Vai trò của việc pháp luật về phòng,chốngtham nhũng trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về phòng chống tham nhũng trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 30 - 36)

cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong cổ phần hóa doanh nghiệp là nước là việc áp dụng tổng thể các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm xác định các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng.Tổ chức, hoạt động của cơ quan phòng, chống tham nhũng phát huy vai trò trách nhiệm của công dân, tổ chức trong phòng, chống tham nhũng, hợp tác quốc tế về phòng, chống và các biện pháp phòng, chống tham nhũng có hiệu quả trong quá trình tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.Hoạt động pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong cổ phần hóa doanh nghiệp là nước có vai trò vô cùng quan trọng trong bối cảnh hiện nay. Vai trò thể hiện ở việc thực hiện chức năng giám sát, phản biện đối với hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và trong công tác phòng, chống tham nhũng nói riêng, xã hội có quyền đòi hỏi Nhà nước thực hiện đúng chức năng của mình cũng như đòi hỏi phải xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm của đội ngũ cán bộ, công chức, những người hưởng lương từ ngân sách nhà nước, hình thành nên từ sự đóng góp của các thành viên trong xã hội. Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 đã có những quy định để tạo cơ sở pháp lý để xã hội tham gia vào đấu tranh chống tệ tham nhũng qua việc

quy vai trò và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, vai trò và trách nhiệm của báo chí, vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề; trách nhiệm của công dân và ban thanh tra nhân dân với các loại hình tham gia thích hợp với tính chất hoạt động của các tổ chức này.

Với quan niệm vai trò và sự tham gia của xã hội trong phòng, chống nhũng là một yếu tố thiết yếu trong một hệ thống phòng, chống tham nhũng hiệu quả. Luật phòng, chống tham nhũng tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp lý hiện hành nhằm khuyến khích và đảm bảo việc tham gia chủ động, tích cực và hiệu quả của xã hội trong phòng, chống tham nhũng trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Ghi nhận và đề cao vai trò cũng như trách nhiệm của các đoàn thể xã hội, báo chí, doanh nghiệp và công dân trong phòng, chống tham nhũng, có các quy định cụ thể nhằm khuyến khích và đảm bảo sự tham gia của xã hội.

Quy định rõ về quyền tiếp cận thông tin của cơ quan, tổ chức và công dân, cơ chế cụ thể để thực hiện quyền này. Những nội dung cơ bản về tố cáo hành vi tham nhũng, đưa ra chế định về tố cáo hành vi tham nhũng trong quá trình cổ phần hóa là một việc có vai trò quan trọng của trong việc thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng trong cổ phần hóa. Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên tuyền, giáo dục nhân dân giúp người dân tuân thủ, sử dụng, chấp hành, áp dụng luật và các thành viên tổ chức mình thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, kiến nghị các biện pháp nhằm phát hiện và phòng ngừa tham nhũng. Động viên nhân dân tham gia tích cực vào việc phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng. Cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, xác minh, xử lý vụ việc tham nhũng. Giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Chính vì vậy, tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng vừa là trách nhiệm, vừa là đòi hỏi tất yếu của doanh nghiệp và những người hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt là phải bài trừ việc tìm cách đưa hối lộ cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền dưới mọi hình thức nhằm giành lợi thế trong hoạt động kinh doanh. Thông báo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi tham nhũng. Cung cấp

thông tin, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết vụ việc có dấu hiệu tham nhũng.

Kiến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm phòng, chống tham nhũng. Tiếp nhận các ý kiến phản ánh của nhân dân, cán bộ, người lao động về vụ việc có dấu hiệu tham nhũng; trực tiếp thu thập các thông tin, tài liệu trong việc thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước. Phát hiện hành vi tham nhũng, vụ việc tham nhũng của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước.

Trực tiếp hoặc thông qua ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn, ban chấp hành công đoàn cơ sở kiến nghị với chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, giải quyết vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, hành vi tham nhũng và giám sát việc giải quyết đó. Để tạo điều kiện cho ban thanh tra nhân dân phát huy vai trò của mình, pháp luật quy định, trong quá trình giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, ban thanh tra nhân dân. Mặc dù chính sách và pháp luật Việt Nam công nhận và qui định về vai trò của các chủ thể xã hội trong đấu tranh chống tham nhũng, nhưng vẫn còn thiếu những đảm bảo pháp lý cần thiết và các điều kiện cơ bản để những đối tượng này phát huy được hết vai trò của mình, đóng góp hiệu quả vào hoạt động phòng chống tham nhũng.

1.2.4.Nội dung của pháp luật về tham nhũng, pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Tham nhũng là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, luôn gắn bó chặt chẽ hữu cơ với sự tồn tại và phát triển của bộ máy nhà nước.Tham nhũng không chỉ là vấn đề của một quốc gia mà diễn ra ở tất cả các quốc gia, không phân biệt chế độ chính trị, không kể quốc gia đó giàu hay nghèo, đang ở trình độ phát triển kinh tế như thế nào, tham nhũng diễn ra ở mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, nó tồn tại và phát triển thường xuyên hàng ngày, hàng giờ, nó len lỏi vào mọi mặt của đời sống xã hội và đụng chạm hầu hết đến lợi ích của người dân. Ở nước ta hiện nay thuật ngữ tham nhũng được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày. Ngày 20-11-2018, tại kỳ họp thứ 6, Quốc

hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIV đã thông qua Luật phòng, chống tham nhũng (PCTN) thay thế Luật PCTN số 55/2005/QH11 (được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 01/2007/QH12 và Luật số 27/2012/QH13)[14]. Luật PCTN năm 2018 gồm 10 Chương, 96 Điều sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2019. Bàn về tham nhũng và phòng chống tham nhũng thì ngay trong khoản 1 Điều 3 Luật quy định về khái niệm tham nhũng: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”. Luật PCTN năm 2018 quy định về phòng ngừa, phát hiện tham nhũng; xử lý tham nhũng và hành vi khác vi phạm pháp luật về PCTN. Tham nhũng là hành vi này được thực hiện bởi một đối tượng đặc biệt là người có chức vụ, quyền hạn; người có chức vụ, quyền hạn đã có sự lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao; hành vi này được thực hiện với động cơ vụ lợi. Lợi ích được hướng tới ở đây không chỉ là lợi ích về vật chất mà có thể là cả lợi ích về tinh thần. Lợi ích đó có thể trực tiếp hoặc gián tiếp. Chủ thể thực hiện hành vi phải là người có chức vụ, quyền hạn. Người có chức vụ, quyền hạn bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.

So với Luật PCTN năm 2005, Luật PCTN năm 2018 đã thay cụm từ “xử lý người có hành vi tham nhũng” bằng cụm từ “xử lý tham nhũng” nhằm mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật, bao gồm cả việc xử lý người có hành vi tham nhũng, xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi khác vi phạm pháp luật về PCTN, bên cạnh đó, Chương VI của Luật quy định việc áp dụng Luật PCTN đối với doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước, qua đó thể hiện tinh thần từng bước mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật PCTN năm 2018 đối với khu vực ngoài nhà nước.Chính những quy định này góp phần áp dụng cụ thể cho quá trình thực hiện pháp luật trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước gắn liền với việc

cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước.

Việc công khai minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị góp phần quan trọng về phòng chống tham nhũng trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Luật PCTN năm 2018 cụ thể quy định về nguyên tắc công khai, minh bạch, Điều 9 Luật PCTN năm 2018 quy định việc công khai, minh bạch phải tuân thủ nguyên tắc sau:

Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai, minh bạch thông tin về tổ chức, hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, trừ nội dung thuộc bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh và nội dung khác theo quy định của pháp luật. Việc công khai, minh bạch phải bảo đảm chính xác, rõ ràng, đầy đủ, kịp thời theo trình tự, thủ tục do cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quy định và phù hợp với quy định của pháp luật.Trường hợp luật khác qui định tại khoản 1 Điều 11 Luật PCTN năm 2018 và vềtrách nhiệm thực hiện việc công khai, minh bạch, Điều 12 Luật PCTN năm 2018 quy định người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tổ chức thực hiện công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý thực hiện công khai, minh bạch; trường hợp phát hiện vi phạm pháp luật về công khai, minh bạch thì phải xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Về xây dựng, ban hành và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ Điều 18, Luật PCTN năm 2018 quy định cơ quan nhà nước, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây,Xây dựng, ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ,Công khai quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ;Thực hiện và công khai kết quả thực hiện quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ.

Về quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn, Điều 20 Luật PCTN năm 2018 quy định người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội phải thực hiện quy tắc ứng xử, bao gồm các chuẩn mực xử sự là những việc phải

làm hoặc không được làm phù hợp với pháp luật và đặc thù nghề nghiệp nhằm bảo đảm liêm chính, trách nhiệm, đạo đức công vụ.

Từ điều 30 đến điều 54 luật PCTN năm 2018 quy định về Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Chỉ thị số 50-CT-TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng nêu rõ[9]: “Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, nhà nước, đoàn thể, cơ quan, đơn vị phải gương mẫu thực hiện và có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng; chủ động tự phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng trong tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Kết quả công tác phòng, chống tham nhũng là thước đo đánh giá phẩm chất, năng lực, trách nhiệm và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu. Xử lý kịp thời, nghiêm minh người đứng đầu để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình trực tiếp lãnh đạo, quản lý nhưng không chủ động phát hiện, xử lý, nhất là đối với trường hợp bao che, ngăn cản việc phát hiện, xử lý tham nhũng”[9]. Nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, Luật PCTN năm 2018 đã quy định nội dung này.

Luật quy định một chương riêng về phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước được quy định cụ thể tại Chương VI gồm các điều từ Điều 78 đến Điều 82, bao gồm các quy định về quy tắc đạo đức nghề nghiệp, quy tắc đạo đức kinh doanh, xây dựng quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm soát nội bộ nhằm phòng ngừa tham nhũng, áp dụng các biện pháp phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước, thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước, phát hiện tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước.

Thực trạng báo động ở nước ta hiện nay là tệ tham nhũng ngày càng trầm trọng, trở nên phổ biến trong tất cả các lĩnh vực từ công an đến hải quan, từ tài nguyên môi trường đến xây dựng, thuế, ngân hàng, y tế, giáo dục cho đến cả thanh tra, kiểm sát, tòa án,… Từ lĩnh vực kinh tế cho đến cả chính trị với quy mô các vụ án ngày càng lớn, tính chất ngày càng nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Theo thống kê của Tổ chức Minh

bạch Thế giới về chỉ số tham nhũng của các nước trên thế giới qua các năm, Việt Nam xếp hạng thứ 112/182 trong năm 2011.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về phòng chống tham nhũng trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 30 - 36)