Thanh tra, kiểm tra về thực hiện pháp luật về phòng,chống tham nhũng trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về phòng chống tham nhũng trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 40 - 43)

Thanh tra, kiểm tra là một hoạt động không thể thiếu trong quản lý nhà nước. Nhằm tăng cường vai trò của các cơ quan trong hệ thống chính trị cơ sở đối với quá trình phòng chống tham nhũng trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước liên tục tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhằm ngăn ngừa, phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời, đúng quy định của pháp luật đối với những hành vi tham nhũng, tiêu cực. Trong đó cục chống tham nhũng trực thuộc Thanh tra Chính phủ Việt Nam), được thành lập theo quyết định số 1424/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng Việt Nam, để giúp Tổng Thanh tra Chính phủ quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra chống tham nhũng theo thẩm quyền của Thanh tra Chính phủ. Trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội. Theo Nghị định số 50/2018/NĐ- CP Cục CTN có tên gọi mới là Cục Phòng,Chống tham nhũng.

Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra là một chức năng thiết yếu, quan trọng trong quản lý nhà nước, thực hiện việc xem xét, đánh giá và xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Các hình thức thanh tra được quy định tại Điều 37 Luật thanh tra 2010, cụ thể như sau:

- Hoạt động thanh tra được thực hiện theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên hoặc thanh tra đột xuất.

- Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt.

- Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

- Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao[16].

Bộ Chính trị đã ra Quy định 01-QĐ/TW về trách nhiệm và thẩm quyền của Ủy ban kiểm tra trong công tác phòng, chống tham nhũng ngày

10/05/2018 [7]. Ủy ban kiểm tra chủ động thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền theo quy định.

- Kiểm tra, giám sát các mặt công tác thường xuyên:

Là hình thức kiểm tra, giám sát được báo trước trên cơ sở các kế hoạch của Đoàn cấp trên gởi tới thường là quý, 6 tháng, năm (kiểm tra định kỳ). Nội dung kiểm tra toàn diện các mặt công tác.

- Kiểm tra, giám sát triển khai thực hiện các chuyên đề:

Là hình thức khi cần nắm một nội dung công tác có tính chiều sâu, chi tiết (ví dụ: chuyên đề về công tác tư tưởng, chuyên đề về công tác tổ chức, chuyên đề về sử lý các nguồn vốn, tài chính của Đoàn…).

- Kiểm tra đột xuất:Không báo trước thời gian, nội dung kiểm tra.[7] Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong phát hiện, xử lý tham nhũng; đẩy mạnh việc thực hiện nâng cao năng thực thanh tra, kiểm tra, chú trọng tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về phòng, chống tham nhũng, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, công chức cơ sở làm công tác thanh tra, kiểm tra. Đồng thời, công bố công khai kết luận kiểm tra, thanh tra và kết quả kiểm tra, thanh tra có liên quan đến tham nhũng, lãng phí, tiêu cực của cán bộ, công chức. Xử lý nghiêm người đứng đầu cơ quan đơn vị có hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực hoặc để đơn vị mình quản lý xảy ra tham nhũng, lãng phí tiêu cực. Có biện pháp mạnh tay đối với cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng, tiêu cực sai phạm về chuyên môn. Cụ thể hóa và tăng cường kiểm tra nhằm đảm bảo thực hiện nghiêm các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức ở trong hệ thống chính trị ở cơ sở và trong các lĩnh vực nhất là trong việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội.

Có biện pháp bảo vệ an toàn và kịp thời biểu dương, khen thưởng những cán bộ, đảng viên, công chức và nhân dân dũng cảm tố cáo, phát hiện những hành vi tham nhũng, lãng phí. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và có chính sách truyền thong đúng đắn, phát huy vai trò và trách nhiệm của bộ phận tuyên truyền trong phòng, chống tham nhũng. Tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực về công tác phòng, chống tham nhũng. Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa tổ chức đảng các đoàn thể quần chúng và chính quyền cơ sở trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Đồng thời,

duy trì công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí một cách thường xuyên, liên tục, có biện pháp chặt chẽ, không để sơ hở trong công tác quản lý, điều hành và thực thi nhiệm vụ đối với tất cả các cơ quan trong hệ thống chính trị như Đảng ta đã xác định: “Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là một nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng, nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về phòng chống tham nhũng trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 40 - 43)