Thực trạng thực hiện pháp luật về cư trú ở thị xã Ba Đồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN PHÁP LUẬT về cư TRÚ tại THỊ xã BA đồn, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 59 - 84)

2.3.1. Thực trạng thực hiện pháp luật về cư trú của công dân ở thị xã Ba Đồn

Thị xã Ba Đồn là địa phương mới được thành lập trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính huyện Quảng Trạch để thành lập thị xã Ba Đồn và huyện Quảng Trạch. Nhân dân trên địa bàn thị xã Ba Đồn chủ yếu làm nông nghiệp và đánh bắt thuỷ sản. Từ khi thành lập thị xã Ba Đồn đến nay, nhân dân trên địa bàn thị xã Ba Đồn nhìn chung đều chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và quy định của địa phương. Đặc biệt là việc chấp hành pháp luật về cư trú ngày càng được nâng cao.

Qua báo cáo KH15 của công an thị xã có thể thấy được việc chấp hành các quy định của pháp luật của nhân dân về công tác đăng ký cư trú như sau:

Năm 2014:

- Công an thị xã quản lý 38,394 hộ với 114,487 nhân khẩu.

- Giải quyết thủ tục đăng ký thường trú (Bao gồm đăng ký thường trú, chuyển đi, chuyển đến, điều chỉnh hộ tịch) cho 1.065 hộ với 7,257 khẩu.

- Đăng ký tạm trú cho 261 hộ với 1,978 khẩu đến tạm trú trên địa bàn. - Đăng ký lưu trú cho 2,537 trường hợp (Trong đó có 134 người nước ngoài), trong đó đăng ký tại hộ gia đình là 187 trường hợp, tại cơ sở kinh doanh lưu trú là 2,350 trường hợp.

- Cắt tạm vắng cho 171 trường hợp. Năm 2015:

- Công an thị xã quản lý 29,626 hộ với 124,792 nhân khẩu

- Giải quyết thủ tục đăng ký thường trú (Bao gồm đăng ký thường trú, chuyển đi, chuyển đến, điều chỉnh hộ tịch) cho 1,423 hộ với 8,459 khẩu.

- Đăng ký tạm trú cho 225 hộ với 1,979 khẩu đến tạm trú trên địa bàn. - Đăng ký lưu trú cho 3,544 trường hợp (Trong đó có 321 người nước ngoài), trong đó đăng ký tại hộ gia đình là 328 trường hợp, tại cơ sở kinh doanh lưu trú là 3,216 trường hợp.

- Cắt tạm vắng cho 290 trường hợp. Năm 2016:

- Công an thị xã quản lý 30,121 hộ với 124,792 nhân khẩu.

- Giải quyết thủ tục đăng ký thường trú (Bao gồm đăng ký thường trú, chuyển đi, chuyển đến, điều chỉnh hộ tịch) cho 2,019 hộ với 10,217 khẩu.

- Đăng ký tạm trú cho 290 hộ với 2,050 khẩu đến tạm trú trên địa bàn. - Đăng ký lưu trú cho 4,084 trường hợp (Trong đó có 209 người nước ngoài), trong đó đăng ký tại hộ gia đình là 124 trường hợp, tại cơ sở kinh doanh lưu trú là 3,960 trường hợp.

- Cắt tạm vắng cho 426 trường hợp. Sáu tháng đầu năm 2017:

- Công an thị xã quản lý 30,718 hộ với 125,997 nhân khẩu.

- Giải quyết thủ tục đăng ký thường trú (Bao gồm đăng ký thường trú, chuyển đi, chuyển đến, điều chỉnh hộ tịch) cho 1,069 hộ với 6,986 khẩu.

- Đăng ký tạm trú cho 260 hộ với 1,591 khẩu đến tạm trú trên địa bàn. - Đăng ký lưu trú cho 2,016 trường hợp (Trong đó có 176 người nước ngoài), trong đó đăng ký tại hộ gia đình là 146 trường hợp, tain cơ sở kinh doanh lưu trú là 1,870 trường hợp.

- Cắt tạm vắng cho 619 trường hợp.

thức được tầm quan trong của công tác thực hiện pháp luật về cư trú, nên đã thực hiện công tác đăng ký thường trú, tạm trú, tạm vắng và khai báo tạm trú đầy đủ, năm sau cao hơn năm trước.

Việc quy định sau khi khai sinh cho trẻ mới sinh trên địa bàn, sau đó cán bộ tư pháp xã, phường có trách nhiệm làm các thủ tục nhập khẩu cho trẻ mới sinh đồng thời làm thủ tục đặng ký bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi, đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân trên địa bàn. Tránh tình trạng đi lại nhiều lần gây phiền hà cho nhân dân và được nhân dân hoan nghênh. Đây là một trong những biện pháp cải cách hành chính đang được áp dụng rộng rãi và có hiệu quả thiết thực trong giải quyết công việc.

Sau khi thành lập thị xã Ba Đồn, UBND tỉnh Quảng Bình và UBND thị xã Ba Đồn đã chỉ đạo công an thị xã Ba Đồn, kết hợp với các ban, ngành, Công an phường và Ban công an các xã, trực tiếp đổi sổ hộ khẩu cho nhân dân tại địa bàn cơ sở. Giao cho Công an phường, Ban công an các xã chủ động thu, viết và điều chỉnh các sai lệch trong hộ khẩu khi hộ gia đình có căn cứ cần thiết, sau đó chuyển lên đội Quản lý hành chính về trật tự xã hội công an thị xã Ba Đồn để trình lãnh đạo công an thị xã ký duyệt và cấp sổ hộ khẩu mới cho nhân dân với thủ tục đơn giản, hướng dẫn cụ thể (Theo quy định đây thuộc thẩm quyền của cán bộ đội Quản lý hành chính về trật tự xã hội công an thị xã Ba Đồn) đã tạo được lòng tin, sự tín nhiệm của nhân dân trên địa bàn thị xã.

Hàng năm, công an thị xã Ba Đồn mở các lớp tập huấn công tác đang ký lưu trú, các quy định của pháp luật cho 56 cơ sở kinh doanh lưu trú trên địa bàn (Kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ) để các chủ cơ sở cho thuê lưu trú biết và chấp hành. Qua công tác tập huấn, tuyên truyền pháp luật các cơ sở kinh doanh lưu trú, nhìn chung đã chấp hành tốt các quy định về đăng ký lưu trú, góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn thị xã Ba Đồn.

Hạn chế, tồn tại:

Qua thực hiện pháp luật về cư trú trên địa bàn thị xã Ba Đồn nhận thấy có một số hạn chế bất cập như sau:

Do điều kiện nhân dân trên địa bàn thị xã sống không tập trung, điều kiện đi lại khó khăn, có nhiều xã là xã cồn bải, phương tiện qua lại chủ yếu là đi thuyền nên khi thực hiện các quy định của pháp luật về cư trú như đăng ký thường trú, điều chỉnh thông tin trong hộ khẩu ... phải đến công an thị xã Ba Đồn, đường đi lại khó khăn, phải đi lại nhiều vòng để bổ sung hồ sơ, tài liệu. Nên đã tạo tâm lý ngại đi lại để thực hiện giao dịch với cơ quan chức năng. Một số hộ dân hiểu biết pháp luật về cư trú còn hạn chế, một số nhân dân khi sổ hộ khẩu sai với các giấy tờ liên quan đến thân nhân thường tự ý sữa chửa vào sổ hộ khẩu, nên tạo ra nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện các giao dịch khác liên quan đến hộ khẩu.

Một số hộ dân, đặc biệt là người lớn tuổi, trước đây khi làm chứng minh nhân dân (Mốc làm năm 1979), thường không nhớ ngày tháng năm sinh, khi làm chứng minh nhân dân, tự ý khai ngày tháng, năm sinh theo ý mình mà không căn cứ vào các loại giấy tờ cụ thể nào. Hiện tại đối chiếu với sổ hộ khẩu và các giấy tờ tuỳ thân khác thường bị sai lệch giữa hộ khẩu, sổ hưu trí, giấy chứng minh nhân dân. Để hợp nhất các loại giấy tờ trên lại cho trùng khớp, thường gặp nhiều khó khăn và không có căn cứ vào loại giấy tờ nào để điều chỉnh.

Do quy định của pháp luật về cư trú tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân được đăng ký thường trú được dễ dàng nên có một số nhân dân lợi dụng đã đăng ký về địa bàn thị xã để hưởng chế độ đền bù do sự cố môi trường biển năm 2016 (Qua công tác đăng ký, quản lý hộ khẩu tại công an thị xã phát hiện một số hộ tại các xã vùng không nằm trong diện được đề bù hổ trợ sự cố môi trường biển đã nhập khẩu về vùng biển để hưởng chế độ đền bù), hoặc

lập hồ sơ đi nước ngoài (Một số địa bàn trong tỉnh bị cấm). Một số hộ dân đã lập hồ sơ đang ký tạm trú tại các phường trung tâm, sau đó đăng ký thường trú để nhập học cho con, tạo nên sự mất cân đối giữa học sinh các phường trung tâm thì đồng, ngược lại các xã, phường vùng ven không có học sinh, làm mất cân đối về quy hoạch về an sinh xã hội trên địa bàn thị xã.

Tại một số địa bàn khó khăn, tình trạng con trong gia đình tách hộ khẩu riêng, để bố mẹ già neo đơn ra riêng một hộ nhằm để được hưởng các chế độ đải ngộ của nhà nước về người già, hộ nghèo.... Theo quy định của pháp luật về cư trú thì được tách hộ khẩu riêng là đúng, nhưng hệ quả liên luỵ theo như hộ nghèo tăng, các chính sách đãi ngộ của nhà nước trả không đúng đối tượng... Đã tạo ra sự bất bình trong nhân dân. Một số công dân trên địa bàn khi chưa thành lập thị xã, do quen biết với lực lượng công an xã nên đã xoá tên trong hộ khẩu để không nộp các loại thuế và nghĩa vụ tại địa phương. Nay không có hộ khẩu, không biết căn cứ vào đâu để đăng ký cư trú cho công dân, mặc dù họ sinh ra và lớn lên tại địa phương.

Một số hộ gia đình, sau khi ly hôn, theo quy định của pháp luật chủ hộ phải đưa hộ khẩu cho vợ hoặc chồng để thuận tiện cắt khẩu chuyển hộ khẩu thành lập hộ mới. Tuy nhiên, sau khi ly hôn, chủ hộ không đồng ý cho thành viên là vợ hoặc chồng cất giữ sổ hộ khẩu để được tách khẩu theo quy định của pháp luật. Khoản 2 điều 27 Luật Cư trú hiện hành quy định “Khi tách hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu, phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ, nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 điều này” [45]. Căn cứ vào quy định của Luật cư trú, khi không có hộ khẩu thì không thể cắt được hộ khâu để lập hộ mới. Điều này đã gây khó khăn trong các giao dịch dân sự khác của công dân, nhưng Công an phường, xã chỉ vận động để chủ hộ cung cấp hộ khẩu cho các thành viên khác chứ không có quy định nào để xử lý hành chính hay bắt buộc

chủ hộ phải đưa hộ khẩu cho các thành viên khác.

Qua công tác kiểm tra đăng ký tạm trú trên địa bàn thị xã Ba Đồn cho thấy, có một số cá nhân đến đang ký tạm trú tại phường nay, đã được cấp sổ tạm trú và đăng ký tạm trú theo quy định. Tuy nhiên, sau thời gian tạm trú công dân đó chuyển đến đang ký tạm trú tại phường khác trong thị xã. Theo quy định công dân đó phải nộp lại sổ đang ký tạm trú cho phường đã đăng ký trước rồi mới đăng ký tạm trú tại phường mới. Nhưng trên thực tế, sau khi chuyển đi địa phương khác không có công dân nào đến nộp lại sổ đăng ký tạm trú và vẫn được cấp sổ đang ký tạm trú mới do không có chế tài xử lý để buộc công dân chấp hành các quy định về đang ký tạm trú. Do đó dẫn đến một số cá nhân đã lợi dụng việc thuê nhà trọ, sau đó không trả tiền nhà và trốn đi ở khu vực khác nhưng vẫn được đang ký tạm trú.

Thị xã Ba Đồn có bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình đóng trên địa bàn. Khi bệnh nhân và thân nhân đến điều trị và chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện theeo quy định của Luật cư trú phải khai báo và đăng ký lưu trú tại công an phường. Tuy nhiên công tác đăng ký lưu trú tại các bệnh viện nói chung và tại thị xã Ba Đồn nói riêng chưa được thực hiện.

2.3.2. Thực trạng tổ chức bộ máy, cán bộ quản lý cư trú trên địa bàn thị xã Ba Đồn

- Tổ chức bộ máy và cán bộ thực hiện việc đăng ký, quản lý cư trú: Căn cứ Luật Cư trú năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú; Thông tư số 35/2014/TT-BCA ngày 09/9/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18/4/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú, Quyết định số 484/QĐ-BCA ngày 11/02/2011 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chức

năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Quyết định số 757/2011/QĐ-BCA ngày 08/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Công an phường;

Theo đó, xác định rõ trách nhiệm của Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Công an xã, phường, thị trấn về thực hiện đăng ký, quản lý cư trú tại địa bàn. Theo các quy định hiện hành của các cấp có thẩm quyền thuộc Bộ Công an quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Công an cấp tỉnh, huyện và cấp phường; Ở Công an cấp quận, huyện, thị xã, Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tư xã hội là đơn vị được giao trực tiếp thực hiện công tác đăng ký, quản lý cư trú và ở cấp phường là Tổ cảnh sát khu vực.

Trong những năm qua, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác đăng ký, quản lý cư trú của thị xã Ba Đồn đã từng bước được kiện toàn, củng cố và tăng cường. Tại Công an thị xã Ba Đồn, Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có biên chế gồm 08 cán bộ (tính đến ngày 30/8/2017), trong đó có 04 cán bộ là nữ giới, chiếm 50 % và 04 cán bộ là nam giới, chiếm 50 %. Về trình độ: 100% cán bộ, chiến sĩ của Đội đã có trình độ từ Trung học trở lên, trong đó: Trung học 02 đồng chí (chiếm 25%), Đại học 06 đồng chí (chiếm 75%). Đội ngũ cán bộ chiến sĩ của Đội về cơ bản đã thực hiện tốt nhiệm vụ giúp việc cho lãnh đạo, chỉ huy Công an thị xã tham mưu cho Công an tỉnh Quảng Bình và UBND thị xã trong thực hiện công tác đăng ký, quản lý cư trú tại địa bàn.

Về lực lượng Công an các phường của thị xã, tính đến ngày 30/8/2017, tổng số có 40 cán bộ, được bố trí biên chế ít nhất là 5 cán bộ/phường và nhiều nhất là 11 cán bộ/phường. Cụ thể: Phường Ba Đồn 11 cán bộ, phường Quảng Long có 7 cán bộ, phường Quảng Thọ có 6 cán bộ, phường Quảng Phúc có 6

cán bộ, phường Quảng Thuận có 5 cán bộ, phường Quảng Phong có 5 cán bộ. Về tỉ lệ giới tính: 01 cán bộ nữ giới (chiếm 2,5%) và 39 cán bộ nam giới (chiếm 97,5%). Về trình độ: Đại học 15 cán bộ (chiếm 37,5%), cán bộ, trung cấp 25 cán bộ (chiếm 62,5%).

Trong đó lực lượng cảnh sát khu vực gồm có 26 đồng chí, cụ thể các phường như sau: Phường Ba Đồn có 5 đồng chí, phường Quảng Long có 04 đồng chí, phường Quảng Phong có 04 đồng chí, phường Quảng Thuận có 04 đồng chí, phường Quảng Phúc có 04 đồng chí và phường Quảng Thọ có 05 đồng chí. Trong đó trình độ đại học 09 đồng chí, chiếm 34,61%; Trung học 17 đồng chí chiếm 65,39%. về giới tính nữ 01 đồng chí chiếm 3,8%, nam 25 đồng chí, chiếm 96,15%.

Về lực lượng công an xã: Thị xã Ba Đồn có 10 xã, tính đến ngày 30/8/2017, có 91 cán bộ thuộc biên chế của lực lượng công an xã, trong đó có 10 trưởng công an xã, 14 phó trưởng công an xã, 05 công an viên thường trực và 72 là công an viên. Trình độ trung cấp công an: 18 đồng chí (chiếm 19,78%) Đang cử đi học lớp trung học công an 05 đồng chí (Chiếm 5,50%), chưa qua đào tạo 68 đồng chí (Chiếm 74,72%). Quân số cụ thể:

Xã Quảng Hoà có 10 đồng chí; xã Quảng Lộc có 09 đồng chí; xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN PHÁP LUẬT về cư TRÚ tại THỊ xã BA đồn, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 59 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)