Nguyên tắc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính của chủ tịch ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận tân bình,thành phố hồ chí minh (Trang 25)

7. Kết cấu của luận văn

1.1.4. Nguyên tắc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành

Trong cuộc sống không một ai mà không có lỗi có thể có những lỗi được quy định trong pháp luât và có những lỗi là trong cuộc sống, có những vi phạm được quy đinh là sẽ bị xử lý vi phạm hành chính có những lỗi được quy định trong bộ luật hình sự, lỗi xử lý vi phạm hành chính là lỗi của cá nhân, tổ chức mà lỗi này vi phạm về quản lý nhà nước và đã được quy định trong luật xử lý vy phạm hành chính mà không phải là tội phạm, khi có hành vi phạm pháp luật về hành chính thì người được trao quyền theo quy định của pháp luật sẽ áp dụng các hình thưc xử phạt cũng như hình phạt bổ sung, khắc phục hậu quả đối với chủ thể thực hiện hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là tiền Việt Nam, ngoại tệ, giấy tờ, tài liệu, chứng từ liên quan đến tài sản, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý, ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, các loại động vật, thực vật, hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng, vật thuộc loại cấm lưu hành và các loại tài sản đặc biệt khác không áp dụng Nghị định này, mà áp dụng theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính. Theo đó nguyên tắc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính được quy định tại Điều 3 Nghị định 115/2013/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính cụ thể như sau.

1. Tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải được quản lý, bảo quản chặt chẽ, an toàn, sắp xếp hợp lý, dễ kiểm tra, tránh nhầm lẫn, không để gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh.

2. Bảo đảm giữ được giá trị, chất lượng, tiêu chuẩn của tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.

3. Chỉ tiếp nhận, trả lại, chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc tiếp nhận, chuyển tang vật, phương tiện bị tịch thu cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có quyết định của người có thẩm quyền.

Khi có hành vi vi phạm hành chính thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được phép giữ tang vật, phương tiện của cá nhân, tổ chức được phép áp dụng trong trường hơp cần thiết mà pháp luật quy định cụ thể Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 để tiến hành tạm giữ theo đúng quy định của pháp luật. Nếu tang vật, phương tiện đó có những tình tiết để làm căn cứ cho việc đưa ra quyết định xử lý vi phạm hành chính của chủ thể vi phạm. Ngoài ra trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện đó để nhằm định giá được giá trị tang vật vi

phạm từ đó làm căn cứ để xác định mức tiền phạt theo khung nào cũng như xác định thẩm quyền thuộc ai ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Việc tạm giữ phương tiện, tang vật còn nhằm mục đích ngăn chặn những hành vi phạm hành chính nữa có thể xảy ra nếu không thực hiện việc tạm giữ phương tiên, tang vật thì sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội mà không lường trước được. Bên cạnh đó việc tạm giữ tang vật, phương tiên còn được tạm giữ trong trường hợp nhằm đảm bảo thực hiện quyết định xử lý vi phạm hành chính mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa ra. Khi ra quyết định tạm giữ phương tiện, tang vật thì chủ thể ra quyết định tam giữ phải có trách nhiệm giữ gìn bảo quản đối với tang vật đó nếu do tắc trách mà dẫn đến tài sản đó bị hư hỏng, bị mất hay phương tiện, tang vật bị đánh tráo thì phải có trách nhiệm bồi thường và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Nếu phương tiện, tang vật phải được niêm phong khi tạm giữ thì việc niêm phong đó phải được thực hiện ngay trước mặt chủ thể có hành vi vi phạm, nếu không có người có hành vi vi phạm hành chính thì phải được thực hiện niêm phong ngay trước mặt người thân, gia đình người đó, nếu không có người thân ngườ đó thì trước đại diện chính quyền địa phương hoặc là người chứng kiến sự việc đó. Bên cạnh đó để hợp pháp theo đúng trình tự thủ tục mà pháp luạt quy định thì việc tạm giữ phương tiện, tang vật đó phải có quyết định bằng văn bản, được lập thành hai bản và phải được giao cho chủ thể vi phạm một bản.

Nếu chỉ thực hiện hình thức xử phạt tiền thì người có thẩm quyền được áp phép tạm giữ một số các giấy tờ sau: Đầu tiên là giấy phép lái xe hay là giấy phép dùng để lưu hành phương tiện, những giấy tờ khác có liên quan đến phương tiện, tang vật vi phạm, được phép tạm giữ cho đến khi chủ thể bị xử lý vi phạm hành chính thực hiện xong nghĩa vụ nộp phạt hành chính của mình. Nhưng nếu người có hành vi vi phạm mà không có những giấy tờ nêu trên thì

bắt buộc người có thẩm quyền phải tạm giữ phương tiện, tang vật để bảo đảm việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

1.2. Thẩm quyền về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

1.2.1. Thẩm quyền

Thẩm quyền là quyền chính thức được xem xét để kết luận và định đoạt, quyết định một vấn đề.

Trong khoa học pháp lý: Thẩm quyền là một khái niệm quan trọng, trung tâm. Thẩm quyền được hiểu là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ hành động, quyết định của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống bộ máy Nhà nước do pháp luật quy định.

Ví dụ: Thẩm quyền của Tòa án là toàn bộ những quyền do pháp luật quy

định, theo đó Tòa án được tiến hành xem xét, giải quyết những vụ việc cụ thể theo quy định của pháp luật.

1.2.2. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp phường (xã)

* Khái niệm: Thẩm quyền của Chủ tịch của UBND phường được hiểu là quyền hạn đã được pháp luật quy định về một lĩnh vực quản lý.

* Nội dung:

Thứ nhất, về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã được quy định tại điểm c khoản 1, Điều 38 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Cụ thể như sau:

Điều 38. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân 1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền: a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 5.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này [21].

Các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại điểm d, bao gồm:

Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng 1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;

b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;

c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;

d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện [21].

Thứ hai, thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch ủy ban nhân dân xã khi công dân tiếp tục vi phạm, Nếu công dân tiếp tục vi phạm hành chính thì sẽ được coi là tình tiết tăng nặng khi xử phạt, được quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 10 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

Điều 10. Tình tiết tăng nặng

1. Những tình tiết sau đây là tình tiết tăng nặng: a) Vi phạm hành chính có tổ chức;

b) Vi phạm hành chính nhiều lần; tái phạm; * Thẩm quyền của Chủ tịch UBND huyện

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền: a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 50.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.”

Như vậy, chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã chỉ được tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không quá 5.000.000 đồng. Nếu UBND xã phát hiện ra vi phạm hành chính mà Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị vượt quá 5.000.000 đồng thì lập biên bản ngay và sau đó phải báo cáo cho UBND cấp huyện để xử lý vi phạm. UBND cấp xã không có quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị vượt qua 5.000.000 đồng rồi chuyển giao cho UBND cấp huyện.

Do vậy, khi công dân vi phạm hành chính nhiều lần, tái phạm thì thẩm quyền xử phạt không thuộc Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã nữa.

Ngoài ra,Tại Điều 6 Nghị định 81/2013/NĐ-CP (Sửa đổi bổ sung tại Nghị định 97/2017/NĐ-CP) có liệt kê những người có thẩm quyền lập biên bản xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp, người lập biên bản đều có thẩm quyền ra quyết định xử phạt. Việc xác định thẩm quyền ra quyết định xử phạt đối với hành vi hành chính phải dựa trên căn cứ lĩnh vực, ngành quản lý và trên mức hình phạt được áp dụng. Cụ thể như sau:[21].

– Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt đối với các hành vi trong các lĩnh vực quản lý nhà nước tại địa phương.

– Trong lĩnh vực, ngành của mình quản lí, tùy theo hình thức xử phạt được áp dụng những người sau đây có thẩm quyền ra quyết định xử phạt:

+ Người thuộc lực lượng Công an Nhân dân như: Chiến sĩ, Đội trưởng, Trưởng phòng, Giám đốc, Cục trưởng.

+ Người thuộc lực lượng Bộ đội biên phòng như: Chiến sĩ, Trạm trưởng, Đồn trưởng, Chỉ huy trưởng.

+ Lực lượng Cảnh sát biển như: Cảnh sát viên, Tổ trưởng, Đội trưởng, Hải đội trưởng, Hải đoàn trưởng, Chỉ huy trưởng, Cục trưởng.

+ Lực lượng Hải quan: Công chức, Đội trưởng, Chi cục trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng.

+ Lực lượng Kiểm lâm: Kiểm lâm viên, Trạm trưởng, Đội trưởng, Hạt trưởng. Chi cục trưởng, Cục trưởng.

+ Cơ quan Thuế: Công chức, Chi cục trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng.

+ Lực lượng Quản lý thị trường: Kiểm soát viên thị trường, Đội trưởng, Chi Cục trưởng, Cục trưởng.

+ Trong thanh tra bao gồm Thanh tra viên hoặc người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, Chánh Thanh tra, Cục trưởng, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành.

+ Trưởng đại diện, Giám đốc của Cảng vụ hàng hải, hàng không và đường thủy nội địa.

+ Tòa án: Thẩm phán, Chánh án,

+ Cơ quan thi hành án dân sự: Chấp hành viên, Chi Cục trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng.

+ Cục quản lý lao động ngoài nước.

+ Người đứng đầu của cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự (hoặc cơ quan khác được ủy quyền) của Việt Nam.

– Ngoài ra, những người là cấp phó của người có thẩm quyền xử phạt khi được giao quyền xử phạt cũng được ra quyết định xử phạt đối với những

hành vi vi phạm trong lĩnh vực và phạm vi đã được giao quyền (theo Điều 54 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012). Trong trường hợp này, cấp phó không được phép giao quyền hay ủy quyền cho người khác mà phải tự mình thực hiện và phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước pháp luật [21].

1.2.3. Thời hạn của trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

Tại khoản 8 Điều 125, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:

Thời hạn tạm giữ tang vật; phương tiện vi phạm hành chính; giấy phép; chứng chỉ hành nghề là 07 ngày; kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày; kể từ ngày tạm giữ tang vật; giấy phép; chứng chỉ hành nghề [21].

1.3. Trình tự thủ tục về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

1.3.1. Các bước tiến hành thực hiện pháp luật việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

Để kết luận việc thu giữ hàng hóa có đúng quy định của pháp luật hay không cần xem xét hành vi của chủ thể vi phạm có vi phạm pháp luật hay không đồng thời xác định rõ thẩm quyền xử phạt và các biện pháp xử lý được áp dụng. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, về việc xác định hành vi vi phạm:

Tại khoản 3 Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định: “Nghiêm cấm sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép”. Hành vi sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 12 Nghị định 171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm

“1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 3, Điểm e Khoản 4 Điều này.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Dựng lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình tạm thời khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm đ Khoản 4, Điểm a Khoản 5 Điều này;

c) Họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bày, bán hàng hóa, sửa chữa xe, rửa xe, đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo, làm mái che trên lòng đường đô thị, hè phố hoặc thực hiện các hoạt động, dịch vụ khác trái phép trên lòng đường đô thị, hè phố gây cản trở giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại: Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g Khoản 4; Điểm b Khoản 5; Điểm a Khoản 6 Điều này;

d) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05m2 làm nơi trông, giữ xe…..”

Như vậy, hành vi bán hàng hóa trên vỉa hè của bạn được xác định là hành vi vi phạm quy định của pháp luật.

Thứ hai, về thẩm quyền xử phạt:

Căn cứ theo khoản 4 Điều 68 Nghị định 171/2013/NĐ-CP thì:

“4. Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:

đ) Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12;”

Xét trong trường hợp bán hàng hóa trên vỉa hè của chủ thể là hành vi vi phạm pháp luật theo Điều 12 của Nghị định 171/2013/NĐ-CP nên theo quy

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính của chủ tịch ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận tân bình,thành phố hồ chí minh (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)