quyền cấp xã thấy cần thiết.
1.3.1.4. Những nội dung nhân dân giám sát
Nhân dân giám sát việc thực hiện các nội dung quy định tại các điều 5, 10, 13 và 19 của Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11, cụ thể:
- Điều 5: Những nội dung công khai để nhân dân biết.
- Điều 10: Những nội dung nhân dân bàn và quyết định trực tiếp. - Điều 13: Những nội dung nhân dân bàn và biểu quyết.
- Điều 19: Những nội dung nhân dân tham gia ý kiến.
1.3.1.5. Trách nhiệm tổ chức thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở ở cấp xã
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã.
Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cùng cấp trong việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã.
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận ở cấp xã có trách nhiệm giám sát việc thực hiện và tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện dân chủ ở cấp xã.
1.3.2. Nội dung của tổ chức thi hành pháp luật về dân chủ trong các cơ quan Nhà nước cơ quan Nhà nước
Đối với khối cơ quan Nhà nước cho đến nay vẫn thực hiện theo Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập (thay thế
Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 08/9/1998 của Chính phủ về ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan), gồm các nội dung sau:
Những việc phải công khai để cán bộ, công chức, viên chức biết
- Chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến công việc của cơ quan, đơn vị.
- Kế hoạch công tác hàng năm, hàng quý, hàng tháng của cơ quan, đơn vị. - Kinh phí hoạt động hàng năm, bao gồm các nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn tài chính khác; quyết toán kinh phí hàng năm của cơ quan, đơn vị; tài sản, trang thiết bị của cơ quan, đơn vị; kết quả kiểm toán.
- Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm; hợp đồng làm việc, thay đổi chức danh nghề nghiệp, thay đổi vị trí làm việc, chấm dứt hợp đồng làm việc của viên chức; đi công tác nước ngoài, giải quyết chế độ, nâng bậc lương, nâng ngạch, đánh giá, xếp loại công chức, viên chức; khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức, viên chức; các đề án, dự án và việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan, đơn vị.
- Các vụ việc tiêu cực, tham nhũng trong cơ quan, đơn vị đã được kết luận; bản kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ phải kê khai theo quy định của pháp luật.
- Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ cơ quan, đơn vị.
- Các nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị.
- Kết quả tiếp thu ý kiến của cán bộ, công chức, viên chức về những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của người đứng đầu cơ quan, đơn vị đưa ra lấy ý kiến cán bộ, công chức, viên chức quy định tại Điều 9 của Nghị định này.
- Văn bản chỉ đạo, điều hành của cơ quan quản lý cấp trên liên quan đến công việc của cơ quan, đơn vị.
Những việc cán bộ, công chức, viên chức tham gia ý kiến, người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định
- Chủ trương, giải pháp thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công việc của cơ quan, đơn vị.
- Kế hoạch công tác hàng năm của cơ quan, đơn vị. - Tổ chức phong trào thi đua của cơ quan, đơn vị. - Báo cáo sơ kết, tổng kết của cơ quan, đơn vị.
- Các biện pháp cải tiến tổ chức, hoạt động và lề lối làm việc; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống quan liêu, phiền hà, sách nhiễu nhân dân.
- Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; bầu cử, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức.
- Thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của cán bộ, công chức, viên chức.
- Các nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị.
Những việc cán bộ, công chức, viên chức giám sát, kiểm tra
- Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, kế hoạch công tác hàng năm của cơ quan, đơn vị.
- Sử dụng kinh phí hoạt động, chấp hành chính sách, chế độ quản lý và sử dụng tài sản của cơ quan, đơn vị.
- Thực hiện các nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị.
- Thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước về quyền và lợi ích của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ cơ quan, đơn vị.
Trách nhiệm tổ chức thi hành pháp luật về dân chủ trong cơ quan Nhà nước
- Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị:
Thực hiện dân chủ trong quản lý và điều hành hoạt động của cơ quan, đơn vị; trong quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Tổ chức đánh giá định kỳ hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý theo trình tự, thủ tục quy định. Lắng nghe ý kiến phản ánh, phê bình của cán bộ, công chức, viên chức. Khi cán bộ, công chức, viên chức đăng ký được gặp và có nội dung, lý do cụ thể thì bố trí thời gian thích hợp để gặp và trao đổi.
Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng; xử lý và tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý người có hành vi tham nhũng; nếu thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, đơn vị thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Chỉ đạo việc cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin, tài liệu, cách thức tổ chức thực hiện, trách nhiệm thực hiện và trách nhiệm giải trình những nội dung công việc trong cơ quan, đơn vị 9. Xem xét, giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cán bộ, công chức, viên chức và kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân của cơ quan, đơn vị; kịp thời báo cáo với cơ quan có thẩm quyền những vấn đề không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình.
Kịp thời xử lý người có hành vi cản trở việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị và người có hành vi trả thù, trù dập cán bộ, công chức, viên chức khiếu nại, tố cáo, kiến nghị theo quy định của pháp luật.
- Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức:
Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và bảo đảm thông tin chính xác, kịp thời; thực hiện các quy định về nghĩa vụ, đạo đức, văn hóa giao tiếp, quy tắc ứng xử, nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp và những việc không được làm theo quy định của pháp luật
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người phụ trách trực tiếp và trước người đứng đầu trong cơ quan, đơn vị về việc thi hành nhiệm vụ của mình. Trong khi thi hành công vụ, cán bộ, công chức được trình bày ý kiến,
đề xuất việc giải quyết những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của mình khác với ý kiến của người phụ trách trực tiếp, nhưng vẫn phải chấp hành sự chỉ đạo và hướng dẫn của người phụ trách trực tiếp, đồng thời có quyền bảo lưu ý kiến và báo cáo lên cấp có thẩm quyền. Đối với viên chức được quyền từ chối thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trái với quy định của pháp luật, được quyết định vấn đề mang tính chuyên môn gắn với công việc hoặc nhiệm vụ được giao.
Thực hiện phê bình và tự phê bình nghiêm túc, phát huy ưu điểm, có giải pháp sửa chữa khuyết điểm; thẳng thắn đóng góp ý kiến để xây dựng nội bộ cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh.
Đóng góp ý kiến vào việc xây dựng các văn bản, đề án của cơ quan, đơn vị khi được yêu cầu. Báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động của cơ quan, đơn vị.
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tổ chức thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật ở nước ta rất đa dạng và phức tạp
Sự phát triển kinh tế xã hội: Quá trình thực hiện pháp luật chịu ảnh
hưởng mạnh mẽ của sự phát triển kinh tế xã hội. Nước ta là một nước đang phát triển, trình độ kinh tế xã hội ở mỗi vùng miền là khác nhau, do đó nó cũng ảnh hưởng nhất định đến việc thực hiện pháp luật ở nước ta. Kinh tế có phát triển, đời sống vật chất được nâng cao thì pháp luật mới có điều kiện và khả năng được thực hiện. Điều kiện văn hóa xã hội, giáo dục không ngừng phát triển, mở rộng làm chuyển biến đáng kể trình độ dân trí, cách nghĩ và tầm nhìn của người dân Việt Nam không ngừng được cải thiện, đặc biệt là tư duy pháp lý. Người dân có nhiều điều kiện tiếp xúc với các phương tiện thông tin đại chúng như loa đài, ti vi, sách báo… để hiểu pháp luật hơn, họ sẽ dễ dàng thi hành pháp luật, tuân theo pháp luật. Nhưng khi kinh tế kém phát
triển, cuộc sống của nghười dân nghèo đói thì hiện tượng vi phạm pháp luật tràn lan là không có gì đáng ngạc nhiên, bởi mối quan tâm hàng đầu của người dân lúc đó là miếng cơm manh áo, họ sẽ thờ ơ với pháp luật, thậm chí còn vi phạm pháp luật để kiếm sống. Vì vậy cần phải chú ý phát triển kinh tế xã hội ở tất cả các vùng miền, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa…
Hệ thống pháp luật: Bản thân pháp luật sinh ra là để điều chỉnh các
quan hệ xã hội, là cơ sở để các chủ thể thực hiện pháp luật. Song chính các mặt, các khía cạnh khác nhau của chuẩn mực pháp luật cũng có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động thực hiện pháp luật. Người dân thực hiện pháp luật tốt hơn với một hệ thống pháp luật toàn diện, đồng bộ và phù hợp. Có thể nói pháp luật là đời sống xã hội được khái quát hóa và nâng lên thành luật thông qua hoạt động lý trí và ý chí của con người. Do vậy sự thống nhất, toàn diện, đồng bộ, phù hợp của các văn bản pháp luật, đặc biệt là các đạo luật là vô cùng quan trọng, đảm bảo cho hiệu quả của việc thực hiện pháp luật. Trong thực tiễn xây dựng pháp luật ở nước ta, nhiều văn bản pháp luật được ban hành chưa phù hợp với qui luật phát triển khách quan của xã hội, chưa đồng bộ và thống nhất. Có khi nhiều văn bản pháp luật vừa ban hành đã phải sửa đổi, bổ sung, thậm chí phải được thay thế bằng văn bản khác, vì nếu để nguyên không những không thực hiện được trong thực tế mà còn gây thiệt hại cho đất nước.
Yếu tố chính trị: Yếu tố chính trị có ảnh hưởng mạnh mẽ tới hiệu quả
của hoạt động thực hiện pháp luật của các chủ thể pháp luật, đặc biệt là các cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật. Một đất nước có môi trường chính trị ổn định là điều kiện thuận lợi đối với hoạt động thực hiện pháp luật, bởi nó củng cố niềm tin của người dân, để họ tin và đi theo Đảng. Một đất nước bất ổn về chính trị sẽ luôn khiến người dân hoang mang, lo lắng, dao động… và dẫn đến thực hiện pháp luật không tốt. Nhận thấy đây là một trong những yếu tố quan trọng cho việc thực hiện pháp luật hiệu quả,
chính xác, hiện nay Đảng ta luôn quan tâm và chỉ đạo sâu sắc đối với việc tuyên truyền và phổ biến kiến thức nhằm nâng cao ý thức chính trị cũng như hiểu biết pháp luật cho các Đảng viên và đã đạt được những kết quả tốt đẹp, để các Đảng viên luôn là những người đi trước, gương mẫu thực hiện pháp luật, từ đó tăng được lòng tin của quần chúng nhân dân. Ngoài ra tính chất, mức độ của nền dân chủ xã hội cũng ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động thực hiện pháp luật. Trong điều kiện xã hội có nền dân chủ rộng rãi, các tầng lớp xã hội có thể thẳng thắn, công khai bày tỏ ý kiến, quan điểm, nguyện vọng của mình đối với các vấn đề pháp luật và các cơ quan pháp luật, sẵn sàng lên tiếng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Ngược lại, trong điều kiện xã hội thiếu dân chủ, thông tin nghèo nàn, bầu không khí chính trị ngột ngạt, gò bó thì các công dân không dám bày tỏ những suy nghĩ thật của mình, không dám đòi hỏi công lý vì tâm lý lo lắng, e ngại.
Bộ máy nhà nước: Bộ máy nhà nước có ảnh hưởng nhất định đến việc
thực hiện pháp luật. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm trong tổ chức thực hiện pháp luật phải được tổ chức một cách khoa học có sự phân công rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn… để xử lý công việc nhanh chóng không chồng chéo lên nhau. Sự thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ và thiếu sự phối hợp với nhau ở các cơ quan trong bộ máy nhà nước sẽ dẫn đến sự chồng chéo trong cách giải quyết và sự đùn đẩy lẫn nhau. Có sự việc thì nhiều cơ quan cùng giải quyết, nhưng cũng có sự việc thì không cơ quan nào chịu trách nhiệm cả. Hiện nay, bộ máy nhà nước ta đã có nhiều chuyển biến khá tích cực, để việc thực hiện pháp luật đạt kết quả tốt hơn. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật là vô cùng phong phú đa dạng, mong rằng pháp luật sẽ ngày càng phát huy vai trò của nó trên cơ sở phát huy những yếu tố tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của các yếu tố trên.
Tiểu kết chƣơng 1
Dân chủ là vấn đề được đề cập đến từ thời cổ đại. Trải qua quá trình phát triển của lịch sử từ chế độ xã hội Cộng sản nguyên thủy cho đến nay, quan niệm về dân chủ đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực như đúng bản chất ý nghĩa của nó. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng lí giải khái niệm một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là dân là chủ, dân làm chủ” [ 5, tr. 215]. Từ đó, ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã xác định dân chủ là bản chất của chế độ XHCN Việt Nam. Với phương thức “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” ở phạm vi cơ sở, dân chủ phải được thực hiện triệt để nhất; bởi vì đây là nấc quan trọng nhất để củng cố lòng tin của nhân dân, tạo nên sức mạnh vững chắc nhất của toàn Đảng, toàn dân trong công cuộc xây dựng đất nước.
Ngày nay, dân chủ không chỉ giới hạn trong lĩnh vực chính trị hay pháp luật, mà thể hiện ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với cộng đồng, giữa công dân với Nhà nước, giữa các tổ chức, thiết chế xã hội cho đến quan hệ giữa các quốc