giao tiếp đối với đội ngũ công chức, viên chức, lao động
Đào tạo là làm cho trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định. Đào tạo được xem là quá trình tác động đến con người làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách hệ thống, nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và nhận một sự phân công lao động nhất định. Như vậy, khái niệm đào tạo có nghĩa hẹp hơn giáo dục, thường đào tạo đề cập đến giai đoạn sau, khi một người đã đạt đến một độ tuổi nhất định, có một trình độ nhất định.
Đào tạo được xác định như là quá trình làm biến đổi hành vi của con người một cách có hệ thống, thông qua việc học tập. Việc học tập này có
được là kết quả của việc giáo dục, hướng dẫn, phát triển và lĩnh hội kinh nghiệm một cách có kế hoạch.
Có thể hiểu một cách khái quát, đào tạo được xác định là một quá trình có kế hoạch làm biến đổi thái độ, kiến thức, hoặc kỹ năng thông qua việc học tập, rèn luyện để làm việc có hiệu quả trong một hoạt động hay trong một loạt các hoạt động nào đó. Mục đích của nó, xét theo tình hình công tác ở cơ quan là phát triển nâng cao năng lực cá nhân và đáp ứng nhu cầu nhân lực hiện tại và tương lai của cơ quan.
Khác với đào tạo, bồi dưỡng là khái niệm được dùng với nghĩa là cập nhật, bổ túc thêm một số kiến thức, kỹ năng cần thiết, nâng cao hiểu biết sau khi đã được đào tạo cơ bản, cung cấp thêm những kiến thức chuyên ngành, mang tính ứng dụng...
Như vậy, đào tạo, bồi dưỡng về văn hóa giao tiếp, thực hiện văn hóa giao tiếp là quá trình trang bị một cách có hệ thống và liên tục bổ sung, cập nhật nhằm không ngừng hoàn thiện, nâng cao hiểu biết và kỹ năng về văn hóa giao tiếp, thực hiện văn hóa giao tiếp của đội ngũ công chức, viên chức nói chung, công chức, viên chức Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội nói riêng.
Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng văn hóa giao tiếp và thực hiện văn hóa giao tiếp có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện văn hóa giao tiếp của viên chức Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội, thể hiện ở những điểm cụ thể như: Tạo ra nhận thức mang tính hệ thống, đầy đủ về khái niệm, chức năng, vai trò của thực hiện văn hóa giao tiếp trong thực thi nhiệm vụ; các mục tiêu, yêu cầu, nguyên tắc cơ bản trong thực hiện văn hóa giao tiếp; trang bị một số kỹ năng thực hiện văn hóa giao tiếp cụ thể... Từ đó, trực tiếp làm thay đổi các hiểu biết trước đây, thúc đẩy việc rèn luyện, nâng cao năng lực trong thực hiện văn hóa giai tiếp của viên chức.
Để đào tạo, bồi dưỡng về văn hóa giao tiếp và thực hiện văn hóa giao tiếp cho công chức, viên chức, lao động hợp đồng của Văn phòng Đăng ký đất đai
Hà Nôi, cần có đề án hoặc kế hoạch mô tả chi tiết về tính cần thiết, vai trò, mục tiêu, giải pháp, quá trình thực hiện, các nguồn lực thực hiện làm căn cứ.
Việc đào tạo, bồi dưỡng văn hóa giao tiếp và thực hiện văn hóa giao tiếp của viên chức Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội có thể thực hiện thông qua hai phương án: Một là, thực hiện chung với hệ thống các cơ quan, đơn vị, tổ chức khác của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, các cơ quan, ban ngành khác của thành phố Hà Nội; Hai là, thực hiện một cách độc lập.
Phương án thứ nhất đặt ra yêu cầu cần phải đạt được sự thống nhất chung từ một cơ quan, đơn vị chủ quản hoặc cần phải có sự phối hợp, nhất trí và mang tính hợp tác giữa các cơ quan, đơn vị. Phương án thứ hai đòi hỏi phải xây dựng được một kế hoạch khoa học, khả thi và có nguồn lực thực hiện dồi dào.
Do vậy, thứ tự ưu tiên trong việc lựa chọn phương án vẫn thiên về việc sử dụng phương án thứ nhất. Theo đó, Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội cần chủ động đề xuất, tham mưu cho lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố trong việc ban hành chủ trương và xây dựng kế hoạch thực hiện đào tạo, bồi dưỡng về văn hóa giao tiếp và thực hiện văn hóa giao tiếp cho cán bộ, công chức, viên chức của ngành tài nguyên – môi trường nói chung, trong đó có đội ngũ viên chức Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội.