3 11 Quan điểm về chính sách đào tạo nghề của Đảng và Nhà nƣớc
3.3.5 Đổi mới công tác phân công, phối hợp trong thực thi chính sách đào tạo
sách đào tạo nghề cho phụ nữ ở nông thôn
- Tiếp tục triển khai thực hiện chính sách đào tạo nghề theo các chương trình khuyến nông, khuyến lâm
Đây là các chƣơng trình có hình thức đào tạo đã đƣợc thực hiện khá ổn định, cần tiếp tục mở rộng đối tƣợng tham gia, không ngừng nâng cao chất lƣợng đào tạo; trong đó cần chú trọng thu hút những ngƣời tham gia đào tạo vào mạng lƣới tiêu thụ sản phẩm; bởi vì chỉ đảm bảo đƣợc “đầu ra” thì ngƣời học nghề mới thực hành nghề đƣợc đào tạo Chính sách đào tạo nghề cho LĐ nữ ở NT là một trong những nội dung quan trọng của các chƣơng trình này; việc xây dựng, thực hiện có kết quả các chính sách, chƣơng trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ ở địa phƣơng có ý nghĩa hết sức quan trọng, mang tính thuyết phục cao khi ngƣời nông dân đƣợc tận mắt nhìn thấy những kết quả sản xuất nông nghiệp qua việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, từ đó họ tin tƣởng và tự quyết định làm theo
- Tăng cường thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề phục vụ chiến lược xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp và xuất khẩu lao động
Nền kinh tế nói chung và nền NN nƣớc ta nói riêng đã và sẽ tiếp tục thực hiện chiến lƣợc xuất khẩu sản phẩm ra nƣớc ngoài; dó đó, công tác đào tạo nghề theo chiến lƣợc xuất khẩu là một nội dung cần quan tâm đầu tƣ và có ý nghĩa quan trọng đối với LĐ nữ ở NT Để thực hiện chủ trƣơng này, Thủ tƣớng Chính phủ đã có Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009, phê duyệt “Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009- 2020”; Đề án có những chính sách nhƣ: Hỗ trợ ngƣời LĐNT học bổ túc văn hóa, học nghề, học ngoại ngữ, bồi dƣỡng kiến thức cần thiết để ngƣời lao động tham gia xuất khẩu lao động; chính sách đối với ngƣời đi xuất khẩu lao động đƣợc vay tín dụng ƣu đãi với lãi suất chỉ
bằng 50% lãi suất cho vay tại thời điểm của Ngân hàng chính sách xã hội; các cơ sở dạy nghề cho ngƣời đi xuất khẩu lao động đƣợc vay tín dụng lãi suất ƣu đãi để đầu tƣ tăng quy mô đào tạo Ngoài ra, đối với lĩnh vực xuất khẩu khác c ng cần có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nhƣ vậy
- Giải pháp gắn công tác đào nghề với việc tư vấn, giới thiệu, giải quyết việc làm
Để thực hiện đƣợc mục tiêu của huyện đến năm 2020 lao động sau đào tạo nghề tìm đƣợc việc làm ổn định đạt tỷ lệ từ 85% trở lên, cần tăng cƣờng thực hiện công tác kết nối cung - cầu lao động giữa cơ sở đào tạo nghề và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhằm hỗ trợ, giải quyết việc làm cho ngƣời học sau đào tạo; giữa khu vực có LĐ nữ ở NT nhàn rỗi và các khu vực thiếu hụt lao động mùa vụ để góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời dân Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trƣờng lao động, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập, cập nhật và phổ biến thông tin thị trƣờng lao động, gắn việc thực hiện chính sách đào tạo nghề nghiệp với chính sách giải quyết việc làm sau đào tạo
Thƣờng xuyên tổ chức các hội nghị tƣ vấn, ngày hội việc làm, sàn giao dịch giới thiệu việc làm tại các xã để ngƣời dân nâng cao nhận thức, nắm bắt thông tin, tiếp cận đƣợc các chính sách của nhà nƣớc
- Giải pháp có sự liên kết đào tạo nghề giữa doanh nghiệp, nhà trường và người học nghề trong đào tạo nghề.
Đây là một trong những giải pháp đột phá trong thực hiện chính sách đào tạo nghề và đƣợc xác định là sự tăng cƣờng hợp tác, gắn kết giữa doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo và với ngƣời học nghề nhằm tạo việc làm ổn định cho ngƣời lao động sau học nghề; thực tế vừa qua sự liên kết này thực hiện chƣa đƣợc hiệu quả do những cơ chế, chính sách thực hiện chƣa đầy đủ, chƣa rõ ràng Để làm đƣợc việc đó trƣớc mắt cần phải giải quyết những khó
khăn đang tồn tại giữa doanh nghiệp và nhà trƣờng thông qua cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể và những văn bản pháp lý rõ ràng iữa các bên phải có những buổi gặp gỡ và đi đến thống nhất chƣơng trình đào tạo c ng nhƣ những yêu cầu doanh nghiệp đặt ra đối với ngƣời học và nhà trƣờng; phía doanh nghiệp có những hỗ trợ, tạo điều kiện cần thiết để ngƣời học có thể tiếp cận với các thiết bị, công nghệ hiện đại, nhằm giúp ngƣời học làm quen với thiết bị của doanh nghiệp Bên cạnh đó, cần có chính sách hỗ trợ phù hợp để doanh nghiệp đào tạo và hỗ trợ đạo tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn
Làm tốt sự liên kết thực hiện các chính sách này đƣợc đánh giá là định hƣớng tích cực, đem lại lợi ích cho cả các bên: Ngƣời học, nhà trƣờng, doanh nghiệp và xã hội; sẽ góp phần rất lớn hạn chế tình trạng học viên của các cơ sở dạy nghề ra trƣờng thất nghiệp ngày càng tăng, giảm bớt tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” và c ng giảm bớt sự “lệch pha” giữa “cung” và “cầu” trong đào tạo
- Giải pháp chính sách kết hợp giữa truyền nghề với đào tạo nghề chính quy; đa dạng hóa phương thức đào tạo nghề.
Hiện nay truyền nghề là hình thức đào tạo phổ biến tại các làng nghề, do đó cần có chính sách hỗ trợ cho các nghệ nhân, thợ lành nghề, nhất là tại các làng nghề Tăng cƣờng mở các lớp đào tạo nghề theo kiểu truyền nghề, hoặc liên kết với với các trƣờng, trung tâm dạy nghề để đào tạo nghề theo kiểu bán chính quy Duy trì và tăng cƣờng thực hiện tốt chính sách liên kết đào tạo theo quy định của Bộ Lao động - TB&XH, đặc biệt là liên kết đào tạo giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp có thể đảm nhận đến 40% chƣơng trình đào tạo; hai bên cùng hợp tác trong xác định chuẩn đầu ra, xây dựng chƣơng trình, phát triển đội ng giảng viên doanh nghiệp; tổ chức tuyển sinh/tuyển dụng; tổ chức đào tạo doanh nghiệp, ký kết hợp đồng đào tạo với ngƣời học Có chính sách khuyến khích các cơ tại sở DNN, các
doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hợp tác để tổ chức và công nhận kết quả đào tạo một số modun, môn học lý thuyết và thực hành, bao gồm cả phƣơng thức đào tạo tập trung, đào tạo từ xa, học nghề tại cơ sở sản xuất và tự học có hƣớng dẫn
- Cần làm tốt công tác dự báo cung - cầu nguồn lao động, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo; các ngành nghề cần đào tạo trong từng giai đoạn.
Việc làm tốt công tác dự báo nhu cầu nguồn lao động của từng ngành nghề trên thị trƣờng lao động ở từng giai đoạn sẽ góp phần quan trọng để các địa phƣơng đề ra các chiến lƣợc, kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực một cách hợp lý cả về số lƣợng và ngành nghề đào tạo, phục vụ cho sự phát triển T- XH của địa phƣơng mình Đây là giải pháp góp phần hạn chế sự “lệch pha”, mất cân đối giữa “cung lao động” và “cầu lao động” gây lãng phí cho gia đình và xã hội nhƣ thời gian vừa qua
- Tiếp tục hoàn thiện chủ trương, chính sách xã hội hóa công tác dạy nghề. Trong điều kiện nguồn ngân sách nhà nƣớc khó khăn, hạn chế, việc đào tạo không đáp ứng đƣợc nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển KT-XH của địa phƣơng, thì việc đẩy mạnh thực hiện chính sách xã hội hoá nhằm khuyến khích, huy động các nguồn lực bên ngoài (ngoài nhà nƣớc) là chủ trƣơng cần thiết, phù hợp với điều kiện, cơ chế thị trƣờng hiện nay