Thiết lập mạng lưới quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyên truyền phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 36 - 39)

- Y tế Sức khoẻ:

2.2.1. Thiết lập mạng lưới quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm

Công tác TTPB về ATTP đã được tổ chức, thực hiện theo quy định của pháp luật. UBND tỉnh Đắk Nông chỉ đạo các Sở Y tế, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện nhiệm vụ TTPB về ATTP. Các chi cục dưới Sở trực tiếp thực hiện nhiệm vụ TTPB về ATTP bao gồm Chi cục Quản lý thị trường, Chi cục ATTP, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản. Dưới chi cục là các đơn vị tham gia vào công tác chuyên môn; Công tác TTPB về ATTP (trong ngành y tế) đã được củng cố và đi vào hoạt động từ năm 2005, đến nay đã dần hoàn thiện. Đã thành lập được Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP, cấp huyện và cấp xã chỉ đạo hoạt động tuyên truyền đảm bảo ATTP trên địa bàn, sự phối hợp giữa các cơ quan trong công tác tuyên truyền phổ biến về an toàn thực phẩm như: UBND các huyện, thị xã đã thành lập các đoàn liên ngành gồm y tế, kinh tế, kinh tế và Hạ tầng, Trung tâm y tế dự phòng, đội quản lý thị trường, Công an các huyện/ thị xã, Đài truyền thanh truyền hình, uỷ ban mặt trận tổ quốc các huyện/thị xã, Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Phòng Giáo dục và đào tạo; có trách nhiệm tuyên truyền phổ biến về ATTP trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý và theo phân cấp của các Bộ. Tuy nhiên, một số cán bộ còn thiếu kiến thức về tuyên truyền phổ biến về VSATTP và yếu về chuyên môn dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong triển khai nhiệm vụ. Trước những yêu cầu ngày càng cao, việc nâng cao kiến thức quản lý và kiến thức chuyên môn ngày càng trở nên quan trọng.

Bộ máy QLNN về ATTP đã được tổ chức, thực hiện theo quy định của pháp luật. UBND tỉnh Đắk Nông chỉ đạo các Sở Y tế, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện nhiệm vụ quản lý về ATTP. Các chi cục dưới Sở trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý về ATTP bao gồm Chi cục Quản lý thị trường, Chi cục ATTP, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản. Dưới chi cục là các đơn vị tham gia vào công tác chuyên môn.

Bộ máy QLNN về ATTP (trong ngành y tế) đã được củng cố kiện toàn và đi vào hoạt động từ năm 2005, đến nay bộ máy đã dần hoàn thiện. Đã thành lập được Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP, cấp huyện và cấp xã chỉ đạo toàn bộ hoạt động đảm bảo ATTP trên địa bàn.

Mạng lưới quản lý về ATTP được thể hiện qua sơ đồ sau:

Nguồn: Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Đăk Nông Sơ đồ 2.1. Mạng lưới quản lý an toàn thực phẩm

Qua sơ đồ 2.1. cho thấy UBND các cấp chỉ đạo toàn bộ hoạt động QLNN về ATTP trên địa bàn, tại tuyến tỉnh ngoài các sở ngành là đơn vị tham mưu chính cho UBND cấp tỉnh thì các chi cục chịu trách nhiệm về chuyên môn lĩnh vực ATTP. Đối với tuyến huyện, tham mưu chính cho

UBND TỈNH Sở Công thương Sở Y tế Sở Nông nghiệp Chi cục QLTT Chi cục ATVSTP Chi cục QLCLNLSTS

Các đơn vị Các đơn vị Các đơn vị

UBND huyện

Nguồn: Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Đăk Nông

Sơ đồ 2.2. Bộ máy quản lý về an toàn thực phẩm ngành Y tế Đắk Nông

Qua sơ đồ 2.2. cho thấy bộ máy quản lý về an toàn thực phẩm của ngành y tế, chi cục vệ sinh ATTP của tỉnh đã chỉ đạo xuyên suốt hoạt động chuyên môn lĩnh vực ATTP thuộc ngành y tế quản lý thông qua đơn vị chuyên môn là trung tâm y tế, phòng y tế.

Tuy nhiên, cần phải có một bộ máy quản lý từ TW đến địa phương đầy đủ, thống nhất. Chức năng về quản lý phải làm tốt được ba vấn đề: Lập kế hoạch - tổ chức phân công triển khai thực hiện – giám sát, kiểm tra, đánh giá. Nguồn lực cho quản lý (nhân lực, tài lực, vật lực, thông tin) phải đáp ứng được yêu cầu thực tế. Các văn bản pháp quy, các tiêu chuẩn, chế độ, chính sách... cần được đầy đủ, thống nhất, phù hợp. Song thực tế, ở Việt Nam quản lý chuỗi thực phẩm “từ trang trại đến bàn ăn” do nhiều Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào dẫn đến tình trạng để trôi nổi, bỏ ngỏ nhiều cơ sở, nhiều chỗ lại chồng chéo.

Theo quy định cấp Bộ, Bộ Y tế là cơ quan đầu mối, chủ trì các vấn đề liên quan đến ATTP, cấp tỉnh Sở Y tế là cơ quan chủ trì, đầu mối nhưng kết quả thực hiện thì ngành nào chịu trách nhiệm trước Bộ, ngành đấy, các ngành liên quan không chịu trách nhiệm trước Bộ y tế, Sở Y tế, lợi ích bộ phận gắn

BCĐ liên ngành về Phòng Y tế TTYT huyện

ATVSTP Tỉnh Sở y tế Chi cục ATVSTP

BCĐ liên ngành về Phòng Y tế TTYT huyện

ATVSTP huyện Phòng y tế Trung tâm y tế huyện

BCĐ liên ngành

bó hơn lợi ích toàn cục, dẫn đến thiếu tính ổn định, khó thống nhất trong bộ máy quản lý. Đây là vấn đề bất cập trong quản lý của cơ chế chính sách.

Bộ máy QLNN về ATTP của ngành Y tế hiện tại so với chức năng, nhiệm vụ được giao còn nhỏ bé. Cấp TW có Cục ATTP, cấp tỉnh có Chi cục ATTP là cơ quan chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ QLNN về ATTP. Tại tuyến cơ sở, có các bộ phận liên quan ở cấp huyện có Phòng y tế, khoa ATTP thuộc Trung tâm y tế huyện; cấp xã, phường mỗi xã, phường có 1 cán bộ chuyên trách ATTP nhưng đều kiêm nhiệm các chương trình khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyên truyền phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 36 - 39)