Những giải pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN PHÁP LUẬT về cư TRÚ tại THỊ xã BA đồn, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 84 - 92)

3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về cư trú

Hiện nay, hai văn bản có giá trị pháp lý cao nhất quy định cụ thể về vấn đề cư trú của công dân là Luật cư trú (Quy định về quản lý cư trú đối với công dân Việt Nam) và Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (Quy định về quản lý cư trú đối với người nước ngoài) đang bộc lộ nhiều vướng mắc bất cập, cần phải hoàn thiện để thực hiện pháp luật về cư trú có hiệu quả, cụ thể:

Cần sửa đổi lại định nghĩa về cư trú cho bao quát hết tất cả các đối tượng cư trú trên lãnh thổ Việt Nam. Định nghĩa về cư trú cần điều chỉnh đó là “Cư trú là việc công dân sinh sống thường xuyên tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn hoặc huyện đảo nơi chưa tổ chức đơn vị hành chính cấp xã được nhà nước quản lý thông qua hình thức đăng ký thường trú hoặc tạm trú.”. Cần đưa đối tượng sinh sống trên đơn vị hành chính là huyện đảo nơi chưa có đơn vị hành chính cấp xã vào để bao quát hết các đối tượng.

Nghiên cứu phân cấp thẩm quyền đăng ký thường trú tại địa bàn các thành phố, thị xã xuống cho Công an cấp cơ sở (Công an phường, xã, thị trấn).

ký thường trú được quy định như sau: Đối với địa bàn các thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an quận, huyện, thị xã; đối với địa bàn các tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Quy định này hoàn toàn không phù hợp với địa bàn nông thôn, khi mà điều kiện đường xá, giao thông đi lại hết sức khó khăn, nhiều xã cách quá xa trung tâm huyện. Việc phân cấp cho Công an xã tiếp nhận, thẩm định giải quyết đăng ký thường trú là hoàn toàn phù hợp. Khi nghiên cứu nội dung, phương pháp đăng ký, quản lý nhà nước về cư trú ở nước ta cho thấy: đăng ký cư trú là khâu mở đầu, là cơ sở thông tin và căn cứ pháp lý để tiến hành các biện pháp quản lý nhà nước về cư trú cho phù hợp. Nếu gắn kết được giữa khâu đăng ký và quản lý về cùng một cấp cơ quan sẽ phát huy được tối đa tác dụng nghiệp vụ của công tác này. Do vậy, nên chăng trong thời gian tới, Luật Cư trú cần tiếp tục phân cấp thẩm quyền đăng ký thường trú tại các thành phố, thị xã xuống cho Công an các phường, xã, thị trấn. Việc phân cấp này, vừa tạo thuận tiện cho công dân khi làm thủ tục đăng ký thường trú, vừa gắn kết được tác dụng nghiệp vụ của hoạt động hành chính trong đăng ký thường trú với việc tiến hành các biện pháp quản lý nhân, hộ khẩu thường trú của lực lượng lượng Cảnh sát khu vực, Công an xã.

Phải thống nhất trong cách hiểu về nội dung của Luật cư trú và các văn bản hướng dẫn để tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng thực hiện pháp luật về cư trú và nhân dân đến giao dịch và áp dụng các quy định của pháp luật vào cuộc sống.

Tại điều 1, Luật cư trú hiện hành chỉ quy định hình thức cư trú đó là tạm trú và thường trú [45]. Nhưng tại khoản 1 điều 3 Nghị định số 31/2014/NĐ- CP lại quy định nội dung về hộ khẩu mà thực chất chính là các nội dung về cư trú lại có 04 nội dung gồm: Đăng ký, quản lý lưu trú, đăng ký, quản lý tạm trú, thông báo lưu trú và khai báo tạm vắng. [14] Qua hai văn bản

trên làm cho cách hiểu về cư trú khác nhau, do đó cần phải điều chỉnh lại cho thống nhất để áp dụng vào thực tế một cách hợp lý, đúng quy định.

Cần quy định cụ thể một số nội dung như trường hợp trong xoá đăng ký thường trú trong trường hợp công dân ra nước ngoài định cự. Qua thực tế cho thấy, khi công dân đã ra nước ngoài định cư, nhưng cơ quan quản lý thường trú trong nước không có căn cứ gì để xoá đăng ký thường trú. Dẫn tới việc công dân không sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam nhưng vẫn có hồ sơ quản lý hộ khẩu, dẫn đến việc nhân khẩu thực tế sinh sống và công tác quản lý hồ sơ không có sự trùng khớp với nhau. Từ thực tế trên, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền có các văn bản hay quy chế phối hợp liên ngành, khi công dân đang ký xuất cảnh và xin định cư ở nước ngoài sẽ có thông báo cho cơ quan quản lý lưu trú trong nước biết để xoá đang ký thường trú.

Tiếp tục nghiên cứu sửa đổi các Thông tư hướng dẫn về công tác đăng ký, quản lý nhà nước về cư trú theo hướng thực hiện nghiêm túc, hiệu quả việc cải cách thủ tục hành chính, giảm phiền hà, tiêu cực trong công tác đăng ký, quản lý nhà nước về cư trú. Chú ý hơn nữa các nội dung nghiệp vụ quản lý nhà nước về cư trú nhất là quản lý thường trú, tạm trú, tạm vắng, lưu trú. Thông qua quản lý nhà nước về cư trú phải chủ động đề ra các giải pháp phòng ngừa tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật góp phần đảm bảo an ninh trật tự; tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trong cư trú, phục vụ quản lý xã hội, phát triển kinh tế của đất nước.

Thể chế hóa các hành vi vi phạm hành chính cũng như các chế tài xử lý để đảm bảo tính răn đe, giáo dục nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về cư trú.

Theo cơ chế điều chỉnh của Luật Cư trú, khi công dân thay đổi nơi đăng ký thường trú ngoài phạm vi quận, huyện, thị xã công dân phải mất ít nhất 6 lần đi lại: 02 lần làm thủ tục cấp giấy chuyển hộ khẩu, 02 lần làm thủ

tục đăng ký thường trú tại nơi chuyển đến, 02 lần làm thủ tục xóa tên trong sổ hộ khẩu tại nơi chuyển đi. Điều đó gây khó khăn cho công dân và cho chính cơ quan Công an có thẩm quyền đăng ký thường trú.

Bổ sung, sửa đổi các loại biểu mẫu, hồ sơ, sổ sách trong việc thực hiện đăng ký tạm trú, tạm vắng, để quản lý chặt chẽ đối với công dân thuộc diện đăng ký tạm vắng.

Luật Cư trú không quy định diện tích tối thiểu là bao nhiêu m2/người đối với diện tích nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ thì được đăng ký thường trú nên đã nảy sinh hiện tượng cho nhiều hộ, nhiều người nhập hộ khẩu vào một hộ khẩu nhưng thực tế những người này lại không cư trú tại đây. Luật Cư trú hiện hành quy định công dân có thời gian tạm trú liên tục tại thành phố đó từ hai năm trở lên thì được đăng ký thường trú; song, thực tế cho thấy quy định điều kiện hai năm tạm trú là quá ngắn, chưa phù hợp với quy định của Luật là “nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định”. Tình trạng lạm dụng các quy định thông thoáng của Luật Cư trú hiện hành để nhập hộ khẩu vào thành phố trực thuộc trung ương làm cho tốc độ tăng dân số cơ học tại các thành phố này ngày tăng cao, gây mất cân đối về phân bố dân cư và an sinh xã hội, tạo nên sức ép rất lớn về các vấn đề xã hội liên quan, dẫn đến việc quản lý trật tự, an toàn xã hội, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công gặp nhiều khó khăn, không thể đáp ứng được; theo đó, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân đang cư trú tại các địa phương này không được bảo đảm, đặc biệt là gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý cư trú và đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Vì vậy, để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân đang cư trú tại các thành phố trực thuộc trung ương, làm chậm tốc độ tăng dân số cơ học tại các thành phố trực thuộc trung ương, đặc biệt là địa bàn quận của các thành phố này, giảm sức ép về các vấn đề xã hội liên quan của địa phương,

cần quy định tăng thời gian tạm trú từ 2 năm lên 3 năm đối với trường hợp đăng ký thường trú vào địa bàn quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương; đồng thời, Luật cư trú cũng quy định giao Hội đồng nhân dân thành phố quy định bảo đảm điều kiện về diện tích chỗ ở bình quân đối với các trường hợp đăng ký thường trú vào chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ tại thành phố trực thuộc Trung ương.

Thay đổi hình thức xác minh tin về cư trú như hiện nay. Đến nay việc xác minh thông tin về cư trú vẫn được thực hiện bằng văn bản – Phiếu yêu cầu xác minh thông tin, do đó kéo dài thời gian giải quyết công việc. Tuy nhiên trong thời gian tới cần tính toán đến việc xây dựng các phần mềm trao đổi thông tin xác minh, gửi kết quả xác minh qua máy fax, xác minh nhanh qua điện thoại cơ quan.

3.1.2. Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực trực tiếp, đáp ứng nhu cầu công việc.

Trong xu thế ngày nay, xu thế hội nhập quốc tế, trình độ cán bộ, chiến sỹ trực tiếp thực hiện các quy định pháp luật về cư trú đối với công dân cần phải không ngừng nâng cao và hoàn thiện. Cụ thể các vấn đề cần tập trung làm tố như trình độ ngoại ngữ, trình độ lý luận chính trị và nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng sử dụng các phương tiện công nghệ trong quản lý cư trú (như các phần mềm đang ký cư trú) đặc biệt phải am hiểu văn hoá, pháp luật, quan điểm chính trị của các công dân đến từ các quốc gia khác nhau trong quá trình quản lý người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam.

Có thể khẳng định, cán bộ là gốc của mọi công việc năng lực chuyên môn và tinh thần trách nhiệm là hai điều kiện cần và đủ để mỗi cán bộ, công chức có khả năng thực hiện tốt có hiệu quả nhiệm vụ của mình. Do đó, muốn công tác có hiệu quả không thể thiếu hai điều kiện trên. Trong khi đó, hiện nay ở địa bàn thị xã Ba Đồn còn một bộ phận cán bộ, công chức trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm trong công tác chưa cao khiến cho hiệu

quả công tác thực hiện pháp luật về cư trú luôn bị hạn chế. Yêu cầu đặt ra là cần phải có các biện pháp cụ thể để nâng cao trình độ, cải tiến phong cách, lề lối làm việc cho cán bộ công chức. Xây dựng các chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị và kiến thức thực tiễn kịp thời đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Kiện toàn lại đội ngũ cán bộ làm công tác thực hiện pháp luật về cư trú với tinh thần hướng về cơ sở theo chủ trương chỉ đạo của Chính phủ. Tăng cường đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao năng lực trình độ chuyên môn cho cán bộ công chức nhất là số cán bộ trực tiếp thực hiện công tác quản lý cư trú ở cơ sở. Thực hiện việc sắp xếp, bố trí cán bộ phù hợp với công việc, bổ sung cán bộ có năng lực cho cơ sở, địa bàn trọng điểm, khu vực phức tạp về an ninh trật tự, đồng thời phải gắn cải cách hành chính với xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Đảng, Nhà nước cần xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở vừa có phẩm chất, kiến thức văn hoá, trình độ chuyên môn đủ khả năng đáp ứng yêu cầu công tác sơ sở trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá, hiện đại hoá đất nước.

Nên tăng cường lực lượng công an chính quy. được đào tạo cơ bản về đảm nhận vị trí trưởng công an các xã để thực hiện công tác đạt hiệu quả cao. tại một số địa bàn qua thực tế cho thấy, do trưởng công an xã là người địa phương, có quan hệ bà con, huyết thống với nhau, khi giải quyết các công việc thường nặng về tình, còn các quy định của pháp luật được vận dụng một cách tuỳ tiện, thậm chí làm sai. Một số cán bộ công an xã trình độ năng lực, nhận thức về pháp luật, nghiệp vụ yếu nên không đáp ứng được yêu cầu công việc. Việc điều động và bố trí lực lượng công an chính quy về làm trưởng công an cấp xã sẻ đáp ứng được nhu cầu về pháp luật, nghiệp vụ và phục vụ tốt hơn trong công tác thực hiện pháp luật về cư trú.

làm công tác đăng ký quản lý hộ khẩu, nâng cao hiệu quả công tác nắm tình hình trong giai đoạn hiện nay. Thường xuyên có kế hoạch bồi dưỡng nghiệp và pháp luật về công tác thực hiện pháp luật về cư trú, rút kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn nâng cao hiệu quả công tác thực hiện pháp luật về cư trú cho cán bộ, công chức ở xã, phường. Có biện pháp khen thưởng động viên kịp thời đối với cán bộ công chức có thành tích và xử lý nghiêm minh đối với những cán bộ, công chức sai phạm, thiếu tinh thần trách nhiệm.

Cần quan tâm bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên sâu cơ bản cho đội ngũ cán bộ cơ sở bằng cách thường xuyên mở các lớp tập huấn chính trị nghiệp vụ. Chú trọng đến những quy định, những điểm mới trong công tác nghiệp vụ, những vướng mắc thường gặp trong công việc để kịp thời bổ sung cho đội ngũ cán bộ. Đối với những cán bộ trẻ cần quan tâm cho đi học ở các lớp nghiệp vụ chuyên môn chính quy để tạo nguồn nhân lực chính trong tương lai. Để nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ cần tăng cường công tác kiểm tra giám sát, kết hợp kiểm tra định kỳ với kiểm tra đột xuất về việc chấp hành giờ giấc làm việc của cán bộ, chiến sĩ. Đối với những cán bộ, chiến sĩ nghiêm chỉnh chấp hành lề lối làm việc, nhiệt tình công tác thì hình thức động viên khen thưởng kịp thời, ngược lại thì xử lý nghiêm khắc tạo ra một môi trường công tác thực sự nhiệt tình, có hiệu quả.

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư tại Công an địa phương, phân định rõ trách nhiệm trong công tác quản lý giữa Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội và Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư. Đây nhanh tiến độ, để thực hiện cải cách hành chính theo chỉ đạo của Chính phủ về việc bãi bỏ sổ hộ khẩu, và chứng minh nhân dân để áp dụng số định danh cá nhân.

Lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cần mở rộng thực hiện cơ chế “một cửa” trong giải quyết các thủ tục liên quan đến việc cấp

sổ hộ khẩu, làm các thủ tục về cấp căn cước công dân, rút ngắn thời gian giải quyết, hạn chế việc người dân phải đi đến nhiều cửa. Hiện nay, thời gian cấp hộ khẩu là 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều khi người dân vẫn phải đợi kết quả hơn 15 ngày, bên cạnh đó, khi đã nhận đủ hồ sơ vẫn phải chờ 15 ngày là quá dài, để cải cách về thủ tục, có thể tính toán rút ngắn thời gian cấp sổ hộ khẩu.

Lực lượng Cảnh sát khu vực hiện nay vẫn còn thiếu so với số lượng dân cư, nhiều đồng chí đang phải quản lý với số lượng dân cư quá quy định theo hướng dẫn của Điều lệnh Cảnh sát khu vực. Do đó, cần kịp thời hoàn thiện về mặt biên chế trong bố trí đủ cán bộ, chiến sĩ, nâng cao chất lượng công tác thông qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, cử cán bộ đi học nhằm nâng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN PHÁP LUẬT về cư TRÚ tại THỊ xã BA đồn, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 84 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)