Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về phòng chống tham nhũng trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 80 - 83)

Để xảy ra những hạn chế bất cập trong quá trình phòng chống tham nhũng trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thì nguyên nhân cơ bản là do nhiều cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa nhận thức sâu sắc mức độ nghiêm trọng của tình hình tham nhũng ở địa phương, lĩnh vực mình quản lý; chưa thực sự gương mẫu, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng.

Thức nhất việc một số cấp ủy, chính quyền, nhất là người đứng đầu một số địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa thực sự gương mẫu, quyết liệt, nói không đi đôi với làm trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ PCTN; một bộ phận không nhỏ lãnh đạo, quản lý thiếu tu dưỡng rèn luyện, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, dẫn đến nhũng nhiễu, tiêu cực, tham nhũng, bao che cho người có hành vi tham nhũng.

Thứ hai việc rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thể chế kinh tế - xã hội và PCTN trên một số lĩnh vực còn chậm, việc thực thi pháp luật nói chung và thực hiện các quy định của Đảng và Nhà nước về PCTN nói riêng trong một số trường hợp chưa nghiêm, kỷ cương, kỷ luật ở một số nơi còn bị buông lỏng.

Thứ ba cơ chế kiểm soát quyền lực nhằm PCTN còn chậm được hoàn thiện; công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn hiệu quả chưa cao; việc thanh tra, kiểm tra về công tác cán bộ còn hạn chế. Việc đánh giá công tác PCTN còn gặp nhiều khó khăn và thiếu toàn diện, chưa đáp ứng được yêu cầu lấy kết quả PCTN là thước đo đánh giá phẩm chất, năng lực, trách nhiệm và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu.

Thứ tư tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng thấp là do đối tượng phạm tội tham nhũng là người có chức vụ quyền hạn, có ảnh hưởng và quan hệ rộng, thủ đoạn che giấu tinh vi và luôn tìm cách che đậy, gây khó khăn cho việc thu hồi tài sản; các vụ án thường xảy ra khá lâu mới bị phát hiện, đối tượng đã cất giấu, tẩu tán tài sản tinh vi, hợp lý hóa hoặc tiêu hủy tài liệu, chứng cứ dẫn đến điều tra, thu thập gặp nhiều khó khăn. Các quy định pháp luật về tài sản hoặc tiền bị tịch thu từ tội phạm còn bất cập, gây khó khăn cho việc phát hiện thu hồi. Một số vụ án lớn về tham nhũng trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước vẫn còn lúng túng trong việc thu hổi khi chưa có hướng dẫn cụ thể.

Thứ năm cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trong đó có cả những người là lãnh đạo, quản lý thiếu tu dưỡng, rèn luyện, có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, tham nhũng.

Thứ sáu Yêu cầu về công khai minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã được Luật PCTN quy định nhưng cụ thể hoá trong pháp luật chuyên ngành trên từng lĩnh vực còn hạn chế, việc tổ chức thực thi trong một số lĩnh vực vẫn chưa bảo đảm yêu cầu. Tình trạng lạm dụng bảo mật thông tin, thiếu công khai, minh bạch với nhân dân và trong nội bộ vẫn diễn ra ở nhiều nơi. Trong một số cơ quan, đơn vị, các quy định về dân chủ, giám sát chưa được quan tâm đúng mức, có nơi thậm chí bị cản trở, vô hiệu hóa, dẫn đến tình trạng vi phạm kéo dài, sai phạm nghiêm trọng nhưng không được kịp thời phát hiện, xử lý. Thể chế, chính sách pháp luật trên một số lĩnh vực còn bất cập, tính khả thi không cao, chưa có cơ chế đủ mạnh để kiểm soát chặt chẽ quyền lực, công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn chưa được quan tâm thực hiện, nên dễ dẫn đến việc lạm quyền để trục lợi, chế độ trách nhiệm, chế độ công vụ chưa rõ ràng, cụ thể. Việc thực thi pháp luật nhìn chung chưa nghiêm; kỷ cương, kỷ luật trên một số ngành, lĩnh vực còn bị buông lỏng. Tổ chức bộ máy, quyền hạn, phương tiện, điều kiện làm việc của các cơ quan, đơn vị chức năng phòng, chống tham nhũng chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao, năng lực, trình độ của một bộ phận cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu...Tổ chức tiến hành kê khai nhưng thiếu các biện pháp bảo đảm thực hiện hiệu quả việc kê khai. Việc hoạch định chính sách trong một nền công vụ trông chờ vào sự tự giác của cán bộ, công chức, viên chức mà chưa tính đến nền công vụ phải có kiểm soát mang tính cưỡng chế. Có nghĩa là, đã thực hiện tổ chức kê khai thì bắt buộc phải thực hiện các biện pháp giám sát, kiểm tra, xác minh và đưa ra kết luận về bản kê khai.

Chương 3

QUAN ĐIỂM GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG CỔ PHẦN HÓA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về phòng chống tham nhũng trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 80 - 83)