2.2.2.1. Công tác triển khai thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở Công tác lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền
Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bắc Ninh tiếp tục tập chỉ đạo các cơ quan nhà nước nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động của hệ thống chính quyền, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển; đôn đốc, duy trì phối hợp với MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên và nhân dân thực hiện QCDC ở cơ sở, tổ chức giám sát việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở.
Chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung cao trong việc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trên các lĩnh vực liên quan đến người dân, doanh nghiệp bằng các chủ trương, chính sách, giải pháp đúng đắn, phù hợp với thực tiễn. Các huyện ủy, thị ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc chủ động tham mưu giúp
cấp ủy xây dựng, ban hành quy chế hoạt động dân chủ trong nội bộ cơ quan, đơn vị; chương trình hành động, kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp gắn với thực hiện nghị quyế ị ứ
ương Đả tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; tập trung xây dựng, tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.
Nhằm từng bước luật hoá việc thực hiện dân chủ, chấn chỉnh tình trạng vô cảm, thiếu trách nhiệm trong quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện pháp luật của các cơ quan cấp xã, đồng thời thực hiện có hiệu quả phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, ngày 20/4/2007 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (khoá XI) đã ban hành Pháp lệnh số 34 về “Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn”, thay thế Nghị định số 79-NĐ/CP, ngày 07/7/2003 của Chính phủ về “Quy chế thực hiện dân chủ ở xã”.
Sau khi Pháp lệnh số 34 về “Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn” ban hành, trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, Tỉnh uỷ triển khai thực hiện, tổ chức Hội nghị quán triệt Pháp lệnh đến cán bộ, đảng viên từ tỉnh đến cơ sở; Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC tỉnh tổ chức Hội thảo “Dân chủ trực tiếp của nhân dân tỉnh Bắc Ninh - Thực trạng và Giải pháp”. Căn cứ vào những kết quả sau hội thảo, Tỉnh ủy bằng nhiều các văn bản lãnh đạo hệ thống chính trị thực hiện có hiệu quả Pháp lệnh số 34 như: Kế hoạch số 23-KH/TU, ngày 24/10/2007 về “Kiểm tra việc triển khai, tổ chức thực hiện QCDC ở cơ sở”; Kết luận số 247-TBKL/TU, ngày 07/01/2008 về “Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở”; Nghị quyết số 13-NQ/TU, ngày 29/4/2009 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong giai đoạn mới”… Hàng năm, trong chương trình
tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ của các cấp cho các đối tượng là: Bí thư chi bộ, Tổ trưởng Tổ dân vận, Trưởng thôn, Trưởng Ban công tác mặt trận, Chi hội trưởng các đoàn thể đều có nội dung phổ biến, quán triệt, tuyên truyền nội dung Pháp lệnh số 34 và các Chỉ thị, Kết luận của Đảng về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở. Qua đó, những nội dung của Pháp lệnh dân chủ được đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân nắm vững, giúp nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị ở cơ sở…
UBND tỉnh đã cụ thể hoá các nội dung về “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, ban hành các văn bản chỉ đạo các đơn vị, địa phương triển khai, thực hiện, như: Chỉ thị 08/CT-UBND ngày 16/5/2007 của UBND tỉnh về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 123/2013/QĐ-UBND, ngày 11/4/2013 về Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, khu phố trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, trong đó quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm tiêu chuẩn của Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ khu phố; việc bầu cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cử Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ khu phố được thực hiện công bằng, dân chủ, đúng quy định của pháp luật, thể hiện được ý chí của nhân dân địa phương.
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tích cực tham gia đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” (hiện nay là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”), cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”… đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội giám sát việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở. Nhiều nơi làm tốt việc giúp chính quyền đối thoại trực tiếp với nhân dân, duy trì việc lấy ý kiến của nhân dân trước khi quyết định các chủ trương lớn ở địa phương. Lãnh đạo HĐND, UBND cấp xã nghiêm túc kiểm điểm trước dân, tiếp thu ý kiến của nhân dân theo Điều 26 Pháp lệnh số 34. Chất lượng các kỳ tiếp xúc cử tri, các kỳ họp HĐND, tiếp dân, giải quyết kiến nghị, đề xuất, khiếu nại, tố cáo của công dân
ngày càng được nâng cao, MTTQ tích cực chỉ đạo, hướng dẫn nâng cao chất lượng hoạt động của Ban TTND, xây dựng các cộng đồng dân cư tự quản ở các thôn, làng, khu phố trên cơ sở các hương ước, quy ước không trái pháp luật.
Công tác tuyên truyền của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội
MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp đã thể hiện vai trò nòng cốt trong việc tuyên truyền, hướng dẫn, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện Pháp lệnh số 34, phối hợp với chính quyền các cấp tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật; đồng thời, đại diện, hướng dẫn đoàn viên, hội viên thực hiện tốt quyền làm chủ của mình, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, giám sát, góp ý xây dựng các chương trình kinh tế - xã hội; tham gia tiếp dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân và công tác đối thoại, hòa giải ở cơ sở; tham gia các tổ, đội công tác giải quyết các “điểm nóng”, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban TTND, Ban GSĐT cộng đồng. Chủ động phối hợp với UBND cùng cấp xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết Liên tịch số 09/2008 ngày 17/4/2008 của Chính phủ - Ủy ban MTTQ Việt Nam hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn trong đội ngũ cán bộ công chức, đoàn viên, hội viên và nhân dân. Các nội dung hướng dẫn giám sát cán bộ dân cử, chỉ đạo thực hiện Pháp lệnh số 34 gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” đạt nhiều kết quả quan trọ
Trong 10 năm qua, MTTQ các cấp chỉ đạo Ban TTND hoạt động đúng chức năng “Giám sát, phát hiện, kiến nghị” theo quy định đã đi vào nề nếp
(hiện nay 126/126 xã, phường, thị trấn đều có hòm thư góp ý tại trụ sở), Ban
TTND đã tiến hành trên 3.000 cuộc giám sát đã tiến hành trên 500 vụ việc, kiến nghị đến cơ quan Nhà nước xem xét, giải quyết được trên 400 vụ việc;
đã tuyên truyền hơn 10.600 buổi với tổng số 957.897 lượt người tham dự, bằng nhiều hình thức như thông qua hội nghị, hệ thống truyền thanh ở cơ sở, qua Ban Tư pháp cơ sở, các tổ chức thành viên; các nội dung tuyên truyền tập trung vào những vấn đề nhân dân quan tâm như: việc dân bàn và quyết định trực tiếp các khoản đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi, vận động nhân dân giám sát các công trình đầu tư trên địa bàn xã.
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp có nhiều hoạt động đổi mới, tăng cường công tác tuyên truyền vận động các chủ trương, chính sách đến nhân dân; nâng cao chất lượng hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, tham gia tích cực hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của tỉnh; tăng cường công tác nắm tình hình nhân dân, tiếp tục hướng các hoạt động về cơ sở, chủ động phối hợp với chính quyền trong việc nắm bắt, đề xuất giải quyết các ý kiến của cử tri, chủ trì và phối hợp tổ chức hiệp thương lựa chọn giới thiệu người có đủ tiêu chuẩn ra ứng cử để bầu vào các chức danh Trưởng thôn, Trưởng khu phố, đại biểu HĐND các cấp theo quy định.
Hoạt động Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC các cấp
Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC tỉnh duy trì hoạt động việc lãnh đạo các cơ quan hành chính sự nghiệp thực hiện các quy chế, quy ước thực hiện dân chủ theo Quyết định số 102-QĐ/TU, ngày 28/1/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về “Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị ở tỉnh Bắc Ninh”; kết quả: 38/38 đơn vị (100%) sở, ban, ngành có văn bản phân công
lãnh đạo trực tiếp phụ trách công tác dân vận và định kỳ báo cáo việc triển khai và thực hiện công tác dân vận của ngành, đơn vị.
Ngày 11/6/2016, Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC tỉnh đã ban hành kế hoạch số 02-KH/BCĐ, về việc kiểm tra việc thực hiện Quy chế dân chủ tại 4 đơn vị cấp huyện, 8 đơn vị cấp xã, 16 đơn vị cấp thôn. Đồng thời tâp trung chỉ đạo các cấp ủy thực hiện nghiêm túc các quy định, quy chế đã ban hành như:
cấp ủy viên định kỳ đi cơ sở và dự sinh hoạt với chi bộ nông thôn; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu; quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; lãnh đạo các cấp định kỳ đối thoại trực tiếp với nhân dân; phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi để MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội giám sát việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở… Nhiều vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp, bức xúc, tồn đọng, kéo dài được các ngành chức năng tập trung giải quyết bằng nhiều biện pháp, đáp ứng cơ bản yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân.
Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC từ tỉnh đến cơ sở chú trọng bổ sung quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, tích cực tham mưu giúp cấp uỷ lãnh đạo, chỉ đạo tuyên truyền, quán triệt, hướng dẫn, kiểm tra, khảo sát việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. Trong 10 năm, Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC các cấp đã tham mưu giúp cấp uỷ thành lập 954 đoàn, tổ kiểm tra
(tỉnh 28, huyện 202, xã 724), tiến hành kiểm tra 1.364 đơn vị; ban hành 2.771
văn bản các loại (tỉnh 106, huyện 367, xã 2.298), tổ chức 459 lớp tập huấn,
tuyên truyền về các nội dung của Pháp lệnh 34 cho 72.069 lượt cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên (tỉnh 18 lớp, huyện 72 lớp, cấp xã 369 lớp); chủ động tham mưu cho cấp uỷ cùng cấp kiện toàn Ban Chỉ đạo (tỉnh 5 lần, huyện
49 lần, xã 372 lần), duy trì các hoạt động đảm bảo đúng quy chế đã ban hành (tỉnh 17 cuộc họp, huyện 82 cuộc họp, xã 1.624 cuộc họp).
Nhằm nâng cao chất lượng tham mưu, chỉ đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở, Ban Dân vận Tỉnh ủy - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC tỉnh phối hợp với Trung tâm nghiên cứu khoa học Dân vận thuộc Ban Dân vận Trung ương tổ chức, nghiên cứu đề tài “Phương thức tập hợp, vận động quần chúng đối với vai trò tự quản tại cộng đồng dân cư trong công tác dân vận hiện nay” (năm 2009); phối hợp với Đoàn khảo sát của Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC Trung ương trực tiếp khảo sát kết quả thực hiện Pháp lệnh 34 tại 4 đơn vị: xã Thanh Khương, xã Song Hồ (huyện Thuận Thành), Thị
trấn Chờ, xã Đông Phong (huyện Yên Phong) năm 2011. Từ năm 2007 đến
nay, Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC tỉnh tiến hành hành khảo sát cơ sở 3 đợt
(năm 2009, 2013, 2015) với tổng số 3.043 phiếu cho các đối tượng là cán bộ,
đảng viên, đoàn viên, hội viên các đoàn thể chính trị - xã hội, trong đó có nội dung đánh giá thực trạng kết quả thực hiện Pháp lệnh, vai trò, trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội và một số đề xuất nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện Pháp lệnh số 34.
2.2.2.2. Kết quả thực hiện các nội dung của Pháp lệnh số 34- dân chủ ở xã, phường, thị trấn
Những nội dung công khai cho nhân dân biết
Các địa phương đã thực hiện tốt việc công khai đầy đủ 11 nội dung được quy định tại Điều 5, Pháp lệnh số 34 bằng nhiều hình thức như: niêm yết tại trụ sở HĐND, UBND, nhà văn hóa các thôn, Hội nghị chi bộ hàng tháng, Hội nghị quân, dân, chính Đảng, thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri, thông báo
trên hệ thống truyền than ộ
ế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế, dự toán thu, quyết toán chi ngân sách cấp xã; phương ỗ trợ giải phóng mặt bằng liên quan đến dự án trên địa bàn; việc quản lý và sử dụng các loại quỹ, các khoản huy động đóng góp của dân; các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính, giải quyết các công việc liên quan đến nhân dân do UBND xã, phường, thị trấn trực tiếp thực hiện. Về quyết toán, dự toán ngân sách hằng năm của cơ sở được thực hiện công khai trong các cuộc họp của cấp uỷ, chính quyền, các ban, ngành đoàn thể và được thông qua các kỳ họp HĐND theo quy định. Hầu hết các xã, phường, thị trấn đều tổ chức truyền thanh trực tiếp các phiên họp của HĐND, qua đó tạo điều kiện để nhân dân nắm bắt được các hoạt động của chính quyền cũng như kết quả thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Những nội dung khác như: kế hoạch vay vốn để nhân dân phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, trợ cấp xã hội, cấp thẻ bảo hiểm y tế, các quy định về thủ tục hành chính, kết quả lấy phiếu tín nhiệm Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND, UBND các địa phương công khai kịp thời để nhân dân giám sát, kiểm tra. Việc khảo sát và xét duyệt hộ nghèo được thông báo rộng rãi và được đưa ra bình xét công khai từ các khu dân cư bảo đảm đúng đối tượng, đúng quy định của Nhà nước và được nhân dân đồng tình ủng hộ. Trong 10 năm, toàn tỉnh có 50.495 lượt hộ nghèo được vay vốn với tổng dư nợ là 2.584,3 tỷ đồng từ quỹ quốc gia về việc làm, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Đông Á,... để phát triển kinh tế, tạo việc làm ổn định và tăng thu nhập cho người lao động; có 162 nghìn lượt hộ nghèo được hướng dẫn kỹ thuật sản xuất về nông, lâm, thủy sản; 10 nghìn hộ nghèo được hỗ trợ 8,9 tỷ đồng thay đổi điều kiện sản xuất; 100% hộ nghèo được cấp thẻ BHYT trong việc khám chữa bệnh; hỗ trợ kinh phí tham gia BHYT đối với người cao tuổi từ đủ 65 tuổi đến dưới 70 tuổi; Bắc Ninh là tỉnh đi đầu trong việc triển khai thực hiện hỗ trợ kinh phí cho đối tượng hộ cận nghèo tham gia BHYT tự nguyện (Ngân
sách tỉnh hỗ trợ 70% kinh phí; người dân đóng góp 30%).
Bảng 2.1. Đánh giá mức độ công khai các nội dung cho nhân dân (Tổng số phiếu phát ra: 160 phiếu)
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra khảo sát thực tế của học viên)
0 20 40 60 80 100 120
Tỷ lệ mức độ công khai các nội dung
Nội dung 1 Nội dung 2 Nội dung 3