Hình 2-14 cho thấy thể tích não giảm mạnh ở bệnh nhân tâm thần phân liệt, với mọi lứa tuổi.
2.7 Những bất thường trong EEG của bệnh nhân tâm thần phân liệt
Một số bất thường trong tín hiệu điện não cĩ thể giải thích triệu chứng ảo giác ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Sự giảm kết nối giữa các vùng vận động và cảm giác là nguyên nhân gây ra hiện tượng ảo giác. Bất kỳ sự gián đoạn nào trong
kết nối này cĩ thể dẫn đến giao tiếp vận động-cảm giác khơng hiệu quả, gây khĩ
khăn trong cho bệnh nhân việc phân biệt các kích thích nội sinh với các kích thích được bên ngồi.
Một số nghiên cứu cho thấy bản ghi tín hiệu điện não của bệnh nhân tâm thần phân liệt cĩ sự gia tăng sĩng chậm đáng kể. Các nhà nghiên cứu chỉ ra sự bất thường của sĩng chậm (chủ yếu là tăng delta) ở thùy trán. Một số ít các nghiên cứu
cho thấy các bất thường về điện não đồ phổ ở các vùng phía sau của não [23][50].
2.8 Giải thích tín hiệu điện não bất thường ở thùy đỉnh và thùy thái dương bệnh nhân tâm thần phân liệt bệnh nhân tâm thần phân liệt
Sự giảm kết nối giữa các vùng vận động và cảm giác là nguyên nhân gây ra một triệu chứng dương tính ảo giác ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Dựa theo chức năng, cấu trúc và cách sắp xếp của các tế bào thần kinh, đại não (trung tâm phản xạ cĩ điều kiện) được chia thành các thùy với các chức năng chính khác nhau.
21
Trong đĩ, vùng cảm giác thân thể nằm tại thùy đỉnh, sau rãnh trung tâm. Thùy trán
được xem là nơi diễn ra quá trình so sánh, xử lý, tổng hợp các loại thơng tin, nơi tổ chức thực hiện tập tính thích nghi của động vật và các hoạt động cĩ ý thức, cĩ
đích của con người. Do đĩ, tín hiệu điện não bất thường tại thùy đỉnh và thùy thái
dương cĩ thể liên quan đến sự gián đoạn trong kết nối vùng vận động - cảm giác.
Bất kỳ hành động nào của cơ thể đều được thực hiện trước bằng việc truyền một bản dự đốn kế hoạch hành động dự kiến (a blueprint of the intended action plan) từ vùng trước trán chịu trách nhiệm lập kế hoạch đến vỏ não cảm giác. Bản dự đốn chi tiết này bao gồm cảm giác dự kiến của hành động sắp thực hiện, được gọi là “efference copy”. Cảm giác thực tế khi thực hiện hành động được gọi là 'tái khẳng định cảm giác' (sensory reafference). Bộ não khi thực hiện vận động, loại trừ hồn tồn các cảm giác ‘dự kiến’ khỏi các cảm giác ‘thực tế’; điều này biểu hiện như một sự triệt tiêu hồn tồn nhận thức giác quan khi các hành động xảy ra. Các nghiên cứu báo cáo rằng khi bất kỳ vận động nào được bắt đầu, phản hồi cảm giác dự kiến được so sánh với phản hồi cảm giác thực tế. Nếu khi so sánh khơng cĩ sự khác biệt thì khơng cĩ lệnh nào điều chỉnh vận động. Ngược lại, nếu cĩ bất kỳ thay đổi nhỏ nào, bộ não sẽ cố gắng xác định xem sự khác biệt đĩ là do một số kích thích bên ngồi hay do thiếu cơ chế bù đắp điều chỉnh [24].