7. Kết cấu của luận văn
3.2. Tiếp tục tổ chức Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Hành chính
Hành chính công tỉnh Đắk Nông theo hướng hiện đại
Bộ phận TN&TKQ là biểu hiện tập trung nhất của cơ chế một cửa, một cửa liên thông, từ việc công khai, minh bạch TTHC; quy trình tiếp nhận và giải quyết TTHC; thái độ, phong cách, lề lối làm việc; mối quan hệ giữa chính quyền với người dân và tổ chức… do vậy, tiếp tục hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Bộ phận một cửa, một cửa liên thông có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện TTHC tại mỗi địa phương, cơ quan, tổ chức. Đây là xu thế phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phù hợp với sự chỉ đạo của Chính phủ, mong muốn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trên địa bàn tỉnh. Thông qua việc thực hiện sẽ tạo cơ sở để đánh giá, rút ra những kinh nghiệm về mô hình, về cơ chế hoạt động, hiệu quả đầu tư để giúp tổ chức triển khai mô hình này hiệu quả hơn, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính tỉnh Đắk Nông. Đối với Trung tâm Hành chính công tỉnh Đắk Nông, để tiếp tục hoàn thiện Bộ phận TN&TKQ cần thực hiện các giải pháp cụ thể sau.
Từ năm 2016 đến nay, UBND tỉnh chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể cách thức đo lường mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp chỉ mới dừng lại lấy phiếu đánh giá tại bộ phận TN&TKQ. Do đó, UBND tỉnh cần tiếp tục đa dạng hóa các hình thức đánh giá, trọng tâm là cần xây dựng các tiêu chí và quy trình đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với việc thực hiện các TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông: Với định hướng chuyển từ nền “cai trị” sang nền hành chính “phục vụ”, xem công dân là khách hàng của nền hành chính, đòi hỏi phải thay đổi một cách toàn diện thái độ phục vụ của công chức, đặc biệt là đội ngũ công chức làm công tác tiếp nhận và giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp. Trên cơ sở đó UBND tỉnh chỉ đạo Trung tâm Hành chính công tỉnh và các cơ quan liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện nội dung này có hiệu quả.
Để thực hiện tốt việc đo lường mức độ hài lòng người dân và doanh nghiệp cần phải xây dựng các tiêu chí để đánh giá và thực hiện như: Chất lượng dịch vụ, độ tin cậy, cơ sở vật chất, thái độ của đội ngũ công chức, chăm sóc khách hàng, chi phí giá cả.... Trên cơ sở đó, xây dựng quy trình lấy ý kiến đánh giá một cách phù hợp, đảm bảo sự đánh giá của người dân, tổ chức phải khách quan về thái độ phục vụ, chất lượng giải quyết TTHC của công chức và các cơ quan nhà nước. Trong đó, cần xây dựng nhiều kênh đánh giá khác nhau để đảm bảo tính khoa học như: Xây dựng các phiếu và thực hiện điều tra xã hội học đến người dân; đánh giá thông qua phiếu nắm bắt thông tin (cơ quan thực hiện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, huyện phối hợp các đoàn thể) và thông qua Cổng thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh, cấp huyện. Đánh giá trực tiếp tại các bàn giao dịch của công chức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, bằng hình thức phiếu góp ý hay thông qua phần mềm tin học để xin ý kiến người dân về mức độ hài lòng khi thực hiện các giao dịch hành chính. Việc lấy ý kiến đánh giá được thực hiện định kỳ theo quý và năm, kết quả
86
phiếu đánh giá sự hài lòng phải được lập thành văn bản để phối hợp, xem xét, khắc phục kịp thời đối với những nội dung phản ánh cần sửa đổi, giải quyết.
Tiếp tục đầu tư nâng cấp phần cứng, cũng như phần mềm của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và các thiết bị chuyên dụng để có đủ điều kiện để thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. Áp dụng đồng bộ phần mềm điện tử vào hệ thống thiết bị máy chủ, máy trạm và thiết bị ngoại vi, hệ thống xếp hàng tự động phục vụ việc cấp số giao dịch cho công dân, thông báo trên loa thứ tự giao dịch cho các số đã cấp dựa trên nguyên tắc đến trước được phục vụ trước, tự động hướng dẫn khách hàng đến đúng quầy giao dịch, hệ thống camera giám sát, gồm máy thu hình, máy phát hình, âm thanh để hướng dẫn công dân và để lãnh đạo kiểm soát hoạt động. Áp dụng hệ thống mã vạch tạo ra mã vạch cho mỗi hồ sơ TTTHC mới tiếp nhận, tích hợp với phần mềm giải quyết TTHC để in mã vạch vào phiếu biên nhận hồ sơ, sử dụng mã vạch để tra cứu trạng thái hồ sơ qua 01 máy quét mã vạch đặt tại Bộ phận TN&TKQ. Vận hành hiệu quả hệ thống màn hình cảm ứng phục vụ công dân tra cứu thông tin hướng dẫn về trình tự, hồ sơ các thủ tục. Nâng cấp đường truyền kết nối mạng Internet và trang bị hệ thống bảo mật, hệ thống thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết công việc với cá nhân, tổ chức, trước mắt tập trung cho việc kiểm soát các quá trình, các quy trình tiến độ xử lý công việc của các phòng chuyên môn.
Nâng cấp, đầu tư cơ sở vật chất gắn liền với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết các TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông: Cơ sở vật chất có ảnh hưởng không nhỏ đến việc thành công khi thực hiện hoạt động giải quyết TTHC, cơ sở vật chất hiện đại cùng với đội ngũ công chức có trình độ am hiểu chuyên môn chắc chắn sẽ là điều kiện tốt để thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại địa phương. Trước hết, cần đầu tư sửa chữa, cải tạo nâng cấp Bộ phận TN&TKQ tại UBND cấp
tỉnh, cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, UBND cấp huyện, sắp xếp lại các bộ phận tiếp nhận và trả kết quả phù hợp với các trang bị thêm máy tính, máy in, máy scan.... Bố trí vị trí ghế ngồi, bàn ghi chép cho người dân đảm bảo không gian thông thoáng hơn và thuận tiện, dễ dàng trong việc tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ TTH; bố trí các tủ để tài liệu, hồ sơ đảm bảo việc bảo quản và tra cứu khi cần thiết, phục vụ tốt nhất cho việc giải quyết hồ sơ hành chính của cá nhân, tổ chức. Bên cạnh đó, cần thường xuyên thực hiện việc bảo dưỡng trang thiết bị, máy móc phục vụ cho việc giải quyết để đảm bảo sự vận hành hành tốt, thông suốt trong quá trình thực hiện công việc của công chức nhằm tạo điều kiện thuận lợi, nâng cao hiệu quả giải quyết công việc.