3.3.1.1. Nâng cao năng lực phát triển mạng lưới
Để phát triển mở rộng mạng lưới bán lẻ, doanh nghiệp cần chú trọng nắm bắt các thị hiếu tiêu dùng, văn hóa mua sắm của tại các vùng miền nơi hoạt động của doanh nghiệp bán lẻ. Tại Việt Nam, văn hóa mua sắm các vùng miền cũng đa dạng, phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau như thu nhập của người dân, kết quả hạ tầng, dân số cũng như năng lực điều hành chính sách của chính quyền sở tại nơi đấy. Khi DNBL hiểu được thị trường của mỗi địa phương thì sẽ đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần có các giải pháp phát triển kênh phân phối. Ngành bán lẻ sẽ cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong những năm tới. Vì vậy mở rộng mạng phân phối trong nước là giải pháp các nhà bán lẻ nội địa cần quan tâm tới. Việc này cần đạt sự liên kết giữa các doanh nghiệp nội địa trong
từng tỉnh, địa phương và trên cả nước. Việc mở rộng mạng lưới phân phối trong nước nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh và hợp tác nhằm củng cố thị trường trong nước đước đánh giá là hướng đi đúng và cần thiết đối với doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nếu làm một mình thì sẽ tốn kém nên các doanh nghiệp cần hợp tác với nhau để cùng pháp triển trong điều kiện các doanh nghiệp đều thiếu vốn, hạn chế mặt bằng, thiếu kinh nghiệm. Điển hình là một số nhà bán lẻ Việt Nam, như Sài Gòn Coop, Bách hóa xanh, Satra…vv đang tích cực tăng số lượng các siêu thị nhằm phủ kín thị trường trong nước trước khi nhiều nhà bán lẻ nước ngoài được phép cấp kinh doanh ở Việt Nam.
Đồng thời doanh nghiệp bán lẻ cần áp dụng các công nghệ cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong lĩnh vực bán lẻ, (như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vận (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), chuyển đổi số…) nhằm mở rộng các kênh bán hàng online phục vụ kịp thời người tiêu dùng trong việc thích nghi đại dịch covi-19 hiện nay.
3.3.1.2. Nâng cao năng lực tài chính
Để nâng cao năng lực tài chính, DNBL cần xây dựng một phương án chiến lược tài chính hiệu quả để có thể huy động nhiều kênh tín dụng như: nguồn vốn nội bộ từ các cổ đông của công ty, các quỹ đầu tư, các ngân hàng… Khi huy động được vốn thì DNBL cần đầu tư hiệu quả cho công việc kinh doanh để nâng cao uy tín với các tổ chức tín dụng. Bên cạnh việc huy động vốn thì doanh nghiệp cần phải sử dụng tiết kiệm hiệu quả trong việc điều hành quản lý, sản xuất kinh doanh. Đồng thời, DNBL cũng cần xử lý tốt việc thu hồi công nợ của các đối tác kinh doanh để kịp thu vốn về phục vụ công việc kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ.
3.3.1.3. Nâng cao năng lực về nguồn nhân lực
Đa số các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam ở quy mô nhò và vừa, việc xác định chiến lược đầu tư vào nguồn nhân lực cho doanh nghiệp bán lẻ cần phối hợp chặt chẽ với các cơ sở đào tạo để đảm bảo phù hợp với yêu cầu hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp. Các ngành đào tạo từ bán hàng, tiếp thị cho đến bậc quản lý từ các bậc lao động phổ thông đến sau đại học cần được chú trọng tăng cường tại các trường kết nối với sở đào tạo. Các doanh nghiệp bán lẻ cũng cần liên tục phối hợp với các học viện, các trường đào tạo mở các khóa học ngắn hạn nâng cao chuyên môn cho nhân viên. Doanh nghiệp cũng có thể trao các quỹ khuyến học, học bổng cho sinh viên khi học trong nhà trường để bồi dưỡng và tìm tòi ngay những người có khả năng chuyên môn trong ngành bán lẻ. Các doanh nghiệp cùng phối hợp nhà trường đưa sinh viên đi thực tế hay đi thực tập tại các doanh nghiệp bán lẻ. Học sinh, sinh viên được nâng cao tay nghề, kiến thức nghiệp vụ, rèn luyện kĩ năng là nguồn lao động để doanh nghiệp tuyển vào làm việc tại công ty.
3.3.1.4. Nâng cao năng lực quản lý
Doanh nghiệp cần không ngừng cải tiến áp dụng công nghệ kỹ thuật của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào việc quản lý. Các doanh nghiệp nước ngoài có lợi thế là kinh nghiệm quản lý và công nghệ hiện đại. Vì vậy trong cuộc đua cạnh tranh này, các doanh nghiệp nội phải áp dụng công nghiệp 4.0 vào việc quản lý. Có thể thấy một số doanh nghiệp Việt Nam như Masan (chuỗi siêu thị Vinmart) đã áp dụng thành công nghệ kỹ thuật hiện đại, giúp người mua hàng có nhiều trải nghiệm mua sắm tốt hơn và thanh toán nhanh chóng tiện lợi cho khách hàng.
3.3.1.5. Nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ
Các doanh nghiệp bán lẻ cần nâng cao chất lượng nguồn cung hàng hóa cho doanh nghiệp bán lẻ. Nguồn cung hàng hóa là một trong những nhân tố
quan trọng quyết định đến công việc kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ. Giá cả, chất lượng hàng hóa sẽ tác động tới người mua hàng.
Để nâng cao chất lượng nguồn hàng, các doanh nghiệp bán lẻ cần đề ra các phương pháp quản lý để kiểm soát hiệu quả chất lượng hàng hóa hiệu quả. Có thể đưa ra các phương pháp như nâng tần suất kiểm tra như kiểm tra đột xuất hay bất thường thay vì kiểm tra đối với chất lượng hàng hóa, chống hàng lậu, hàng giả tại các cơ sở sản xuất và các điểm bán lẻ. Bên cạnh đó cần có cơ chế kiểm soát chặt đội ngũ nhân viên kiểm tra chất lượng hàng hóa để đảm bảo việc kiểm tra là thực chất, hiệu quả. Doanh nghiệp có thể đề ra các mức xử phạt cao đối với các trường hợp vi phạm tiêu chuẩn chất lượng nhằm răn đe các đối tượng làm ảnh hưởng tới nguồn hàng. Cùng đó, doanh nghiệp bán lẻ có thể để cho nhiều bên cùng tham gia giám sát chất lượng hàng hóa bằng cách công khai tất cả các kết quả kiểm tra chất lượng của các loại sản phẩm hàng hóa mà các cơ quan có thẩm quyền đã thực hiện, nhờ đó người mua hàng khi mua hàng hóa sẽ kiểm tra đối chiếu, và nếu có vấn đề gì họ có thể kịp thông tin lại cho chủ thể doanh nghiệp biết để kịp thời chấn chính lại việc kiểm soát.
Doanh nghiệp bán lẻ cần nâng cao hình ảnh bằng cách tăng cường thực hiện trách nhiệm đối với xã hội như bảo vệ môi trường, bảo vệ an toàn, sức khỏe cộng đồng, cải thiện chất lượng cuộc sống…để phục vụ nhu cầu đời sống ngày càng cao của xã hội, và các khách hàng. Đồng thời, doanh nghiệp bán lẻ cần đầy đẩy mạnh quảng cáo doanh nghiệp với người dân qua nhiều hình thức như qua mạng, trên các kênh internet, điện thoại di dộng, mạng xã hội. Bên cạnh đó thường xuyên tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển, quảng bá thương hiệu doanh nghiệp. Đồng thời, thực hiện đa dạng hóa và phát triển bán lẻ đa kênh nhằm tránh rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.