Với kết quả nghiên cứu thực nghiệm thu được ở phần trên tôi có một số kết luận sau:
1. Sử dụng các phần mềm chuyên dùng trong tính toán thiết kế tàu thuyền đã xác định được các yếu tố cân bằng và ổn định của xuồng du lịch. Kết quả tính toán kiểm tra so với qui phạm ổn định của Cục Đăng kiểm Việt Nam xuồng tính toán thiết kế đạt yêu cầu về tính cân bằng và ổn định. Như vậy mô hình tính toán theo lý thuyết ở chương 2 là chấp nhận được.
2. Bằng nghiên cứu thực nghiệm đã xác định được thông số kỹ thuật của xuồng du lịch, các thông số kỹ thuật này thỏa mãn yêu cầu về kỹ thuật của thiết bị chuyên dụng của xuồng du lịch.
3. Bằng nghiên cứu thực nghiệm, đề tài đã xác định được giá trị tham số ảnh hưởng đến cân bằng và ổn định của xuồng du lịch, kết quả thực nghiệm xác định được khi trọng lượng người và thiết bị đặt lệch sang một bên xuồng ≤80kg thì xuồng vẫn đảm bảo an toàn về cân bằng và ổn định.
4. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã xác định được khi xuồng chạy với vận tốc ≤ 3km/h rẽ vào kênh nhánh vuông góc thì xuồng vẫn ổn định không bị lật.
5. Khi xuồng vượt cạn trên địa hình có độ dốc nghiêng ngang ≤ 25 độ thì xuồng đảm bảo an toàn về ổn định, vận tốc của xuồng phải > 3km/h thì xuồng ổn định hướng chuyển động.
Chƣơng 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận
Sau khi nghiên cứu xong đề tài, chúng tôi có một số kết luận sau:
1. Xuồng du lịch thiết kế chế tạo trong thực tế đó là tính toán hệ thống động lực của xuồng, dễ sử dụng vận hành, phù hợp với điều kiện ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
2. Ứng dụng lý thuyết tính toán thiết kế tàu thuyền, đề tài đã xây dựng được cơ sở lý thuyết tính toán thiết kế xuồng du lịch. Từ yêu cầu và điều kiện hoạt động của xuồng, đề tài đã lập mô hình tính toán và đã thiết lập được công thức tính toán cân bằng và ổn định chung của xuồng.
3. Từ các điều kiện hoạt động đặc biệt của xuồng, đề tài đã thiết lập được công thức tính toán cân bằng và ổn định của xuồng du lịch trong các trường hợp đặc biệt khi xuồng hoạt động, đã khảo sát các yếu tố ảnh hưởng và xác định được điều kiện cần thiết để xuồng hoạt động an toàn và ổn định.
4. Bằng các phần mềm chuyên dụng trong tính toán thiết kế tàu thuyền, đề tài đã tiến hành kiểm tra các điều kiện cân bằng ổn định theo qui phạm đóng mới của Cục Đăng kiểm Việt Nam, kết quả kiểm tra cho thấy xuồng thiết kế thỏa mãn yêu cầu về cân bằng và ổn định.
5. Bằng nghiên cứu thực nghiệm đề tài đã xác định được trọng lượng cho phép của người và thiết bị khi đặt lệch sang một bên mạn xuồng là ≤ 80kg, vận tốc xuồng khi rẽ vào kênh nhánh ≤ 3 km/h, khi kéo xuồng vượt cạn trên độ dốc nghiêng ngang ≤ 25 độ thì xuồng đảm bảo an toàn và ổn định. Kết quả thực nghiệm cho thấy khi xuồng hoạt động ổn định được hướng chuyển động.
4.2. Kiến nghị
Do thời gian nghiên cứu có hạn, với giới hạn của đề tài đã được trình bày ở phần mở đầu, để hoàn thiện thiết bị cần phải tiếp tục nghiên cứu một số vấn đề sau:
1. Cần tiếp tục nghiên cứu dao động của xuồng khi chịu các ngoại lực.
2. Cần tiếp tục nghiên cứu hình dạng, kích thước của xuồng để thỏa mãn yêu cầu về cân bằng và ổn định, đồng thời thảo mãn yêu cầu lực cản xuồng là nhỏ nhất.
3. Cần tiếp tục nghiên cứu bố trí thiết bị đặt trên xuồng, vật liệu là vỏ xuồng, công nghệ sử dụng ảnh hưởng đến cân bằng và ổn định của xuồng, để tạo ra một xuồng du lịch tốt nhất phục vụ cho chuyến du lịch hoàn hảo nhất hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đức Ân, Hồ Quang Long, Dương Đình Nguyên (1978), Sổ tay kỹ thuật đóng tàu thủy tập 1, Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật Hà Nội.
2. Nguyễn Đức Ân, Nguyễn Bân (2004), Lý thuyết tàu thủy tập 1, NXB Giao thông vận tải Hà Nội.
3. Nguyễn Đức Ân, Nguyễn Bân (2004), Lý thuyết tàu thủy tập 2, NXB Giao thông vận tải Hà Nội.
4. Vũ Khắc Bảy (2005). Toán kỹ thuật, Bài giảng cao học máy và thiết bị cơ giới hoá nông lâm nghiệp.
5. Nguyễn Văn Bỉ (2004). Cơ học giải tích, bài giảng cao học Đại học Lâm nghiệp. 6. Cục Đăng Kiểm Việt Nam 2005, quy phạm phân cấp và đóng tàu sông nội
địa TCVN 6259-1:2005,NXB Giao thông vận tải Hà Nội.
7. Trương Sỹ Cáp, Nguyễn Tiến Lai, Trần Minh Tuấn, Đổ Thị Hải Lâm (1987), lực cản tàu thủy NXB Giao thông vận tải Hà Nội.
8. Trần Chí Đức(1981) Thống kê toán học, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
9. Phạm Thượng Hàn (1994). Kỹ thuật đo lượng các đại lượng vật lý. Tập 1 NXB Giáo dục. 10. Đặng Thế Huy (1995). Phương pháp nghiên cứu khoa học cơ khí nông nghiệp, NXB
Nông nghiệp Hà Nội.
11. Đặng Thế Huy (1995). Một số vấn đề cơ học giải tích và cơ học máy, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
12. TS. Nguyễn Ngọc Thịnh. Bài giảng Hệ thống thủy lực khí nén, Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh, 2010.
13. Trần Thế Sang – Trần Thị Kim Lang. Khí nén và thủy lực, NXB Khoa và kỹ thuật, 2009.