Quan điểm của Đảng và Nhà nước về ứng dụng công nghệ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính tại ủy ban nhân dân huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 27 - 29)

1.2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về ứng dụng công nghệ thông tintrong cải cách hành chính trong cải cách hành chính

Cuộc cách mạng CNTT cùng với quá trình toàn cầu hóa đã và đang tác động mạnh mẽ, toàn diện, đồng thời tạo cơ hội cho những chuyển biến căn bản tích cực đến mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên toàn thế giới. Nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đã nắm bắt được cơ hội ứng dụng CNTT, phát huy thế mạnh, tăng cường năng lực kinh tế xã hội tạo nên những bước chuyển biến góp phần đưa đất nước ngày càng phát triển.

Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000, về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chỉ thị đã khẳng định:

CNTT là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của thế giới hiện đại. Ứng dụng và phát triển CNTT ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hóa các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa[1, tr.1].

Năm 2005 khi Đảng ta đề ra chủ trương tiếp tục đẩy mạnh CCHC, cũng đã xác định: Phát triển CNTT là một trong những giải pháp để hiện đại hóa nền hành chính và là công cụ quan trọng trong việc thực hiện CCHC. Với mong muốn tạo nên sự công bằng, minh bạch và hiệu quả, việc ứng dụng CNTT trong CCHC còn được xác định là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, giảm phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

Năm 2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2007/NĐ-CP về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Nghị định này là sự thể chế hóa chủ trương của Đảng, nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, góp phần nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của Chính phủ, phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp; nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp; thúc đẩy phát triển kinh tế góp phần quan trọng vào sự thành công của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Quyết định 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT và truyền thông đã xác định mục tiêu phát triển nguồn nhân lực CNTT đạt tiêu chuẩn quốc tế; xây dựng công nghiệp CNTT, đặc biệt là công nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP và xuất khẩu; thiết lập hạ tầng viễn thông băng thông rộng trên cả nước; ứng dụng hiệu quả CNTT trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

Ngày 08/11/2011, Chính phủ đã ban hành ban hành Nghị quyết số 30c/NQ-CP quy định rõ Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011 − 2020. Chương trình được ban hành có một ý nghĩa to lớn, là văn bản pháp lý định hướng toàn bộ tiến trình CCHC nhà nước từ nay đến năm 2020. Trong đó nêu rõ các nội dung hiện đại hoá hành chính: Đẩy mạnh

ứng dụng CNTT - truyền thông trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước để đến năm 2020: 90% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử; cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc; bảo đảm dữ liệu điện tử phục vụ hầu hết các hoạt động trong các cơ quan; hầu hết các giao dịch của các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện trên môi trường điện tử, mọi lúc, mọi nơi, dựa trên các ứng dụng truyền thông đa phương tiện; hầu hết các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến trên mạng ở mức độ 3 và 4, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh nghiệp; ứng dụng CNTT - truyền thông trong quy trình xử lý công việc của từng cơ quan hành chính nhà nước, giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và trong giao dịch với tổ chức, cá nhân, đặc biệt là trong hoạt động dịch vụ hành chính công, dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp công; công bố danh mục các dịch vụ hành chính công trên mạng thông tin điện tử hành chính; xây dựng và sử dụng thống nhất biểu mẫu điện tử trong giao dịch giữa cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức và cá nhân, đáp ứng yêu cầu đơn giản và cải cách thủ tục hành chính.CNTT và truyền thông là động lực quan trọng góp phần bảo đảm sự tăng trưởng và phát triển bền vững của đất nước, nâng cao tính minh bạch trong các hoạt động của cơ quan nhà nước, tiết kiệm thời gian, kinh phí cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính tại ủy ban nhân dân huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)