Kiến nghị đối với NHNN và các cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại NHTMCP công thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 105 - 107)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.1.Kiến nghị đối với NHNN và các cơ quan quản lý nhà nước

Muốn cho hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ được hiệu quả và thông suốt, trước tiên cần phải có một cơ chế điều tiết hữu hiệu. Điều đó được thể hiện qua hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Là văn bản hướng dẫn thực hiện và là chuẩn mực, thước đo cho hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

Về phía Ngân hàng Nhà nước: cần rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình nghiệp vụ liên quan đến hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ để bổ sung, chỉnh sửa kịp thời, đảm bảo phù hợp, đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm soát nội bộ.

Về phía ngân hàng Vietinbank Đà Nẵng cũng cần hoàn thiện những văn bản hướng dẫn nhằm cụ thể hoá hoạt động. Điều này giúp nhiều cho các chi nhánh, phòng giao dịch trong toàn hệ thống vận hành hoạt động một cách trơn tru. Đồng thời thực hiện bổ sung, sửa đổi các chính sách, quy chế về kiểm tra, kiểm soát nội bộ cũng như giám sát đảm bảo quản lý hệ thống theo tiêu chuẩn về chất lượng tín dụng.

Các văn bản pháp lý hiện nay quy định về công tác kiểm soát nội bộ là chưa đủ và chưa đáp ứng tính thực tiễn cũng như độ phức tạp ngày càng cao của công tác kiểm soát. Hai văn bản mới nhất ban hành về công tác kiểm soát được NHNN Việt Nam ban hành vào năm 2006. Quyết định số 36/2006/QĐ-NHNN về “Ban hành quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ của

TCTD” và Quyết định số 37/2006/QĐ-NHNN về “Quy chế KTNB của TCTD”

Các văn bản trên được NHNN ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu thiết yếu bấy giờ nhằm định hình cho công tác KTNB trong các TCTD. Tuy nhiên cùng với tình hình kinh tế biến động phức tạp trong 5 năm từ 2013 đến nay, cùng với đó là hoạt động tín dụng trở nên phong phú và phức tạp hơn rất nhiều. Sự phát triển bùng phát của hệ thống NHTM, sự cạnh tranh khốc liệt và kèm theo đó là rủi ro trong hoạt động tín dụng trở nên phức tạp, khó lường hơn trước. Trước yêu cầu đó Kiểm soát nội bộ cần phát triển tương xứng để với vai trò của mình có thể góp phần làm cho hoạt động tín dụng trở nên lành mạnh hiệu quả.

Việc chỉnh sửa bổ sung các văn bản quy định điều chỉnh hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm soát trước hết cần phải thống nhất với nhau về nội dung cơ bản của kiểm tra, kiểm soát nội bộ, có tính hiệu lực cao, văn bản mang tính mở để có thể bổ xung sửa chữa kịp thời nếu cần.

Đồng thời NHNN cần quy định về sự phối hợp kiểm tra giữa cơ quan thanh tra, giám sát của NHNN với hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ của ngân hàng. Điều đó đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, làm tăng tính hiệu quả của công tác kiểm tra của NHNN vừa đảm bảo chức năng quản lý các TCTD của NHNN. Vì như vậy cùng hướng chung tới một mục đích là tăng hiệu quả kiểm tra, giám sát nội bộ, đảm bảo tính tuân thủ các nguyên tắc, chính sách hoạt động tín dụng của các TCTD.

Vì vậy có thể nói rằng các văn bản quy định cần đảm bảo tính sát thực, thống nhất, đồng bộ tạo nên hành lang pháp lý cơ bản cho hoạt động kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng tuân theo.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại NHTMCP công thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 105 - 107)