- Y tế Sức khoẻ:
3. Đài truyền thanh các huyện, thị xã
3.1. Quan điểm tăng cường tuyên truyền phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông hiện nay
toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông hiện nay
Việc tăng cường TTPB về VSATTP trên địa bàn tỉnh Đắk Nông hiện nay cần được quán triệt trên các hướng cơ bản sau:
- Tuyên truyền phổ biến về VSATTP cần thường xuyên, kịp thời, đầy đủ thông tin, kiến thức
- Tuyên truyền phổ biến về VSATTP cần đến được với đa số nhân dân - Tuyên truyền phổ biến về VSATTP cần sự quan tâm chỉ đạo sát sao của người có thẩm quyền, trách nhiệm và sự tham gia chủ động của các cơ quan thông tin đại chúng.
Ngoài ra, cần tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở các huyện, thị xã tỉnh Đắk Nông. Đây được coi là vấn đề cơ bản trong QLNN về VSATTP ở Đắk Nông hiện nay.
Tăng cường công tác phối hợp của các ban, ngành đoàn thể của các cấp chính quyền về đảm bảo ATTP như: tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên trong tổ chức và người lao động tích cực hưởng ứng các hoạt động bảo đảm ATTP; phối hợp với các cơ quan chuyên môn của thành phố hướng dẫn kiến thức, thực hành đúng cho nhân dân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm về liên kết sản xuất bảo đảm ATTP nông lâm thủy sản theo chuỗi và hướng dẫn người tiêu dùng chọn mua thực phẩm có nhãn nhận diện được xác nhận an toàn.
Tăng cường và nâng cao hiệu lực QLNN về ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Bổ sung nhân lực làm công tác ATTP từ thành phố đến xã, phường. Thường xuyên đào tạo, tập huấn nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ; bổ sung kinh phí đầu tư cho lĩnh vực ATTP. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, tuyên truyền về ATTP cho cán bộ công chức, viên chức tham gia.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đa dạng hóa các loại hình tuyên truyền làm thay đổi hành vi có lợi cho người dân đặc biệt là những người kinh doanh, chế biến, sản xuất thực phẩm. Nêu gương những cá nhân, tập thể, cơ sở chấp hành tốt quy định của pháp luật về ATTP. Tổng kết, động viên khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong công tác đảm bảo ATTP.
Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định của pháp luật về ATTP. Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật về ATTP.
Đầu tư, nâng cấp về hệ thống kiểm nghiệm, xét nghiệm tại trung tâm Y tế thành phố. Đào tạo bồi dưỡng chuyên sâu cho cán bộ làm công tác xét nghiệm, kiểm nghiệm.
Nâng cao nhận thức, thực hành về ATTP và ý thức trách nhiệm của người kinh doanh thực phẩm phải đảm bảo ATTP; cải thiện thói quen vệ sinh ăn uống của người tiêu dùng, hướng cộng đồng cùng tham gia giám sát ATTP đối với hoạt động kinh doanh thực phẩm.
Tổ chức tập huấn, hội nghị, hội thảo nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ có liên quan; đa dạng hóa nguồn lực tài chính từ các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị, xã hội, các tổ chức nghề nghiệp, cá nhân trong việc tham gia bảo đảm ATTP.
Nâng cao vai trò và năng lực quản lý của UBND các cấp trong việc kiểm soát ATTP, gắn công tác bảo đảm ATTP với phong trào văn minh đô thị và xây dựng đời sống văn hóa sức khỏe.
Tham mưu UBND ban hành văn bản chỉ đạo công tác bảo đảm ATTP, trong đó: các loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố bao gồm các nội dung:
- Về công tác quy hoạch để xây dựng phường/xã điểm, khu thức ăn đường phố tập trung.
- Về xây dựng những tuyến đường không có kinh doanh thức ăn đường phố tập trung, đảm bảo văn minh đô thị, an toàn giao thông.
- Hỗ trợ kinh phí về khám sức khỏe, tập huấn xác nhận kiến thức ATTP, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện…
- Về cơ chế phối hợp kiểm tra, giám sát, xử lý.
- Về giao trách nhiệm cho UBND cấp huyện, UBND cấp xã trong công tác quản lý thức ăn đường phố.
- Về tiêu chuẩn phường - thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị và xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới có đánh giá tiêu chí ATTP trong kinh doanh thức ăn đường phố.
Kiểm soát tốt ATTP tại các chợ, bảo đảm nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm phục vụ cho chế biến thức ăn đảm bảo an toàn.
Xây dựng mô hình điểm về nâng cao năng lực TTPB về VSATTP ở các phường, xã.
Thiết lập hệ thống giám sát ô nhiễm thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm, chủ động phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.
Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về ATTP trong các đợt cao điểm: bảo đảm ATTP trong dịp tết Nguyên đán, Tháng hành động vì chất lượng ATTP, tết Trung thu…; kiện toàn hệ thống tổ chức kiểm tra chuyên ngành ATTP; bảo đảm nguồn nguyên liệu sạch phục vụ trong chế biến thức ăn, đặc biệt đối với các nguyên liệu thực phẩm tươi sống, bao gói được bày bán tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại và các hộ kinh doanh trên địa bàn
giám sát chất lượng thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, xử lý sự cố về thực phẩm và thông tin, cảnh báo nguy cơ ô nhiễm thực phẩm.
Chủ động ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm, sẽ làm giảm bớt gánh nặng bệnh tật do thực phẩm không an toàn gây ra, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống.