Dựa vào bản thiết mô hình có sẵn tại phòng thí nghiệm của bộ môn Kỹ thuật
hàng không và vũ trụ - trường đại học Bách khoa Hà Nội. Mô hình được thiết kế
lại nhằm bằng phần mềm Ansys (module SpaceClaim) nhằm mục đích đơn giản hóa, phục vụ tính toán mô phỏng.
Hình 3.15 Mô hình máy bay trực thăng và phân bố vật liệu
Các bộ phận chính của mô hình mô phỏng gồm có:
Cánh chong chóng mang bao gồm phần lá cánh và gốc cánh. Lá cánh được xây dựng với profile NACA 0015. Cấu trúc lá cánh có dạng hình chữ nhật ( kích
Thép Composite
Gỗ
Nhôm
35
thước 0.402m x 0.075m) với chín thanh ngang (ribs) dày 2mm được là từ gỗ giúp
tăng khả năng chống méo, móp cho lá cánh. Vỏ cánh với độdày 2mm được làm từ gỗgiúp đảm bảo tính chất khí động cho mô hình. Thanh dọc (spar) làm từ nhôm từđầu mút cánh đến phần gốc cánh, giúp tăng khả năng chịu bền cho cánh. Phần gốc cánh thường là nơi tập trung ứng suất cao nhất đòi hỏi vật liệu có độ cứng vững cao như thép.
Hình 3.16 Kết cấu cánh thiết kế
Thân mô hình máy bay trực thăng được thiết kế lại với vật liệu composite
và đĩa quay được làm từ nhựa. Bộđế được thiết kế với một trụ cốđịnh được làm từ thép.
Đối với mô hình máy bay này là phiên bản thu nhỏ cho chiếc máy bay trực
thăng phun thuốc trừ sâu với mục đích nghiên cứu khí động. Khác với các dòng máy bay khác, các chế độ bay của loại này khá đơn giản, chủ yếu là tịnh tiến để
phun thuốc trừ sâu. Vì vậy, bộchân đế được thiết kếđơn giản nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu khí động cho máy bay ở chếđộ bay tịnh tiến mà vẫn đảm bảo
được độ cứng vững. Bộđếđược thiết kế với một trục cốđịnh làm bằng thép với vị
trí nằm lệch phía sau thân giúp giảm ảnh hưởng khí động từ bộ đế lên tính chất dòng chảy. Phần thân được kết nối với bộ đế thông qua một thanh composite sợi các bon (hình 3.20). Vật liệu mô phỏng được dựa trên vật liệu thực tế của mô hình.