Chúng ta nhận thấy rằng, chất lượng của hệ thống pháp luật là một trong những cơ sở để bảo đảm cho việc thực hiện pháp luật đạt được kết quả cao trong thực tế đời sống. Nếu chất lượng của pháp luật thấp, tính khả thi kém thì việc thực hiện pháp luật sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí có những quy định pháp luật nhiều khi không thể thực hiện trên thực tế. Vì vậy, chúng ta cần phải xây dựng hệ thống pháp luật có chất lượng dựa trên những yêu cầu cơ bản sau. Việc đấu tranh phòng chống tội phạm tham nhũng trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là hết sức khó khăn.
Nhằm đưa đất nước ngày càng phát triển nhà nước đã phát triển nhà nước luôn tiến hành tổ chức bộ máy theo cách phù hợp và khoa học nhất. Xây dựng các yếu tố kinh tế bao gồm tổng thể các điều kiện, hoàn cảnh về kinh tế, xã hội, hệ thống các chính sách kinh tế, chính sách xã hội và việc triển khai thực hiện, áp dụng chúng trong thực tế xã hội. Nền kinh tế, xã hội phát triển năng động, bền vững sẽ là điều kiện thuận lợi cho hoạt động thực hiện pháp luật, tác động tích cực tới việc nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức pháp luật của các tầng lớp xã hội. Ngược lại, nền kinh tế, xã hội chậm phát triển, kém năng động và hiệu quả sẽ có thể ảnh hưởng tiêu cực tới việc thực hiện pháp luật của các chủ thể pháp luật. Yếu tố kinh tế là nền tảng của sự nhận thức, hiểu biết pháp luật và thực hiện pháp luật nên có tác động mạnh mẽ tới hoạt động thực hiện pháp luật của các chủ thể pháp luật. Việc tổ chức bộ máy nhà nước, việc phân cấp phân quyền trong quản lý là hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện pháp luật về phòng chống tham nhũng trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Đảng và nhà nước luôn tập trung nâng cao nhận thức, ý thức, vai trò, trách nhiệm của đảng các cấp, của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong công tác phòng, chống tham nhũng trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Đồng thời thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhằm kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí và loại bỏ dần các cơ hội, điều kiện phát sinh tham nhũng, lãng phí để giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, xã hội giúp cho hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp được thuận lợi.
Quá trình thực hiện pháp luật chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của sự phát triển kinh tế, xã hội. Nước ta là một nước đang phát triển, trình độ kinh tế xã hội ở mỗi vùng miền là khác nhau, do đó nó cũng ảnh hưởng nhất định đến việc thực hiện pháp luật ở nước ta. Kinh tế có phát triển, đời sống vật chất
của các tầng lớp dân cư được cải thiện, lợi ích kinh tế được đảm bảo thì nhân dân sẽ phấn khởi, tin tưởng vào đường lối kinh tế, chính sách pháp luật, sự lãnh đạo của Đảng và hoạt động điều hành, quản lý của Nhà nước. Khi đó, niềm tin của các chủ thể đối với pháp luật được củng cố, hoạt động thực hiện pháp luật sẽ mang tính tích cực, thuận chiều, phù hơp với các giá trị, chuẩn mực pháp luật hiện hành. Khi kinh tế phát triển, đời sống tinh thần, vật chất đươc cải thiện, các cán bộ, công chức Nhà nước, các tầng lớp nhâ dân có điều kiện mua sắm các phương tiện nghe, nhìn, có điều kiện thõa mãn các nhu cầu thông tin pháp luật đa dạng và cập nhật.
Các chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ dễ dàng đến được với đông đảo cán bộ và nhân dân; nhu cầu tìm hiểu, trang bị thông tin, kiến thức pháp luật trở thành nhu cầu tự giác, thường trực trong suy nghĩ và hành động của họ. Điều đó giúp cho hoạt động thục hiên pháp luật của các chủ thể mang tính tự giác, tích cực. Còn khi kinh tế chậm phát triển, thu nhập thấp, tình trạng thất nghiệp gia tăng, lợi ích kinh tế không được đảm bảo, đời sống của cán bộ, nhân dân gặp khó khăn thì tư tưởng sẽ diễn biến phức tạp, cái xấu có cơ hội nảy sinh, tác động tiêu cực tới việc thực hiện pháp luật. Đây chính là mảnh đất lý tưởng cho sự xuất hiện các loại hành vi vi phạm pháp luật, đi ngược lại các giá trị, chuẩn mực pháp luật như tệ quan liêu, của quyền, nhũng nhiễu, tham nhũng trong cán bộ, buôn lậu, trốn thuế, trộm cắp, cướp giật…trong các thành phần xã hội bất hảo. Vì vậy không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm của từng cán bộ nhất là cá cấp quản lý trong việc thực hiện pháp luật về PCTN trong quá trình CPH DNNN.
1.4.3. Sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong cổ phần hóa doanh