Mô hình Kim cương

Một phần của tài liệu 1. Luận án (Trang 57 - 59)

Mô hình kim cương của Michael Porter [28],[95] đã đưa ra những công cụ, yếu tố để phân tích những yếu tố tác động năng lực cạnh của cấp quốc gia, cấp ngành và cấp doanh nghiệp. Mô hình kim cương đã được áp dụng trong nhiều nghiên cứu để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong một ngành tại thị trường nội địa.

Hình 1.2: Sơ đồ Kim cương của Michael Porter

Nguồn tham khảo: [28]

Michael Porter [28], [51], và trong cuốn “ How competitive force shape strategy” [95] đã đưa ra mô hình Kim cương, nêu lên các yếu tố quyết định sự

cạnh tranh thương mại trong tình hình hội nhập quốc tế của một đất nước, bao gồm 6 yếu tố là (1) Chiến lược công ty, cấu trúc và cạnh tranh nội địa; (2) Điều kiện yếu tố sản xuất; (3) Các điều kiện cầu; (4) Các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan; (5) Chính phủ; (6) Cơ hội. Theo Michael Porter [28],[95] thì trong nền kinh tế hội nhập sâu rộng như hiện nay, lợi thế cạnh tranh sẽ chuyển dịch từ các lợi thế tuyệt đối hay lợi thế so sánh mà tự nhiên ban cho, chuyển dịch sang những lợi thế cạnh tranh quốc gia được tạo ra và duy trì địa vị cạnh tranh lâu dài của các doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.

Các nhân tố trong mô hình Kim cương của Michael Porter có mối liên kết và sự tương trợ, quan hệ với nhau, dẫn đến việc xây dựng và phát triển khả năng cạnh tranh của các công ty cùng ngành kinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong một ngành thì việc huy động các thế mạnh bên trong và bên ngoài là rất cần thiết, đảm bảo cho sự phát triển bền vững ngành. Đồng thời, việc tận dụng và nắm bắt được những thời cơ, vận hội một cách kịp thời giúp DN có các chiến lược thích hợp đáp ứng khả năng cạnh tranh tình hình mới. Ngoài ra, các yếu tố như quan điểm đường lối, tư duy quản trị, điều hành, nhân sự…đều có thể phát huy và thôi thúc các DN đổi mới sáng tạo, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường và khách hàng. Chiến lược tổng thể của doanh nghiệp trong việc khai thác, phân phối hài hòa các nguồn lực đóng vai trò rất quan trọng. Bênh cạnh đó, yếu tố điều hành và quản lý nhà nước giữ một vị trí trọng yếu, ảnh hưởng đến tất cả các những nhóm yếu tố cạnh tranh của mô hình kim cương; việc này đảm bảo cho sự phát triển đồng bộ, công bằng và thuận lợi nhất cho các DN tăng cường NLCT trong nước và trên thương trường quốc tế [28],[95].

Tuy cách tiếp cận khác nhau nhưng có thể thấy đa số các nhà nghiên cứu đều đánh giá năng lực cạnh tranh của DN có thể được đánh giá xung quanh các

tiêu chí như: Chiến lược công ty, cấu trúc và cạnh tranh nội địa, điều kiện yếu tố sản xuất, các điều kiện cầu, các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan, chính phủ, cơ hội, chiến lược, cơ cấu và cạnh tranh thị phần cung cấp trên địa bàn, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận, doanh thu, năng suất lao động, thu nhập bình quân, trình độ quản lý, thương hiệu và uy tín của công ty, bảo vệ môi trường, tài sản của công ty nhất là tài sản vô hình, tỷ lệ đội ngũ quản lý giỏi, tỷ lệ công nhân lành nghề, giá cả hàng hóa, dịch vụ... Những tiêu chí này tạo cho công ty có lợi thế cạnh tranh, tức là giúp DN có khả năng triển khai các hoạt động với hiệu suất cao hơn các doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh.

Một phần của tài liệu 1. Luận án (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)