Những hạn chế, tồn đọng và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyên truyền phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 64 - 71)

- Y tế Sức khoẻ:

3. Đài truyền thanh các huyện, thị xã

2.4.2. Những hạn chế, tồn đọng và nguyên nhân

- Nguy cơ tiềm ẩn mất an toàn vệ sinh thực phẩm còn cao, nhất là trong loại hình kinh doanh thức ăn đường phố.

- Nhận thức về đảm bảo an toàn thực phẩm ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế.

- Nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia VSATTP do Trung ương cấp còn hạn chế, mỗi năm ít dần, không đủ hoạt động nên công tác thông tin truyền thông chưa được triển khai rộng rãi và đa dạng; công tác thanh tra kiểm tra tuy được tổ chức đều khắp trên địa bàn tỉnh nhưng tần suất kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm còn thấp; hoạt động thanh tra chuyên ngành chủ yếu tập trung vào các dịp lễ, tết, tháng hành động vì ATTP,..trong khi lực lượng có chức năng kiểm tra, giám sát còn mỏng, chưa

có phòng kiểm nghiệm đạt chuẩn quốc gia, cơ sở vật chất, trang thiết bị tác nghiệp còn thiếu nên chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý ATTP.

- Lực lượng đội ngũ CBCCVC hoạt động trong lĩnh vực ATTP trên địa bàn tỉnh thiếu nhiều so với yêu cầu nhiệm vụ. Đặc biệt, tuyến xã/phường/thị trấn không có biên chế chuyên trách ATVSTP mà chỉ có 71 cộng tác viên ATVSTP/71 xã/phường/thị trấn; tuyến huyện/thị xã chưa có biên chế chuyên trách quản lý ATTP thuộc Ngành Nông nghiệp và Ngành Công thương.

- Công tác xử lý vi phạm hành chính về lĩnh vực VSATTP ở một số huyện, đặc biệt là tuyến xã, phường/thị trấn còn hạn chế, chủ yếu là nhắc nhở.

- Ý thức chấp hành các điều kiện đảm bảo VSATTP của một số chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm còn hạn chế, còn chạy theo lợi nhuận, chưa quan tâm đến công tác đảm bảo chất lượng VSATTP.

- Đối với Ngành Công thương: Qua công tác kiểm tra, kiểm soát đa số các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được kiểm tra chưa chấp hành tốt các quy định của pháp luật về ATTP (188 cơ sở vi phạm/190 cơ sở được kiểm tra, chiếm 98,9%), cụ thể các lỗi vi phạm chủ yếu: kinh doanh thực phẩm hết hạn sử dụng; chưa chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu dùng để sản xuất; người sản xuất, kinh doanh không có Giấy xác nhận kiến thức về ATTP, không khám sức khoẻ định kỳ theo quy định; sử dụng nước không đạt quy chuẩn kỹ thuật để sản xuất; chưa kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm theo quy định; chưa thường xuyên duy trì điều kiện vệ sinh tại nơi sản xuất, kinh doanh theo quy định; chưa lưu giữ những thông tin liên quan đến việc sản xuất, kinh doanh để đảm bảo truy xuất được nguồn gốc thực phẩm khi có sự cố xảy ra.

- Đối với Ngành Nông nghiệp: Các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản trên địa bàn có quy mô nhỏ, nguồn vốn đầu tư hạn hẹp, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn hạn chế và đa số

chưa xây dựng được chương trình giám sát chất lượng, VSATTP cũng như chưa công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.

- Cơ chế chính sách trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Hệ thống văn bản quy định về ATTP đã hoàn chỉnh, nhưng hướng dẫn của ngành, địa phương chưa kịp thời. UBND tỉnh Đắk Nông đã ban hành quyết định phân công trách nhiệm trong 3 ngành: Y tế, Công thương, Nông nghiệp nhưng quá trình thực hiện còn nhiều chồng chéo, bất cập, không thống nhất. Một cơ sở thực phẩm có nhiều ngành quản lý vừa dễ dẫn đến không thống nhất, đồng bộ trong quản lý, đồng thời quy định chồng chéo gây phiền hà cho các cơ sở thực phẩm như cơ sở sản xuất bánh kẹo, sữa, do ngành Công thương quản lý và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nhưng công bố tiêu chuẩn sản phẩm lại do ngành Y tế đảm nhiệm. Hoặc các cơ sở sản xuất bún sạch, nước tương do ngành Nông nghiệp quản lý và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nhưng công bố tiêu chuẩn sản phẩm lại do ngành Y tế đảm nhiệm.

- Hoạt động tuyên truyền phổ biến về an toàn thực phẩm

Các cơ quan, ban ngành, UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo, đài, đặc biệt huy động hệ thống loa truyền thanh ở xã, phường, thị trấn tham gia tuyên truyền về ATTP với số lượng hạn chế. Hầu hết không tổ chức các buổi tọa đàm, nói chuyện chuyên đề ATTP, viết bài tuyên truyền; tổ chức treo băng rôn, khẩu hiệu tại xã, thị trấn với số lượng không đáng kể người dân cũng không mấy quan tâm nên chưa phát huy tác dụng của công tác tuyên truyền.

-Công tác tài chính

Nguồn tài chính đầu tư cho lĩnh vực tuyên truyền về ATTP có chiều hướng giảm xuống, phê duyệt kế hoạch còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các hoạt động trong công tác tuyên truyền phổ biến về ATTP.

Tiểu kết Chương 2

Qua phân tích thực trạng trên cho thấy, QLNN về ATTP còn một số hạn chế và tồn tại như sau:

Một là, các văn bản, quy định phục vụ cho công tác QLNN ban hành chậm, thiếu đồng bộ, nhiều quy định đã lạc hậu. Các văn bản về vấn đề ATTP tuy nhiều nhưng thiếu tính thiết thực, thiếu đồng bộ, nhiều văn bản lạc hậu không còn phù hợp với tình hình ATTP hiện nay. Nhiều văn bản ban hành thì khó hiểu đối với các cán bộ thực thi và người tiêu dùng nên hiệu quả trong công tác phòng, chống ATTP chưa cao. Nhiệm vụ giữa các ngành, bộ trong công tác QLNN về ATTP chồng chéo. Việc ban hành các văn bản còn nhiều vấn đề tồn tại trong đó gây nhiều khó khăn cho công tác QLNN về ATTP trong cả nước cũng như trên địa bàn gặp nhiều khó khăn.

Hai là, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm chưa thường xuyên và hiệu quả còn thấp. Công tác thanh tra, kiểm tra tuy đã tăng lên trong những năm gần đây nhưng số lần thanh tra, kiểm tra như vậy chưa đủ trong điều kiện để giải quyết vấn đề ATTP hiện nay trên địa bàn. Hệ thống thanh tra, kiểm tra chuyên ngành ATTP chưa hình thành đồng bộ từ trung ương đến địa phương, đội ngũ cán bộ còn thiếu về số lượng và yếu về chuyên môn nghiệp vụ, chưa được tập huấn về nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra, chưa đảm bảo thực thi năng lực nhiệm vụ do đó chưa phát huy được hiệu quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra trong công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn. Việc xử lý vi phạm còn nhiều bất cập như mức xử phạt thấp, thiếu tính răn đe, cùng một hành vi vi phạm nhưng mức xử lý không thống nhất giữa các văn bản. Tại tuyến cơ sở cán bộ tham mưu công tác ATTP yếu về nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính.

Ba là, công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về ATTP trên địa bàn còn hạn chế. Việc tuyên truyền giáo dục về ATTP trên địa bàn còn mang tính hình thức, làm qua loa

người cùng tiếp nhận được thông tin tuyên truyền; những văn bản, bài viết để tuyên truyền chưa có kế hoạch tổng thể, đa phần là do yêu cầu của tình hình thực tế, hay khi có dịch bệnh xảy ra. Do một số văn bản ban hành về ATTP khó hiểu đối với cả những người làm công tác tuyên truyền và những người tiêu dùng, người bán hàng trong việc nhận thức. Điều này dẫn đến việc tuyên truyền giáo dục gặp nhiều khó khăn, hậu quả là những vụ vi phạm về ATTP vẫn nhiều, người bán hàng vẫn tiếp diễn vi phạm ATTP do sự nhận thức về các điều kiện để đảm bảo ATTP yếu.

Bốn là, hệ thống bộ máy QLNN về ATTP còn yếu, phân tán và thiếu sự đồng bộ. Việc phối hợp giữa các cơ quan QLNN về ATTP trên địa bàn còn lỏng lẻo, các cơ sở chưa có sự phối hợp quản lý nên gây chồng chéo trong việc quản lý, mạnh ai người ấy làm. Công tác đảm bảo ATTP chưa được UBND các cấp quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, đặc biệt đối với xã, phường còn bỏ ngõ mảng ATTP lĩnh vực ngành Nông nghiệp và Công thương phụ trách. Công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý chuyên ngành còn chưa đồng bộ, cùng một cơ quan tại địa phương nhưng có thể chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của nhiều cơ quan cấp trung ương dẫn đến khó khăn trong việc bố trí nguồn lực, kinh phí triển khai công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn.

Năm là, Hiện nay nguồn nhân lực trong công tác tuyên truyền phổ biến về an toàn thực phẩm. Là yếu tố quan trọng trong hoạt động TTPB về ATTP. Trình độ của cán bộ làm công tác phù hợp với chuyên ngành được quản lý, giúp cho cán bộ quản lý cư xử đúng mực, nhanh nhẹn nắm bắt các thông tin, khả năng phân tích thông tin để đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời. Bởi vậy việc lựa chọn cán bộ có trình độ học vấn và trình độ chuyên môn phù hợp giúp cho hoạt động quản lý có hiệu quả. Hiện nay, nguồn nhân lực trong công tác tuyên truyền phổ biến về ATTP ở các huyện, thị xã đã được hình thành đầy đủ ở các tuyến, tuy nhiên do trình độ cán bộ, kinh nghiệm công tác có ảnh

hưởng nhiều đến hoạt động quản lý; Đội ngũ cán bộ xã, thị trấn đã được đào tạo tập huấn hàng năm. Tuy nhiên, đánh giá mức độ hoàn thành công việc chưa được cao và số lượng, trình độ chuyên môn của một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.

Sáu là, Cơ chế tài chính. Nguồn tài chính là điều kiện cần thiết để duy trì công tác tuyên truyền phổ biến về ATTP và triển khai các hoạt động trong quản lý về ATTP. Cơ chế tài chính phù hợp không những khuyến khích, động viên đội ngũ cán bộ làm có nhiệt tình, hăng say, yên tâm trong công tác từ đó nâng cao hiệu quả TTPB mà còn phát triển và đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn như mở rộng hệ thống kiểm nghiệm về ATTP, đầu tư trang thiết bị cần thiết cho hoạt động tuyên truyền, tập huấn, thanh kiểm tra. Ngoài ra, nguồn kinh phí cho duy trì tác tuyên truyền phổ biến về ATTP qua các năm chủ yếu đầu tư cho bộ máy quản lý hành chính, mua sắm trang thiết bị. Thiếu kinh phí hoạt động đã làm giảm hiệu quả trong công tác tuyên truyền.

Bảy là, Cơ sở vật chất, trang thiết bị. Đây là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng công việc của cán bộ làm công tác quản lý. Cơ sở vật chất tốt, cán bộ làm việc hiệu quả hơn, chính xác hơn. Tránh được tình trạng lãng phí thời gian và công sức. Các thông tin truyền thông được truyền đạt nhanh hơn, chính xác hơn. Các cán bộ có điều kiện tìm hiểu thêm các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ tốt cho công việc của mình.

Tám là, Sự phối hợp của cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Việc phân cấp chưa rõ ràng, cụ thể dẫn đến quản lý chồng chéo chưa đồng bộ trong quản lý:

- Nhiều cơ quan cùng quản lý một cơ sở, cùng một lúc tiến hành thanh tra, kiểm tra, cấp phép đã gây khó khăn, tạo áp lực cho cơ sở thực phẩm.

- Sự phối hợp giữa các ngành còn mang tính bị động, chưa có quy chế phối hợp, chưa có kế hoạch chủ động phối hợp, sự phối hợp không thường

xuyên, liên tục. Chưa phát huy được sức mạnh liên ngành trong phối hợp công việc.

Tóm lại, công tác QLNN về ATTP trên địa bàn nói riêng và trong cả nước nói chung còn nhiều hạn chế và bất cập. Do vậy, nó đòi hỏi cần có sự quan tâm hơn nữa của Đảng và Nhà nước trong việc nghiên cứu và hoàn thiện công tác QLNN về ATTP.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyên truyền phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 64 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)