chính tại thành phố Đà Nẵng
Một số kết quả nổi bật trong việc ứng dụng CNTT trong CCHC tại thành phố Đà Nẵng đó là:
Thành phố luôn dẫn dầu bảng xếp hạng đánh giá của Bộ TT&TT về mức độ ứng dụng CTTT trong các cơ quan nhà nước cũng như đánh giá của Hội Tin học Việt Nam về chỉ số sẵn sàng ứng dụng CNTT (ICT-Index) trong suốt mấy năm qua. Trong khu vực và quốc tế, Đà Nẵng cũng là địa phương duy nhất của Việt Nam đến nay đã nhận được giải thưởng của tổ chức FutureGov vào năm 2011 và giải thưởng xuất sắc trong thu hẹp khoảng cách số của tổ chức Chính quyền điện tử thế giới (WeGO) năm 2014. Đà Nẵng là địa phương đầu tiên tổ chức khánh thành Hệ thống thông tin Chính quyền điện tử vào ngày 22/7/2014.
Nền tảng ứng dụng Chính quyền điện tử (Da Nang eGovPlatform) là một nền tảng tích hợp, cung cấp môi trường hoạt động và liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các ứng dụng CNTT-TT. Nền tảng này kế thừa mô hình, công nghệ và kinh nghiệm do Cơ quan thông tin quốc gia Hàn Quốc (NIA) chuyển
giao với dữ liệu được quản lý tập trung trong toàn bộ thành phố, cung cấp một cổng làm việc tích hợp, dùng chung cho toàn bộ CBCCVC, người dân và doanh nghiệp, áp dụng trên phạm vi nhiều cơ quan nhà nước khác nhau, nhiều lĩnh vực ứng dụng khác nhau.
Một số kinh nghiệm trong việc ứng dụng CNTT tại thành phố Đà Nẵng: Thứ nhất, có sự chỉ đạo xuyên suốt, quyết liệt của lãnh đạo Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố đến lãnh đạo các cấp, các ngành.
Thứ hai, triển khai kịp thời, đầy đủ các chủ trương của thành phố về tăng cường ứng dụng CNTT trong CCHC nhằm thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; xác định rõ tầm quan trọng về trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc chỉ đạo thực hiện công tác này.
Thứ ba, căn cứ vào chương trình cải cách tổng thể của Chính phủ, xây dựng chương trình kế hoạch thực hiện 05 năm, hàng năm phù hợp với điều kiện thực tế của Thành phố.
Thứ tư, bồi dưỡng nghiệp vụ phát triển các ứng dụng dịch vụ hành chính công trực tuyến cho đội ngũ công chức chuyên trách CNTT tại các sở, ban, ngành, quận, huyện.
Thứ năm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá về các ứng dụng dịch vụ hành chính công trực tuyến.
Thứ sáu, thường xuyên theo dõi, giám sát, kiểm tra, thanh tra về việc ứng dụng CNTT tại các đơn vị, phải được tiến hành thường xuyên, có thể lặp đi lặp lại ở những đơn vị còn nhiều hạn chế, yếu kém nhằm tạo kết quả chuyển biến thực sự rõ nét về kỷ luật, kỷ cương hành chính, năng lực quản lý, điều hành và chất lượng dịch vụ công.
1.3.2. Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hànhchính tại thành phố Hà Nội chính tại thành phố Hà Nội
Thời gian qua, Hà Nội được đánh giá cao với mức độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển CNTT, đứng thứ 2/63 tỉnh thành và đứng thứ 3/63 (ICT
Index) do Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Tin học Việt Nam xếp hạng. Kết quả nàycó được do việc thực hiện Chương trình mục tiêu ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước TP Hà Nội đã có nhiều đổi mới. Điều này, góp phần thay đổi phương thức điều hành, quản lý của các Sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã, thúc đẩy CCHC, nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Một số kinh nghiệm kết quả đạt được trong việc ứng dụng CNTT trong CCHC đó là:
Thứ nhất, đổi mới trong chỉ đạo, phân công trách nhiệm tới tới từng thành viên Ban chỉ đạo chương trình CNTT; liên tục kiểm tra, rà soát tiến độ tình hình triển khai ứng dụng CNTT tại các đơn vị, kịp thời nắm bắt tình hình để kịp thời nắm bắt tình hình để chỉ đạo, định hướng.
Thứ hai, xây dựng các chương trình kế hoạch 05, hàng năm, lộ trình thực hiện cụ thể phù hợp với điều kiện của từng cơ quan, đơn vị.
Thứ ba, triển khai đồng bộ, hiệu quả các dịch vụ công, dịch vụ công trực tuyến theo một lộ trình phù hợp, hiệu quả.
Thứ 4, tăng cường công tác, thanh tra, kiểm tra trong việc ứng dụng CNTT thông tin tại các cơ quan, đơn vị; tổng chức định kỳ tổ chức hội nghị kết quả triển khai các chỉ thị, quyết định về việc ứng dụng CNTT trong CCHC.
Thứ năm, gắn kết chỉ tiêu triển khai ứng dụng CNTT vào tiêu chí đánh giá thi đua trong các cơ quan và yêu cầu bắt buộc trong công tác cán bộ; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức trong việc triển khai ứng dụng.
Tiểu kết chƣơng 1
Chương 1 tác giả đã trình bày làm rõ những vấn đề cơ bản của CCHC như: Khái niệm CCHC; mục tiêu, vai trò của CCHC; nội dung chương trình CCHC. Những vấn đề lý luận ứng dụng CNTT trong CCHC như: Khái niệm, nội dung và nguyên tắc ứng dung CNTT trong CCHC, các bộ tiêu chí đánh giá mức độ ứng dụng CNTT trong CCHC để làm cơ sở lý luận cho việc đánh giá thực trạng mức độ ứng dụng CNTT trong CCHC tại UBND huyện Yên Phong. Tác giả cũng đã đưa ra hai bài học kính nghiệm của 02 thành phố lớn là Đà Nẵng, Hà Nội trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong CCHC. Từ đó rút ra kinh nghiệm cho việc đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong CCHC ở chương 3.
Chương 2
THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH 2.1. Khái quát về huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Yên Phong
Yên Phong là một huyện đồng bằng, nằm ở phía tây tỉnh Bắc Ninh, thuộc vùng Châu thổ Sông Hồng. Phía Bắc lấy Sông Cầu làm giới hạn, Yên Phong giáp với hai huyện Hiệp Hòa và Việt Yên (tỉnh Bắc Giang). Phía Nam giáp huyện Đông Anh (TP. Hà Nội), huyện Từ Sơn, huyện Tiên Du (Bắc Ninh). Phía Đông giáp thành phố Bắc Ninh (Bắc Ninh). Phía Tây giáp huyện Đông Anh, huyện Sóc Sơn (TP. Hà Nội).
Yên Phong có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế, có đường QL 18 nối sân bay Quốc tế Nội Bài (cách trung tâm huyện hơn 20km về phía tây) với cảng nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh), đoạn đi qua Yên Phong từ Tây bắc xuống Đông nam dài 14 km; đường QL3 nối Hà nội với Thái Nguyên đoạn qua huyện Yên Phong đã được triển khai xây dựng năm 2009 chiều dài
6,77km. Đường tỉnh lộ 295 và 277 đi từ phía bắc qua trung tâm huyện có nút giaovới QL18 xuống phía nam, nối vào Quốc lộ 1A; đường ĐT286 từ Bắc Ninh sang Hà Nội có nút giao cắt với Quốc lộ 3. Cùng với sự đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Nội Bài - Quảng Ninh, Hà Nội - Thái Nguyên, cầu Đông Xuyên đi Bắc Giang rất thuận lợi cho giao thông đi lại, đây là điều kiện tốt thu hút các nhà đầu tư.
Yên Phong có diện tích tự nhiên 9676,34 ha (Trong đó đất nông nghiệp: 6127,78 ha; đất chuyên dùng: 1910 ha; đất ở: 929,20 ha; còn lại là đất có mặt nước ao, hồ, chưa sử dụng là: 34,03 ha ).
Theo số liệu thống kê 2016, dân số Yên Phong là: 162.592 người, chiếm 14,08% dân số toàn tỉnh, (trong đó nam: 76.786 người và nữ 85.806 người).
Tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn tăng cao, năm 2016 đạt 50.718 tỷ đồng - giá so sánh 2013; tốc độ tăng bình quân đạt 29,2 %/năm; cơ cấu kinh tế trên địa bàn tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng 95% (tăng 6,3%); khu vực dịch vụ 3,5% (giảm 2,9%); nông nghiệp 1,5% (giảm 3,4%) [30, tr1].
Hình2.1: Bản đồ hành chính huyện Yên Phong
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử huyện Yên Phong)
Khu công nghiệp Yên Phong I thu hút 74 doanh nghiệp trong và ngoài nước; trong đó các tập đoàn lớn như: SamSung, Orion,… Cụm công nghiệp đa nghề Đông Thọ có 29 doanh nghiệp đầu tư với tổng số vốn đăng ký hơn 2.370 tỷ đồng. Trong đó, 55 doanh nghiệp FDI đăng ký với tổng mức đầu tư 3,2 tỷ USD.
Công tác ứng dụng CNTT trong CCHC ở địa phương do đó có những thuận lợi như:Yên Phong có vị trí địa lý thuận lợi, có địa hình bằng phẳng, cơ sở hạ tầng giao thông, xây dựng, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp… đã và đang trong quá trình được xây dựng, hoạt động và phát triển. Đây là điều kiện để các doanh nghiệp phát triển hạ tầng viễn thông, CNTT, phát thanh truyền hình phối kết hợp phát triển hạ tầng mạng một cách đồng bộ, có tính hiệu quả và giá trị đầu tư lâu dài.
Yên Phong là huyện có phong trào giáo dục phát triển mạnh, luôn nằm trong tốp đầu của tỉnh. Bên cạnh đó, khu công nghiệp SamSung thu hút hàng chục nghìn công nhân có trình độ cao, vị trí địa lý nằm sát Thành phố Hà Nội - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, đào tạo của cả nước. Điều kiện này vừa tạo cơ sở về thị trường và nguồn nhân lực cho Yên Phong phát triển trong dài hạn.
Trong những năm qua, kinh tế - xã hội Yên Phong tiếp tục phát triển ổn định và tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; quốc phòng, an ninh được củng cố và giữ vững, quan hệ đối ngoại tiếp tục phát triển; đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân ngày càng được nâng cao; cơ chế chính sách thu hút đầu tư bước đầu được xây dựng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bưu chính, viễn thông và CNTT. Về cơ bản, khi đời sống được nâng cao, người dân có nhu cầu nhiều hơn đối với việc sử dụng các dịch vụ truyền thông; nhu cầu đòi hỏi được ứng dụng CNTT trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, sinh hoạt cũng như giao tiếp với chính quyền; nhu cầu ứng dụng CNTT trong hoạt động chỉ đạo, điều hành của các cơ quan công quyền.
Yên Phong là một huyện công nghiệp thu hút đầu tư nước ngoàimạnh, có nền tảng trong việc phát triển công nghiệp CNTT, một lĩnh vực nếu được khai thác sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất cao và bền
vững.Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có những khó khăn, những cản trở về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội như:Yên Phong là tỉnh có mật độ dân cư lớn, nhưng mức độ phân bố không đồng đều nhất là ở các khu, cụm công nghiệp. Điều kiện kinh tế, xã hội của các cụm dân cư có sự khác biệt giữa khu vực thành thị và nông thôn. Do vậy, nhu cầu sử dụng các dịch vụ và sản phẩm CNTT tại các khu vực khác nhau, khó khăn cho các doanh nghiệp trong công tác phát triển dịch vụ tại mỗi địa phương. Kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nói chung có được cải thiện nhưng vẫn còn kém, nhất là khu vực nông thôn, kinh tế tăng trưởng nhưng chất lượng và hiệu quả chưa cao, tính bền vững và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; năng lực và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tỉnh còn hạn chế, chi phí sản xuất cao. Vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đối với việc sử dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông, CNTT trong quản lý và phát triển của doanh nghiệp, chưa thu hút được nhiều sự quan tâm đầu tư khai thác dịch vụ của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, chưa tận dụng được công nghệ cao tại các khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
2.1.2. Bộ máy hành chính huyện Yên Phong
Theo địa giới hành chính hiện nay, Yên Phong có 14 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm 01 thị trấn và 13 xã với 76 thôn làng, khu phố.Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Yên Phong hiện nay gồm 01 Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch và 12 ủy viên. Hoạt động quản lý nhà nước của UBND huyện được phân giao cho 12 phòng chuyên môn và 14 UBND xã, thị trấn. Theo đó, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Yên Phong có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân huyện và theo quy định của pháp luật,chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ
đạo, kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan QLNN về ngành, lĩnh vực cấp tỉnh. Bởi phạm vi quản lý của các cơ quan chuyên môn là đối với hầu hết mọi lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện nên việc triển khai ứng dụng CNTT trên địa bàn huyện nghĩa là phải triển khai tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện.
Trong công tác triển khai ứng dụng CNTT phục vụ CCHC trên địa bàn huyện Yên Phong trong giai đoạn 2013 – 2016, hiện tập trung chủ yếu tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện.
Theo số liệu thống kê, số lượng trình độ cán bộ, công chức huyện Yên Phong năm 2016) tính đến thời điểm 31/12/2016 tại cơ quan hành chính huyện Yên Phong (12 cơ quan) với tổng số 84 biên chế CBCCVC và lao động hợp đồng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Số CBCCVC làm nhiệm vụ CCHC gồm 08 cán bộ chuyên trách từ các cơ quan chuyên môn làm việc tại bộ phận một cửa chiếm 9,52%, còn lại tại các phòng chuyên môn khác là 76 người chiếm 90,48% [Phụ lục 3]. Trong đó chia ra:
Về trình độ chuyên môn: trên đại học 40 người chiếm 40,48%; đại học 48 người chiếm 57,14%; trung cấp 02 người chiếm 2,38%; Về trình độ lý luận chính trị: Cử nhân 05 người chiếm 5,95%, cao cấp 10 người chiếm 1,9%,trung cấp 35 người chiếm 41,67%, sơ cấp 11 chiếm 13,1 % và chưa qua đào tạo là 23 người chiếm 27,38%. Về trình độ quản lý nhà nước: chuyên viên chính 14 người chiếm 16,67%, chuyên viên 43 người chiếm 51,19%, chưa qua đào tạo 27 người chiếm 32,14%. Về trình độ ngoại ngữ, tin học: 02 người có trình độ Tin học từ trung cấp trở lên chiếm 2,38%, 74 người trình độ A trở lên chiếm 88,09%, chưa qua đào tạo 08 người chiếm 9,52%; Ngoại ngữ Anh văn: 52 người có trình độ A trở lên chiếm 61,9%, chưa qua đào tạo 32 người chiếm 38,1% [Phụ lục 3].
2.2. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính tại Uỷ ban nhân dân huyện Yên Phong
2.2.1. Những kết quả và nguyên nhân của những kết quả ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính
2.2.1.1. Những kết quả đạt được
- Cơ sở hạ tầng cho ứng dụng CNTT được đảm bảo:
Qua khảo sát thực tế hạ tầng ứng dụng CNTT tại các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện và UBND các xã, thị trấn cho thấy tất cả các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện đều có hệ thống máy móc, thiết bị đầy đủ, đáp ứng được các yêu cầu công việc và các nhiệm vụ chuyên môn. Tỷ lệ máy tính/CBCCVC của các cơ quan chuyên môn cấp huyện đạt 100%. Các thiết bị mạng đầy đủ đảm bảo cho việc kết nối Internet tới tất cả các máy tính; 100% các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp được trang bị máy quét văn bản (scan) để phục vụ việc gửi nhận văn bản điện tử; 30% cơ quan, đơn vị đã trang bị máy chiếu (Projector) phục vụ cho công tác chuyên môn; hệ thống truyền hình hội nghị đã được triển khai nhằm phục vụ phiên họp giao ban trực tuyến giữa UBND tỉnh với UBND huyện (Bảng 2.1).
Bảng 2.1. Thống kê hạ tầng thiết bị CNTT tại các phòng chuyên môn
STT Số máy tính Máy Kết nối Máy Switch Tên cơ quan Máy bàn Laptop Server in Internet Scan
1 VP. HĐND&UBND 15 - 01 12 20 02 2 x 24Port
2 Tài chính - Kế hoạch 06 02 01 08 08 01 16Port
3 Giáo dục & Đào tạo 08 02 - 10 12 01 2 x 8Port
4 Y Tế 02 - - 02 03 01 4Port
5 Văn hóa &Thông tin 04 02 - 04 06 02 8Port