Quảng Bình và những ảnh hưởng của nó tới thực hiện pháp luật về cư trú
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.
Thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình được thành lập theo Nghị quyết số 125/NQ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ, tách ra từ huyện Quảng Trạch để thành lập thị xã Ba Đồn và điều chỉnh địa giới hành chính huyện Quảng Trạch. Thị xã Ba Đồn nằm trên quốc lộ 1A và quốc lộ 12A, có đường sắt Thống Nhất và giáp Biển Đông. Thị xã Ba Đồn cách Đèo Ngang 29 km về phía nam, cách thành phố Đồng Hới, Quảng Bình 40 km về phía bắc. Phía Đông giáp với biển Đông, phía tây giáp với huyện Tuyên Hoá và huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình, phía nam giáp với huyện Bố Trạch, Quảng Bình, phía bắc giáp với huyện Quảng Trạch, Quảng Bình.
Thị xã Ba Đồn gồm 6 phường gồm: Ba Đồn, Quảng Long, Quảng Phong, Quảng Phúc, Quảng Thọ, Quảng Thuận và 10 xã gồm: xã Quảng Hải, xã Quảng Hòa, xã Quảng Lộc, xã Quảng Minh, xã Quảng Sơn, xã Quảng Tân, xã Quảng Thủy, xã Quảng Tiên, xã Quảng Trung và xã Quảng Văn. Thị xã Ba Đồn có diện tích 163,1828 km2, dân số năm 2017 là 125,997 người. Địa danh Ba Đồn có từ xa xưa. Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, quân Trịnh có đóng 3 đồn ở phía bắc Sông Gianh nên dân gian gọi nôm na là Ba Đồn cho dễ nhớ. Thị xã Ba Đồn còn có chợ phiên nổi tiếng khắp vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế. Người các nơi đến họp rất đông vào các ngày
phiên vào các ngày mồng 1 và mồng 6, các ngày hàng tháng (Âm lịch). Chợ Ba Đồn hàng hóa phong phú và đa dạng, có đủ các thứ của vùng xuôi, vùng ngược. Đây cũng là địa phương có dự án Đường cao tốc Hà Tĩnh - Quảng Bình đi qua đang được xây dựng.
Trên địa bàn thị xã Ba Đồn có các cơ quan hành chính của thị xã Ba Đồn và huyện Quảng Trạch và các công ty, doanh nghiệp của Bắc tỉnh Quảng Bình làm việc. Nổi bật như tổng công ty xây dựng miền trung COSVECO I, Ngân hàng đầu tư, phát triển Bắc Quảng Bình; bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình, tổng kho lương thực A39 của các tỉnh miền trung, hệ thống các siêu thị, dịch vụ thương mại phục vụ các huyện lân cận của thị xã.
Về phát triển kinh tế: Sau khi thành lập thị xã đến nay, nền kinh tế của thị xã đã phát triển ổn định và tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Thị xã đã có sự chuyển biến căn bản về chất và bước đầu khẳng định được vai trò của một đô thị mới phía bắc của tỉnh.
Thu nhập bình quân đầu người đến cuối năm 2016 ước đạt 29,1 triệu đồng/người, tăng 1,97 lần so với chỉ tiêu đề ra. Cơ cấu kinh tế của thị xã được chuyển dịch đúng hướng, đến nay giá trị dịch vụ chiếm 40,6%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm 34,5% và nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 24,9%. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm (2011-2015) về giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là 8%. Thị xã đã tập trung chỉ đạo giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; đồng thời thực hiện tốt các cơ chế, chính sách về khuyến nông. [54].
Thị xã Ba Đồn là một đô thị trẻ, năng động, đang khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh sẵn có tạo sự bứt phá trong việc phát triển kinh tế - xã hội của thị xã. Thị xã Ba Đồn xác định mũi nhọn phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã là phát triển du lịch. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (Nhiệm kỳ 2015-2020) nhấn mạnh “Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để đầu tư phát
triển kinh tế nhanh, bền vững ... Nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, đưa công nghiệp trở thành nghành kinh tế trọng điểm và du lịch trở thành nền kinh tế mũi nhọn”. Quán triệt và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, thị xã Ba Đồn đã ban hành các Nghị quyết, kế hoạch, chương trình hành động và thực hiện các mục tiêu để thực hiện thắng lợi Nghị quyết đó là phát triển du lịch và dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Là một đơn vị hành chính thuộc tỉnh Quảng Bình, Thị xã Ba Đồn có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch: Hệ thống giao thông thuận lợi với các tuyến Quốc lộ1A, Quốc lộ 12A, tuyến đường sắt Bắc - Nam… Là một đô thị trẻ đã và đang từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị xanh-sạch-đẹp; Nhiều di tích lịch sử văn hoá có giá trị trong đó có 14 di tích được xếp hạng: 8 di tích cấp quốc gia, 6 di tích cấp tỉnh cùng với nhiều lễ hội truyền thống được tổ chức thường xuyên (Hội vật của Thị xã, Lễ hội Cướp Cù - Phường Quảng Long, Lễ Hội Đua thuyền - Quảng Tân, Quảng Sơn…). Ngoài ra Thị xã còn có nhiều làng nghề truyền thống: Mây tre đan (Quảng Văn, Quảng Thọ); làm nón lá (Quảng Tân, Quảng Thuận)… cùng với các sản phẩm văn hoá ẩm thực đa dạng: Bánh xèo, cháo bánh canh Ba Đồn, đặc sản chắt chắt - Sông Gianh… mang đậm đà dấu ấn quê hương và đã đi vào trong tiềm thức của rất nhiều du khách. Hiện nay, thị xã Ba Đồn đang bảo tồn, giữ gìn và phát huy Nghệ thuật Ca Trù môn nghệ thuật đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.
Thị xã Ba Đồn có 3 danh mục dự án kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực du lịch của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015-2020 bao gồm: Khu du lịch sinh thái Cồn Két tại Phường Quảng Thuận; Khu du lịch cộng đồng - du lịch làng nghề tại các xã, phường; Tour du lịch trên sông đi Phong Nha - Kẻ Bàng. Ngoài ra Thị xã cũng đang lên kế hoạch xây dựng một số Tour, tuyến du lịch như: Tour du
lịch hang động bằng đường thuỷ xuất phát từ Ba Đồn; Tour du lịch biển - đi Khu kinh tế Hòn La - Viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Đền thờ Công chúa Liễu Hạnh (Huyện Quảng Trạch); Tour du lịch Ba Đồn - Thôn Chay, Quảng Sơn; Tour du lịch thăm quan trải nghiệm các làng nghề truyền thống và các di tích lịch sử văn hoá.
- Các chỉ tiêu xã hội và môi trường (Theo số liệu báo cáo năm 2016 của UBND thị xã Ba Đồn):
Chỉ tiêu về xã hội: Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí đa chiều 1,99% (kế hoạch 1,5-2%) . Kết quả, đã đưa tỷ lệ hộ nghèo từ 9,14% cuối năm 2015 xuống còn 7,15% cuối năm 2016. Giải quyết việc làm cho: 4.330 lao động; trong đó việc làm mới 1.780 lao động, tỷ lệ hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa 81,5%; Xây dựng xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế 01 xã, 14/16 xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế ; Xây dựng 02 xã đạt chuẩn Nông thôn mới; Giảm tỷ suất sinh: 0,25%0; Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm xuống còn 13,5%.[54]
Chỉ tiêu về môi trường: Tỷ lệ hộ được dùng nước hợp vệ sinh và nước sạch toàn thị xã đạt trên 87,5% [54]
Thị xã Ba Đồn có 14/16 xã phường có đồng bào theo đạo Thiện chúa giáo với khoảng 37.000 nhân khẩu theo đạo thiên chúa, được phân thành 12 xứ và 34 họ giáo chiếm 1/3 dân số toàn thị xã. Công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo có chuyển biến nhất định; các nhu cầu sinh hoạt tôn giáo thuần tuý, các cấp, các ngành quan tâm tạo điều kiện cho bà con giáo dân tích cực tham gia các phong trào yêu nước “sống tốt đời đẹp đạo” góp phần xây dựng quê hương đất nước. Phần lớn các chức sắc, chức việc, giáo dân tuân thủ quy định của pháp luật, tích cực tham gia các phong trào thi đua góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương. Việc giải quyết các nhu cầu sinh hoạt tôn giáo được quan tâm giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, tạo
sự đồng thuận giữa chính quyền và đồng bào theo đạo.
2.1.2. Những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thị xã Ba Đồn đến thực hiện pháp luật về cư trú.
Tất cả các yếu tố nêu trên đều có những ảnh hưởng cả tích cực, tiêu cực đến thực hiện pháp luật về cư trú, thể hiện như sau:
Tác động tích cực
- Thị xã Ba Đồn có hệ thống chính trị ổn định, Từ khi thành lập thị xã Ba Đồn đến nay, Đảng Bộ và chính quyền thị xã Ba Đồn đặc biệt quan tâm đến công tác thực hiện các quy định của pháp luật về cư trú. Các cấp ủy Đảng, chính quyền thông qua công tác lãnh đạo, chỉ đạo cũng như chú trọng kiểm tra, giám sát, quan tâm kiện toàn tổ chức bộ máy và công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ đăng ký, quản lý cư trú, tuyên truyền các quy định của pháp luật về cư trú.
- Ý thức phấn đấu, nỗ lực của đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thực hiện pháp luật về cư trú. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ của đội cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, công an thị xã Ba Đồn, lực lượng Cảnh sát khu vực tại các phường, Ban công an các xã; không ngừng học tập, rèn luyện phẩm chất đạo đức và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chủ động bám sát địa bàn, gắn bó với nhân dân trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
- Công tác thực hiện pháp luật về cư trú tại thị xã Ba Đồn thường xuyên nhận được sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên; cơ chế phối hợp giữa lực lượng Công an nhân dân với các ngành có liên quan và các tổ chức đoàn thể được xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Hàng năm, Công an tỉnh Quảng Bình thường xuyên mở các lớp tập huấn tại địa phương và cử cán bộ công an thị xã, công an viên các xã đi tập huấn, nâng cao trình độ nghiệp vụ để phục vụ công tác.
Phòng tư pháp thị xã Ba Đồn đã xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền, hội thảo Luật cư trú để cán bộ và nhân dân trên địa bàn nắm và thực hiện các quy định về cư trú đúng theo quy định của pháp luật.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân về tầm quan trọng của công tác thực hiện các quy định của pháp luật về cư trú được chú trọng thực hiện, sử dụng nhiều phương pháp, hình thức đa dạng. Do đó, nhận thức về pháp luật của công dân nói chung và về thực hiện pháp luật về cư trú nói riêng về ngày càng được nâng cao. Phần lớn công dân tại địa bàn đã tự giác thực hiện nghiêm túc quyền và nghĩa vụ đăng ký cư trú của mình.
Thị xã Ba Đồn xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật gồm thành phần như hội luật gia, Phòng tư pháp, Công an thị xã, Cán bộ tư pháp các xã phường... Hàng năm đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền pháp luật về cư trú cho nhân dân trên địa bàn. Đặc biệt trong năm 2014, Công an thị xã Ba Đồn kết hợp với hội Luật gia thị xã và Phòng tư pháp thị xã đã tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn Luật Cư trú đã bổ sung sửa đổi năm 2013 cho toàn thể cán bộ công an 16 xã, phường và cán bộ các tổ dân phố, trưởng thôn, trưởng xóm để mọi người nắm và triển khai thực hiện trong nhân dân đạt hiệu quả.
Tác động tiêu cực:
Thứ nhất, Là một thị xã mới thành lập chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng đô thị còn chưa đồng bộ. Nguồn lực đầu tư phát triển, khả năng kêu gọi đầu tư phát triển còn hạn chế. Điều kiện để phát triển kinh tế, như hạ tầng, dịch vụ còn khó khăn. Chuyển dịch cơ cấu còn chậm, lao động thủ công, hiệu quả thấp, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chi phí cao. Tích luỹ từ nền kinh tế còn hạn chế; chất lượng giáo dục đào tạo chưa theo kịp với yêu cầu; đời sống của nhân dân một số xã vẫn còn nhiều khó khăn. Toàn thị xã có 05 xã là xã khó khăn hưởng chế độ cồn bãi, 01 xã miền núi, nhân dân sống không tập
trung, xa trung tâm. Thị xã Ba Đồn có 14/16 xã phường có đồng bào theo đạo Thiện chúa giáo với khoảng 37.000 nhân khẩu theo đạo thiên chúa Chiếm khoảng gần 30% dân số thị xã, được phân thành 12 xứ và 34 họ giáo. Đa số đồng bào theo đạo thiên chúa ở những vùng cồn bãi, điều kiện đi lại khó khăn, trình độ học thức kém, Nghề nghiệp chính của đồng bào theo đạo thiên chúa giáo là ngư nghiệp, một số làm nghề dịch vụ, hậu cần nghề cá. Các hộ dân thường xuyên vắng tại địa phương để đánh bắt cá xa bờ, nên việc nhận thức và tìm hiểu các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật về cư trú nói riêng còn nhiêu hạn chế, việc kiểm tra thực hiện pháp luật về cư trú đối với công nhân lao động trên các tàu các gặp nhiều khó khăn do các lao động thường ở và sinh hoạt trên tàu. Do đó đã ảnh hưởng đến việc thực hiện các quy định của pháp luật về cư trú trên địa bàn.
- Hai là, do thị xã Ba Đồn mới được thành lập trên cở sở điều chỉnh địa giới hành chính của Huyện Quảng Trạch để thành lập thị xã Ba Đồn và 06 phường của thị xã Ba Đồn. Quá trình tiếp nhận hồ sơ, sổ sách của công an xã bàn giao cho công an phường các loại hồ sơ, sổ sách liên quan đến quản lý nhân hộ khẩu không rõ ràng, các loại hồ sơ biểu mẫu sơ sài. Trụ sở làm việc và cơ sở vật chất để làm việc của công an các phường chưa có, hiện tại đang làm việc tạm tại Uỷ ban nhân dân các phường. Một số cán bộ chiến sỷ công an ngại không muốn về công tác tại phường do điều kiện sinh hoạt và công tác khó khăn. Do đó đã hạn chế đến quá trình thực hiện các quy định của pháp luật nói chung và các quy định của pháp luật về cư trú nói riêng.
- Ba là, Thị xã Ba Đồn có 14/16 xã phường có đồng bào theo đạo Thiện chúa giáo với khoảng 37.000 nhân khẩu theo đạo thiên chúa Chiếm khoảng gần 30% dân số thị xã, được phân thành 12 xứ, 34 họ giáo và có 01 giáo hạt. Trên địa bàn thị xã có 12 linh mục về quản lý giáo xứ và giáo hạt trên địa bàn. Có một nhà Giòng và các tu sỹ về giúp việc tại các nhà thờ. Hàng năm có các
“chủng sinh” là sinh viên các trường trong tôn giáo về thực tập tại các giáo xứ, các linh mục đến thăm và hoạt động trên địa bàn nhưng không đăng ký tạm trú và lưu trú. Hiện nay trên địa bàn thị xã Ba Đồn có một số linh mục cực đoan, chống đối, không hợp tác với chính quyền nên việc thực hiện các quy định của pháp luật về cư trú như đăng ký, quản lý tạm trú, lưu trú gặp nhiều khó khăn, chưa phát huy được hiệu lực của Luật cư trú trong công tác quản lý xã hội.
- Bốn là, thị xã Ba Đồn từ khi thành lập đến nay, đang đô thị hoá nhanh. Ngoài việc tăng nhanh về tốc độ phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng, đời sống nhân dân cũng được nâng lên. Vấn đề tác động của mặt trái đô thị hoá như cơ sở hạ tầng như trường học, khu vui chơi, vấn đề an sinh xã hội chưa