Tăng cường công tác lãnh đạo của cấp ủy Đảng, công tác chỉ đạo, điều hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại trung tâm hành chính công tỉnh đắk nông (Trang 101 - 132)

7. Kết cấu của luận văn

3.7. Tăng cường công tác lãnh đạo của cấp ủy Đảng, công tác chỉ đạo, điều hành

điều hành của cấp chính quyền đối với việc thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông

Trong giai đoạn hiện nay, cải cách TTHC là nhiệm vụ rất quan trọng không chỉ của Chính phủ, UBND các tỉnh, mà còn là nhiệm vụ của UBND cấp huyện.

Để thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông đạt kết quả, các cấp ủy Đảng phải tăng cường sự lãnh đạo trực tiếp, sâu sát. Tỉnh ủy Đắk Nông đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 18/11/2016 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác cải cách hành chính giai đoạn 2016- 2020, xây dựng và tập trung lãnh đạo công tác cải cách TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, nhằm nâng cao nhận thức về nhiệm vụ cải cách TTHC. [26]

UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện nghiêm Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương theo Nghị định 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ một cách sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Thực hiện giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông một cách đồng bộ, quyết liệt trên các lĩnh vực, công việc, đảm bảo đúng quy trình, đúng pháp luật.

Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chuyên môn cấp tỉnh cần tăng cường vai trò, trách nhiệm chỉ đạo, triển khai và kiểm tra việc thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Thực hiện phân công trách nhiệm rõ ràng trong thực hiện nhiệm vụ, kịp thời chấn chỉnh những hiện tượng sách nhiễu, tiêu cực.

94

Gắn kết quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông với kết quả thực hiện nhiệm vụ hàng năm của người đứng đầu và chịu trách nhiệm cá nhân trước cấp trên về kết quả thực hiện nhiệm vụ trong năm nếu cơ quan, đơn vị thực hiện không tốt cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

Tiểu kết chương 3

Cải cách TTHC hiện nay là chủ trương lớn, đúng đắn của Đảng và Nhà nước để xây dựng một nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hoá. Cải cách TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, cụ thể, thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thành công sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy quá trình hội nhập của đất nước. Đây là một giải pháp mang tính đột phá và lâu dài trong tiến trình cải cách TTHC ở nước ta, nhằm kết nối các quy trình thủ tục nhiều cửa ở các cấp, các ngành, hợp thành một cửa thống nhất, thông suốt, cho phép giải quyết TTHC cho cá nhân, tổ chức nhanh chóng, thuận tiện, đúng pháp luật. Bên cạnh đó, cải cách tổ chức bộ máy, đổi mới, thay đổi phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước, giảm phiền hà, nâng cao năng lực quản lý nhà nước đem lại lợi ích cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp.

Trên cơ sở các quan điểm, định hướng của Đảng, các quy định của Nhà nước về cải cách TTHC, cải cách TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông và thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Chương 3 luận văn đã phân tích và xác định những định hướng tiếp tục hoàn thiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Đắk Nông, bên cạnh đó, xuất phát từ việc phân tích thực trạng, đánh giá các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, luận văn đã có những định hướng giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Đắk Nông.

Tóm tại, cải cách TTHC, cũng như thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông là vấn đề hết sức phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề, nhiều cơ quan khác nhau. Do đó, muốn thực hiện TTHC theo cơ chế một

96

cửa, một cửa liên thông đạt hiệu quả, ngoài sự nổ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương rất cần sự hỗ trợ trên nhiều phương diện của cơ quan nhà nước cấp trên. Xuất phát từ thực tiễn của địa phương, quá trình nghiên cứu tác giả đề xuất một số kiến nghị sau:

Đối với Bộ, Ngành Trung ương

Các Bộ, ngành cần kịp thời cập nhật, tổng hợp, phân tích, đánh giá đúng xu thế, nhu cầu của xã hội hiện tại và trong tương lai, qua đó sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ những TTHC không phù hợp khi có kiến nghị của chính quyền địa phương, nhằm tạo cơ sở pháp lý để chính quyền địa phương các cấp thực hiện giải quyết TTHC đáp ứng được yêu cầu của công dân, tổ chức.

Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành tiếp tục xây dựng và quy chuẩn các cơ sở dữ liệu điện tử chuyên ngành để thực hiện kết nối thống nhất, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, ưu tiên xây dựng các cơ sở dữ liệu về hộ tịch, quản lý đất đai, chế độ chính sách, xây dựng.... Đây là cơ sở quan trọng để đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết các công việc của cá nhân, tổ chức được thuận tiện, hiệu quả giữa chính quyền các cấp.

Các cơ quan cấp trên có thẩm quyền cần nghiên cứu chính sách đãi ngộ phù hợp đối với công chức thực hiện các công việc tại Bộ phận TN&TKQ. Xây dựng tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến việc giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông

Chỉ đạo Sở Nội vụ tỉnh triển khai xây dựng Đề án thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông hiện đại cấp tỉnh theo Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, đây là cơ sở đảm bảo cho chính quyền địa phương cấp tỉnh tiếp tục cụ thể hóa và xây

dựng cơ chế giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

Tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu công việc cho Bộ phận TN&TKQ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Đắk Nông nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng Bộ phận Một cửa theo hướng hiện đại, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của xã hội.

Kịp thời công bố, công khai các TTHC mới ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung khi các văn bản pháp luật mới có hiệu lực thi hành để các Trung tâm Hành chính công tỉnh Đắk Nông, Sở, ngành, UBND cấp tỉnh có căn cứ để triển khai thực hiện.

Tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng ứng xử, cũng nhưng trong phối hợp thực hiện nhiệm vụ; tổ chức trao đổi, học hỏi kinh nghiệm ở một số địa phương tiêu biểu trong cải cách thủ tục hành chính cho đội ngũ công chức đảm nhận công việc tại Bộ phận Một cửa.

98

KẾT LUẬN

Thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông là giải pháp đổi mới hữu hiệu về phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước các cấp tại địa phương, nhằm tạo chuyển biến cơ bản trong quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức và công dân, đơn giản hóa các TTHC nhằm giảm chi phí, thời gian, công sức; đồng thời, điều chỉnh một bước về tổ chức bộ máy và đổi mới, cải tiến chế độ làm việc và quan hệ công tác trong cơ quan hành chính nhà nước. Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông góp phần thay đổi phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước các cấp ở địa phương, giảm phiền hà, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước, mang lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp. Thực chất, đây là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của nhiều cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp hoặc giữa các cấp hành chính từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của một cơ quan hành chính nhà nước. Cơ chế một cửa, một cửa liên thông đặt ra yêu cầu cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm phối hợp trong quy trình xử lý hồ sơ, không để tổ chức, cá nhân phải tiêu tốn thêm chi phí, thời gian, công sức mang theo hồ sơ đi từ cơ quan này tới cơ quan khác để được hướng dẫn, giải quyết TTHC. Các cá nhân, tổ chức có nhu cầu chỉ cần nộp hồ sơ và nhận lại kết quả tại một đầu mối với khoảng thời gian được quy định cụ thể, theo một quy trình nhất định. Những cải cách này đã giúp cho cơ quan hành chính nhà nước nâng cao chất lượng phục vụ nhu cầu của người dân ngày càng tốt hơn.

Tỉnh Đắk Nông là địa phương triển khai thực hiện việc giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông khá sớm. Tuy nhiên, việc thực hiện cơ chế này còn bộc lộ những hạn chế cụ thể như: Lĩnh vực, TTHC thực hiện

còn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của xã hội; sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan trong quy trình giải quyết TTHC còn chưa đồng bộ, nhịp nhàng, đạt hiệu quả; năng lực, thái độ, trách nhiệm phục vụ người dân của một số cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra; thời hạn giải quyết hồ sơ, công việc của cá nhân, tổ chức vẫn còn tình trạng chưa đúng hẹn; việc tổ chức và hoạt động của Bộ phận TN&TKQ chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra của Chính phủ... những hạn chế nêu trên góp phần gây ảnh hưởng đến hiệu quả cải cách TTHC, cũng như thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Để nâng cao hiệu quả thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Trung tâm Hành chính công trong thời gian tới cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, đặc biệt, phải quan tâm đến mức độ hài lòng của người dân đối với việc thực hiện TTHC; kiểm soát chặt chẽ việc ban hành TTHC, việc ban hành phải đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý; tổ chức thực hiện TTHC đảm bảo đúng quy định, công khai, minh bạch, theo hướng hành chính phục vụ; quan tâm, đầu tư có trọng tâm vào việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của các cơ quan nhà nước, trong thực hiện TTHC. Ngoài ra, cần nhận thấy thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông có vai trò quan trọng, liên quan đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, đóng góp vào sự phát triển chung của cả nước. Do đó, cần có sự chung sức, chung lòng của cả một tập thể cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, sự hỗ trợ, giúp đỡ của các cấp ủy Đảng, các cấp chính quyền địa phương, các Bộ, ngành Trung ương và những kinh nghiệm quý báu từ những thành quả của các địa phương tiên phong trong cải cách TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, đặc biệt là thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

100

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. UBND tỉnh Đắk Nông, Quyết định số 1755/QĐ-UBND ngày 01/11/2017 về việc phê duyệt Đề án tổ chức, hoạt động Trung tâm Hành

chính công (giai đoạn 2).

2. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2008), Nghị quyết số 17 Ban chấp hành Trung ương khóa X Về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước, Hà Nội.

3. Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ (2019), Báo cáo Hội nghị tổng kết năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019, Hà Nội.

4. Chính phủ (2011), Nghị quyết 30c Chương trình cải cách thủ tục hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2020, Hà Nội.

5. Chính phủ (2010), Nghị định 63/2010/NĐ-CP, ngày 8/6/2010 của Chính phủ về Kiểm soát thủ tục hành chính, Hà Nội.

6. Chính phủ (2018), Nghị định số 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, Hà Nội.

7. Trịnh Tiến Dũng (2016), Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum,

Luận văn Thạc sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

8. Học viện Hành chính (2012), Tài liệu chuyển đổi cao học, chuyên ngành Hành chính công, Hà Nội.

9. Học viện Hành chính Quốc gia (2002), Giáo trình Thủ tục hành chính, Nxb. Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

10. Lương Thị Thu Huỳnh (2016), Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại UBND thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, Luận văn Thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia.

11. Văn phòng UBND tỉnh, Báo cáo số 976/BC-VPUBND về công tác cải cách hành chính giai đoạn 2016-2020.

12. Mai Hữu Khuê, Bùi Văn Nhơn (1996), Sách Một số vấn đề về cải cách thủ tục hành chính, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Phạm Thị Mai Liên (2018), Thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND huyện, tỉnh Cao Bằng, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Học viện Hành chính Quốc gia.

14. UBND tỉnh Đắk Nông, Báo cáo số 632/BC-UBND ngày 10/12/2019 về Đánh giá kết quả điều tra, khảo sát đo lường mức độ hài lòng đối với Dịch vụ công trực tuyến, Dịch vụ bưu chính công ích.

15. Nguyễn Văn Thâm, Võ Kim Sơn (2012), Sách Thủ tục hành chính – Lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

16. Đinh Thị Minh Thảo (2019), Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa từ thực tiễn huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia.

17. Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) (2011), Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tài liệu Cải cách quy trình và thủ tục hành chính về đầu tư, đất đai và xây dựng - Sổ tay tham khảo về cải cách hành chính dành cho địa phương.

18. Thủ tướng chính phủ (2003), Quyết định 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 về ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương, Hà Nội.

19. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, Hà Nội.

102

20. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2007 Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, Hà Nội.

21. Nguyễn Cửu Việt (2010), Giáo trình Luật Hành chính, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

22. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 4/2/2016 phê duyệt kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 – 2020, Hà Nội.

23. UBND tỉnh Đắk Nông, Quyết định số 55/QĐ-UBND ngày 09/01/2019 về việc công bố kết quả điều tra, khảo sát và đo lường mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ công trên địa bàn tỉnh năm 2018.

24. UBND tỉnh Đắk Nông, Báo cáo số 980/BC-VPUBND ngày 12/11/2020 về Kết quả thực hiện Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số và kết quả thực hiện các giải pháp bảo đảm bình đẳng giới đối với nữ cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Đắk Nông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại trung tâm hành chính công tỉnh đắk nông (Trang 101 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)