Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính của chủ tịch ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận tân bình,thành phố hồ chí minh (Trang 63 - 67)

7. Kết cấu của luận văn

2.4. Nguyên nhân, hạn chế của việc thực hiện pháp luật về tạm giữ tang

2.4.1. Nguyên nhân khách quan

a) Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả chưa rõ ràng

Quy định các nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ là căn cứ, cơ sở để Chính phủ dựa vào xây dựng nên các quy định về thẩm quyền đối với từng hành vi vi phạm hành chính trên các lĩnh vực trong nghị định mà còn là căn cứ pháp lý có giá trị áp dụng trực tiếp trong trường hợp nghị định quy định không rõ ràng hoặc trái với các nguyên tắc đã được ghi nhận trong Luật xử lý vi phạm hành chính. Chính vì vậy, việc xây dựng các nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền trong Luật Xử lý VPHC phải rõ ràng, cụ thể nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, vững chắc trong hoạt động áp dụng pháp luật của người có thẩm

quyền. Tuy nhiên, các quy định tại Điều 52 vẫn còn một số vấn đề chưa thực sự rõ ràng, chi tiết, khó có thể suy luận một cách trực tiếp hay gián tiếp. Cụ thể:

Thứ nhất, khoản 1 Điều 52 Luật xử lý VPHC quy định nguyên tắc xác định thẩm quyền đối với từng chức danh được xác định theo tỷ lệ phần trăm khi xử phạt cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Đối với tổ chức, thẩm quyền xử phạt này được xác định là gấp hai lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.

Tuy nhiên, thẩm quyền xử phạt tăng gấp đôi này lại chỉ được xác định trong trường hợp phạt tiền mà không đề cập tới các trường hợp khác, điển hình như việc tịch thu tang vật, phương tiện VPHC. Đối chiếu quy định về phạm vi thẩm quyền xử phạt của các chức danh có thẩm quyền xử phạt theo tỷ lệ phần trăm, ta thấy thẩm quyền của một số chức danh có thẩm quyền áp dụng biện pháp tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm được xác định theo giá trị của tang vật, phương tiện vi phạm tương ứng với phạm vi thẩm quyền phạt tiền. Ví dụ, điểm c khoản 1 Điều 38 Luật xử lý VPHC quy định thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã có quyền “tịch thu tang vật, phương tiện VPHC có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này” tức được tịch thu tang vật, phương tiện VPHC đến 10% mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực (tương tự như vậy xác định thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện). Vậy trường hợp thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã được xử phạt tăng lên gấp hai lần đối với tổ chức (tức 20% mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực) thì thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện VPHC có được tăng lên tương xứng gấp hai lần hay không? Vấn đề này chưa được nhắc đến trong khoản 1 Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính.

không hợp logic trong việc lựa chọn phương pháp để xác định giới hạn của thẩm quyền áp dụng biện pháp tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính tương xứng với thẩm quyền xử phạt tiền của các chức danh. Do đó, thiết nghĩ, điều này phải được quy định trong luật rõ ràng để làm căn cứ chuẩn xác cho các chủ thể áp dụng pháp luật giải quyết quan hệ cụ thể phát sinh.

Thứ hai, khoản 3 Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định nguyên tắc phân định thẩm quyền xử phạt “trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện”. Sự ghi nhận nguyên tắc này là minh chứng cho việc thừa nhận có thực trạng chồng chéo, trùng lắp thẩm quyền và đây được xem là giải pháp cho tình trạng chồng chéo, trùng lắp thẩm quyền của các chủ thể trong đó có thẩm quyền xử phạt. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến thực trạng các chủ thể tranh giành nhau trong việc xử phạt để giành lợi ích hoặc đùn đẩy trách nhiệm xử phạt cho nhau. Do đó, đây không phải là một giải pháp hay để xử lý thực trạng này. Theo chúng tôi, để xử lý triệt để, cần phải quy định chặt chẽ, rõ ràng thẩm quyền quản lý (kể cả thẩm quyền được phân cấp) của các chức danh trên từng lĩnh vực, tránh sự chồng chéo, trùng lắp thẩm quyền quản lý. Một khi đã giải quyết ổn thỏa ở khâu xác định phạm vi thẩm quyền quản lý sẽ dẫn đến sự rõ ràng, minh bạch ở khâu xác định thẩm quyền xử lý vi phạm.

b) Bất cập trong việc thực hiện thủ tục xử lý tang vật, phương tiện VPHC bị tịch thu.

Khoản 3 Điều 82 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định trách nhiệm cho người có thẩm quyền về thời hạn áp dụng thủ tục xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, “quá thời hạn

này mà không thực hiện thì cơ quan có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”. Quy định này có mục đích tốt đẹp là nâng cao trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết một cách nhanh chóng các vấn đề phát sinh từ xử lý vi phạm hành chính, ổn định lại trật tự quản lý. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, thời hạn này chỉ phù hợp đối với việc xử lý tang vật là tiền, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý, mà không phù hợp đối với những trường hợp tang vật, phương tiện phải tổ chức bán đấu giá được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính. Bởi thông thường, để thực hiện theo quy trình bán đấu giá tài sản phải tốn một khoản thời gian khá lâu để giám định, xác định giá trị tang vật, phương tiện do phải nhờ chuyên gia thực hiện. Nên chăng, pháp luật cần có sự phân biệt về thời hạn giữa các loại tang vật, phương tiện bị tịch thu cần phải xử lý.

Ngoài ra, điểm đ khoản 1 Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính có quy định trường hợp phải xử lý tang vật, phương tiện vi phạm theo cách thức bán đấu giá là những “tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này”. Đối chiếu lại các trường hợp đã được liệt kê ta thấy, tại điểm c có liệt kê “tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vật thuộc loại cấm lưu hành và tài sản khác”. Như vậy, sự liệt kê tang

vật, phương tiện cần phải xử lý theo cách thức chuyển giao cho cơ quan nhà nước chuyên ngành để quản lý, xử lý rất rộng và “tài sản khác” được liệt kê ở đây không rõ là những tài sản nào. Nếu hiểu theo nghĩa là những tài sản còn lại không được liệt kê thì sẽ không còn đối tượng nào khác có thể rơi vào điểm đ khoản 1. Đây là một sự không rõ ràng trong quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính mà hiện nay vẫn chưa được một văn bản nào giải thích

Ngoài ra còn một số nguyên nhân sau:

Lĩnh vực XLVPHC rất rộng, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước khác nhau, dẫn đến việc khó kiểm soát hết các hành vi vi phạm được quy định trong các Nghị định XPVPHC chuyên ngành, dẫn đến nhiều sự trùng lặp trong hành vi cũng như thẩm quyền xử phạt của các lực lượng có thẩm quyền.

Xuất phát từ chính những quy định của pháp luật về XLVPHC cũng như các quy định của pháp luật liên quan chưa được rõ ràng, cụ thể hoặc không phù hợp với thực tiễn áp dụng.

Cư dân ở nhiều vùng, nhiều địa phương có trình độ dân trí thấp, ít hiểu biết pháp luật, điều kiện kinh tế khó khăn; đặc biệt là ở vùng sâu vùng, vùng xa, điều kiện giao thông khó khăn, địa bàn rộng, phong tục tập quán lạc hậu.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính của chủ tịch ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận tân bình,thành phố hồ chí minh (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)