luật về dân chủ cơ sở
Thứ nhất là, nắm vững các quan điểm chỉ đạo của Trung ương, nhận thức đúng đắn về phát huy dân chủ, đề cao vai trò, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của cấ ền, nhất là người đứng đầu, xem việc thực hiệ
ệm vụ chính trị quan trọng và thường xuyên. Thực tế cho thấy, ở địa phương, đơn vị nào cấp ủy xác định rõ vai trò, trách nhiệm, chính quyền tự giác, cán bộ chủ chốt có trách nhiệm, nhiệt tình quan tâm, lãnh đạo
việc thực hiệ ền làm chủ củ
ợc phát huy, kinh tế - xã hội phát triển, giảm khiếu nại, tố cáo, lòng tin của nhân dân với Đảng, chính quyền ngày càng được nâng cao.
Thứ hai là, thực hiệ ở cơ sở phải gắn với việc phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; đẩy mạnh cải cách hành chính, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm; giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo của công dân. Thực hiện dân chủ phải đi đôi với giữ gìn kỷ cương, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Thứ ba là, phát huy vai trò, trách nhiệm của mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiệ ở cơ sở. Tiến hành rà soát, bổ sung, xây dựng quy chế cụ thể; đồng thời, phát huy vai trò của mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc tham gia các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đoàn thể. Tăng cường phối
hợp giữa các cấp, các ngành trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát việc thực
hiệ ở.
Thứ tư là, thường xuyên quan tâm củng cố, kiện toàn ban chỉ đạo thực hiệ ở cơ sở đủ mạnh, thật sự chủ động trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch làm việc, phân công trách nhiệm các thành viên; duy trì tốt chế độ sinh hoạt của ban chỉ đạo; làm tốt công tác tham mưu cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiệ ở cơ sở. Đẩy mạnh công tác tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức các cấp, các ngành về xây dựng và thực hiệ
Thứ năm là, việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn phải gắn liền với việc đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “ Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”.
Tiểu kết chƣơng 2
Những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền trong tỉnh Bắc Ninh đẩy mạnh thực hiện Quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở, góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo sự đồng thuận, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước.
Để thực hiện hiệu quả QCDC, trên cơ sở bám sát các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy xây dựng, ban hành các văn bản để thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Trung ương; tiến hành đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy theo hướng gần dân, sát dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường đối thoại trực tiếp với nhân dân. Hàng năm, Ban Chỉ đạo (BCĐ) thực hiện QCDC các cấp trong tỉnh tham mưu cho cấp ủy đảng kiện toàn, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong BCĐ, chỉ đạo các địa phương, cơ quan, đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện QCDC; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nhờ đó, QCDC ở cơ sở thực sự đi vào đời sống, nâng cao năng lực điều hành của lãnh đạo các cấp, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo sự đồng thuận xã hội.
Việc thực hiện QCDC được các xã, thị trấn thực hiện nghiêm túc theo đúng phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng, chính sách hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất, mức thu các loại quỹ,… được thông tin rộng rãi đến người dân. Các xã, thị trấn phát huy vai trò nhân dân trong việc bàn, tham gia ý kiến và quyết định trực tiếp những vấn đề liên quan đến lợi ích của người dân. Qua đó, góp phần tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, huy động nội lực sức dân tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước.
Chƣơng 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO ĐẢM THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
3.1. Quan điểm thi hành pháp luật về dân chủ ở cơ sở
Thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở để đáp ứng vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay. Như ở trên chúng ta đã biết, xây dựng nhà nước pháp quyền sẽ bảo đảm được nền dân chủ và ngược lại thực hiện tốt dân chủ là cơ sở để xây dựng nhà nước pháp quyền. Thực hiện tốt dân chủ cơ sở để bảo vệ, bảo đảm tốt hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; góp phần đấu tranh phòng chống tham nhũng. Việc công khai minh bạch đặc biệt là việc công khai tài chính sẽ là một yếu tố quan trọng để giảm thiểu tình trạng tham nhũng, lãng phí xảy ra. Ngoài ra, còn góp phần thiết thực vào việc bảo đảm các quyền và lợi ích của người dân, giúp xây dựng mối quan hệ bình đẳng, đồng thuận giữa người dân với các cơ quan công quyền ở cơ sở
Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương của Đảng và các quy định của Nhà nước về thực hiện QCDC ở cơ sở.
Tập trung tuyên truyền sâu rộng nội dung Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị (khoá VIII), Chỉ thị số 10-CT/TW của Ban bí thư (khoá IX), Pháp lệnh số 34 của Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội (Khoá XI), các Nghị định 71, 07, và Nghị định 87 về Dân chủ trong các loại hình cơ sở. Việc tuyên truyền về thực hiện QCDC ở cơ sở gắn liền với việc giáo dục nâng cao nhận thức của nhân dân về chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước. Tiếp tục thực hiện công cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Phát huy vai trò các cơ quan thông tin đại chúng trong công tác tuyên truyền. Chú trọng công tác tuyên truyền ở cơ sở với nhiều hình thức; niêm yết các văn bản của Nhà nước về dân chủ cơ sở tại trụ
sở xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà văn hoá thôn, phát hành tờ gấp tuyên truyền đến từng hộ gia đình, tùng người dân.
Thứ hai, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng, phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của đảng viên trong thực hiện dân chủ ở cơ sở
Cấp uỷ, tổ chức đảng tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo để đưa ra việc xây dựng và thực hiện QCDC thành nề nếp. Tổ chức đảng, đảng viên gương mẫu thực hiện QCDC, chấp hành nghiêm kỷ luật của Đảng, Pháp luật Nhà nước, đi đầu trong việc thực hiên QCDC; thực hiện tốt quy chế chất vấn trong Đảng; đưa việc thực hiện dân chủ cơ sở thành một tiêu chuẩn để xem xét chi bộ, đảng bộ trong sạch vững mạnh, đảng viên đủ tư cách, đơn vị tiên tiến xuất sắc. Cấp uỷ Đảng lãnh đạo thực hiện QCDC cơ sở gắn chặt với việc lãnh đạo tăng cường công tác dân vận của các cấp chính quyền, phát huy vai trò của Mặt trận, đoàn thể để tạo hiệu quả tổng hợp.
Thứ ba, tập trung chỉ đạo thực hiện các nội dung của Pháp lệnh và các Nghị định về dân chủ cơ sở
Thực hiện QCDC cơ sở đi liền với giữ vững kỷ cương, kỷ luật, quyền lợi gắn với trách nhiệm, nghĩa vụ công dân; chống các biểu hiện lợi dụng dân chủ để vi phạm pháp luật Chính quyền các cấp tăng cường phổ biến nâng cao hiểu biết pháp luật cho nhân dân. Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các nội dung của pháp lệnh và nghị định về QCDC ở các loại hình cơ sở; rà soát bổ sung, sửa đổi các quy chế, hương ước. Phân công cụ thể trách nhiệm của các thành viên trong việc giải quyết các vấn đề gay cấn ở địa phương; đồng thời có kế hoạch chỉ đạo thực hiện nâng cao hiệu quả chất lượng hoạt động của HĐND, UBND, nhất là cấp cơ sở, đổi mới việc tiếp xúc cử tri để nắm tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Thực hiện tốt quy chế phối hợp hoạt động giữa HĐND, UBND các cấp với Mặt trận, các đoàn thể; quy chế phối hợp hoạt động giữa thủ trưởng cơ quan, ban chấp hành công đoàn; tiến hành hội nghị, đại hội cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo quy định. Chỉ đạo thực hiện tốt
Chỉ thị 18/2000/CT-TT của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác dân vận của chính quyền.
Thứ tư, phát huy vai trò của Mặt trận, các đoàn thể trong việc thực hiện dân chủ đại diện; đồng thời vận động nhân dân phát huy dân chủ trực tiếp trong quá trình thực hiện QCDC ở cơ sở
Mặt trận, các đoàn thể nhân dân tiếp tục chỉ đạo đổi mới nội dung, phương thức hoạt động nhằm thống nhất hành động các tổ chức thành viên để tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia thiết thực trong thực hiện dân chủ ở cơ sở. Tăng cường vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân phát huy dân chủ trực tiếp ở thôn, bản, tiểu khu nhằm tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy nguồn lực thực hiện các chủ trương chính sách, pháp luật, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, đẩy mạnh các phong trào thi đua lao động sản xuất, xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư; chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân.
Thứ năm, tiếp tục củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo QCDC ở các cấp; đẩy mạnh xây dựng các điển hình, kịp thời khen thưởng tập thể, cá nhân thực hiện tốt QCDC ở cơ sở
Củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo các cấp theo quy định. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy chế hoạt động; phân công trách nhiệm cụ thể các thành viên Ban chỉ đạo gắn với trách nhiệm cơ quan mà thành viên phụ trách nhằm phát huy chức năng tham mưu giúp cấp uỷ, chính quyền trong chỉ đạo thực hiện QCDC. Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức trong hệ thống chính trị, các ngành, đoàn thể và cơ sở để kịp thời có giải pháp chỉ đạo thiết thực hiệu quả. Hàng năm có chỉ đạo chuyên đề về thực hiện dân chủ; chỉ đạo xây dựng các đơn vị điển hình thực hiện tốt QCDC ở các loại hình để rút kinh nghiệm và nhân rộng.
Thứ sáu, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng; kiểm tra, thanh tra, giám sát của chính quyền, kết hợp kiểm tra, giám sát của các tổ chức đoàn thể và của cộng đông dân cư; trực tiếp giám sát của người dân
Cấp uỷ đảng, HĐND, UBND các cấp hàng năm theo chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức có kế hoạch kiểm tra chuyên đề về thực hiện QCDC. Mặt trận và đoàn thể tăng cường giám sát các hoạt động của chính quyền các cấp; giám sát đảng viên, cán bộ công chức ở địa bàn dân cư.