói tiếng dân tộc bản địa chiếm tỉ lệ % thấp (phụ lục 3) nên khi có sự cố xảy ra đôi lúc còn lúng túng trong giao tiếp dẫn đến gây phiền hà cho tổ chức và công dân. Chế độ hỗ trợ cho công chức làm việc tại Bộ phận TN&TKQ chưa được thoả đáng, chưa khuyến khích được cán bộ tận tâm, nhiệt tình công tác vì: môi trường làm việc căng thẳng, nhiều áp lực, mật độ công việc quá nhiều...
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc của Bộ phận TN&TKQ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh, tuy đã được tỉnh đầu tư nâng cấp, song các máy móc, trang thiết bị vẫn chưa còn đáp ứng được yêu cầu,
mới tập trung đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, trang thiết bị tại Bộ phận TN&TKQ - nơi tiếp xúc với công dân, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, theo dõi quy trình giải quyết hồ sơ còn những hạn chế, tình trạng quản lý, lưu trữ, văn bản hóa giấy tờ, hồ sơ trong một số lĩnh vực như: Kế hoạch – Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường…, trong khi, các phần mềm ứng dụng, các kết nối đồng bộ với Sở, ngành chuyên môn chưa được quan tâm đúng mức.
- Cơ chế phân công, phối hợp trong giải quyết TTHC chưa chặt chẽ và chưa đồng bộ. Mặc dù, đã có quy chế phối hợp giữa Bộ phận TN&TKQ với các đơn vị chuyên môn trong quy trình giải quyết TTHC, tuy nhiên, sự phối hợp trên thực tiễn vẫn còn chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ, làm việc còn khá độc lập, sự liên kết chưa cao. Việc kết hợp giữa Bộ phận TN&TKQ với Sở, ngành chuyên môn, các địa phương chưa nhịp nhàng, phân công công việc và phân định thời gian chưa cụ thể dẫn đến có bộ phận không đủ thời gian để thẩm tra, xem xét giải quyết công việc, nhiều bộ phận lại lãng phí thời gian. Một số Sở, ngành chuyên môn chưa thực sự chủ động trong phối hợp với Bộ phận TN&TKQ trong giải quyết công việc và tiến hành rà soát các TTHC đã được công khai để tổng hợp báo cáo lãnh đạo UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung theo quy định.
- Việc phân công công chức làm việc tại Bộ phận TN&TKQ không đồng đều. Mỗi công chức tại Bộ phận TN&TKQ phụ trách 01 quầy giao dịch thuộc các lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên, lĩnh vực lĩnh vực Tư pháp - Hộ tịch, Tài nguyên và Môi trường (đất đai), Giao thông vận tải, Xây dựng số lượng hồ sơ yêu cầu giải quyết của công dân nhiều hơn rất nhiều so với các lĩnh vực khác, trong khi cũng chỉ có một công chức đảm nhận công việc.
76
- Việc thanh tra, kiểm tra còn chưa được thực hiện thường xuyên, còn mang tính hình thức. Việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối với các trường hợp sai phạm đôi khi còn chưa thực sự nghiêm khắc, cả nể, dẫn đến kỷ cương, kỷ luật hành chính tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Đắk Nông
* Nguyên nhân khách quan
- Các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của mô hình một cửa, một cửa liên thông còn có nhiều thay đổi, thiếu sự thống nhất, thiếu tính ổn định, quy trình chưa chặt chẽ điều này làm cho việc tổ chức Bộ phận TN&TKQ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh cũng có sự thay đổi, biến động, gây khó khăn cho công tác quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động.
- Việc ban hành các TTHC liên quan đến người dân, tổ chức thường xuyên thay đổi, đặc biệt trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường (đất đai), tư pháp, kế hoạch - đầu tư, nhưng lại chậm có văn bản hướng dẫn làm cho đội ngũ cán bộ, công chức còn lúng túng trong công tác áp dụng quy định của pháp luật vào giải quyết TTHC và trả lời cho người dân và doanh nghiệp.
- Đắk Nông là một tỉnh còn non trẻ, điều kiện kinh tế - xã hội còn hạn chế, ngân sách dành cho cải cách hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông hạn hẹp dẫn đến việc triển khai xây dựng thực hiện cơ chế nêu trên chỉ nhận được một số kết quả nhất định.
- Cơ cấu dân số của tỉnh Đắk Nông, gồm nhiều dân tộc thiểu số, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc hướng dẫn người dân, tổ chức thực hiện TTHC, công tác tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả đối với các TTHC cấp
thiết như: Tư pháp – Hộ tịch, Giao thông vận tải (cấp đổi giấy phép lái xe)...., trong khi đó cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số công tác tại Trung tâm Hành chính công chỉ chiếm tỉ lệ 7,6% (lãnh đạo đơn vị: 01, công chức TN&TKQ: 01) chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. [24]
- Việc tận dụng không gian trụ sở Trung tâm Hội nghị tỉnh, về mặt chủ trương là sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản của nhà nước, tránh lãng phí, nhưng vô hình chung dẫn đến không thuận tiện trong quá trình công dân, tổ chức tìm đến liên hệ giải quyết TTHC tại Trung tâm.
- Một bộ phận cá nhân, tổ chức liên hệ, thực hiện TTHC còn thụ động, chưa chủ động tìm hiểu, có hiện tượng ỷ lại, phụ thuộc vào Bộ phận hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả TTHC, từ đó có hành vi tiêu cực “bôi trơn” nhằm giải quyết TTHC chưa đảm bảo quy định, rút ngắn thời gian giải quyết đã được quy định cụ thể.... Do đó, tạo môi trường thuận lợi cho những cá nhân là công chức thực thi nhiệm vụ có liên quan có hành vi làm dụng trách nhiệm để trục lợi cá nhân.
* Nguyên nhân chủ quan
- Nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức và người đứng đầu ở một số đơn vị về công tác cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông còn chưa đầy đủ, dẫn đến chưa quan tâm thực hiện đúng mức, hiệu quả đạt được thấp. Bên cạnh đó, tư duy của đội ngũ cán bộ, công chức trong thực thi công vụ vẫn mang tính ban phát – xin cho, chưa thay đổi sang tư duy phục vụ người dân và doanh nghiệp. Sự phối hợp giữa các các cơ quan nhất là các lĩnh vực có liên quan đến các ngành còn thiếu đồng bộ, chưa chặt chẽ... gây phiền hà cho nhân dân và doanh nghiệp.
- Công tác chỉ đạo, điều hành của thủ trưởng một số cơ quan chuyên môn trong triển khai thực hiện một cửa liên thông chưa thực hiện đầy đủ trách
78
nhiệm của mình; chưa kiểm tra, đôn đốc thường xuyên dẫn đến chất lượng và thời gian thực hiện các nội dung yêu cầu tại cơ quan, địa phương không đảm