7. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2. QUẢN LÝ CHI NSNN
1.2.4. Tiêu chí đánh gía kết quả công tác quản lý chi NSNN tại Sở tà
tài chính
a. Tiêu chí về khối lượng
Tiêu chí này đƣợc thể hiện qua những số liệu tại các Nghị quyết, quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt dự toán thu, chi NS và phê duyệt quyết toán thu, chi NS hàng năm.
- Tổng chi NSNN qua các năm
Từ dự toán chi NS và quyết toán chi NS hàng năm, thực hiện phép so sách tuyệt đối và tỷ lệ năm sau với năm trƣớc để đánh giá công tác lập dự toán cũng nhƣ chấp hành dự toán chi NS có đáp ứng theo nhu cầu phát triển của KT-XH ngày càng tăng cao. Qua đó, đánh giá công tác điều hành nguồn NS trong tổng thể công tác quản lý chi NSNN của Sở Tài chính.
Số chi chuyển nguồn sẽ đánh giá đƣợc khả năng dự kiến nhu cầu NS trong năm kế hoạch cũng nhƣ tính hiệu quả trong quản lý chi NSNN. Nếu chi chuyển nguồn ngày càng tăng thì có thể đánh giá nguồn lực NS trong năm đã còn nhàn rỗi ngày càng nhiều nhƣng không đƣợc sử dụng kịp thời, hiệu quả.
- Cơ cấu chi NSNN của từng năm
Việc tính tỷ trọng chi NS của từng lĩnh vực trong tổng chi NS của công tác lập dự toán và quyết toán chi NS đều rất quan trọng. Từ đó, có thể đánh giá đƣợc những lĩnh vực đƣợc chính quyền địa phƣơng ƣu tiên quan tâm trong từng năm và trong cả giai đoạn. Đồng thời, qua tỷ lệ nêu trên sẽ cho ta thấy sự biến động, thay đổi của các chính sách, chế độ của từng lĩnh vực chi NS.
- Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch dự toán chi NS
Tỷ lệ này là yếu tố đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao đầu năm. Tỷ lệ đạt 100% thể hiện công tác dự báo nguồn NS để thực hiện nhiệm vụ chính trị sát với thực tế. Nếu số thực chi ở tất cả các lĩnh vực đều có biến
động tăng hoặc so với dự toán chi NS giao đầu năm thì có thể đánh giá tốt về khả năng cân đối, điều hành nguồn NS của Sở Tài chính, luôn đảm bảo nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ phát sinh trong năm NS.
Tuy nhiên, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch dự toán chi NS thấp hoặc cao hơn 100% đều thể hiện sự khả năng dự báo chƣa tốt trong công tác lập dự toán chi NS, đã không dự kiến chính xác đƣợc các nhiệm vụ của năm kế hoạch.
- Tình hình tiết kiệm chi thƣờng xuyên, tăng thu nhập cho ngƣời lao động
Số liệu này dùng để đánh giá hiệu quả trong việc thực hiện cơ chế tự chủ biên chế và kinh phí của các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.
Trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ, Sở Tài chính đóng vai trò rất quan trọng, cụ thể trong việc xác định những nhiệm vụ thuộc danh mục khoán chi, không khoán chi để làm cơ sở thẩm định, lập dự toán và quyết toán chi NS của từng đơn vị dự toán.
Cơ chế tự chủ đƣợc áp dụng tốt sẽ tạo sự chủ động trong việc sử dụng NS của các đơn vị dự toán, trên cơ sở đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ trong phạm vi dự toán chi NS theo định mức khoán đã đƣợc cấp đầu năm nhƣng vẫn tạo thu nhập tăng thêm cho ngƣời lao động từ nguồn kinh phí tiết kiệm đƣợc. Qua đó, khuyến khích tinh tích cực của ngƣời lao động, nâng cao hiệu quả công việc, cải thiện nền hành chính công, thúc đẩy sự phát triển tổng thể của XH.
b. Tiêu chí đánh giá chất lượng
- Đánh giá trong: tiêu chí này đƣợc thực hiện bởi Sở Tài chính
Việc đánh giá chất lƣợng công tác quản lý chi NSNN của Sở Tài chính đƣợc chi tiết trong từng quy trình cụ thể: Lập dự toán chi NSNN, chấp hành dự toán chi NSNN, quyết toán chi NSNN và thanh tra quyết toán chi NSNN.
Nội dung đánh giá gồm: Các quy trình trong quản lý chi NSNN phải đảm bảo theo đúng các quy định hiện hành; Công tác tham mƣu văn bản phục vụ công tác điều hành ngân sách tỉnh kịp thời; Điều tiết NS đảm bảo tất cả các nhiệm vụ chi quan trọng và cần thiết của tỉnh. Nguồn dự phòng NS luôn phải đảm bảo nhằm phục vụ những nhiệm vụ đột xuất, cần thiết của địa phƣơng. Trong năm NS, nếu xét thấy có nguy cơ hụt thu, Sở Tài chính khẩn trƣơng tham mƣu các phƣơng án để cân đối nguồn NS, nhƣ giảm chi bù hụt thu; khả năng tham mƣu đẩy mạnh việc áp dụng cơ chế tự chủ trong các đơn vị dự toán; sự phối hợp với Kho bạc Nhà nƣớc cùng cấp trong công tác kiểm soát chi; công tác thanh tra tài chính tại các đơn vị dự toán; sai phạm đƣợc phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm toán.
- Đánh giá ngoài: tiêu chí này do các cơ quan quản lý cấp trên nhƣ: Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh và đơn vị dự toán có quan hệ với NSNN.
Công tác đánh giá này đƣợc thực hiện thông qua các cuộc Hội nghị do Sở Tài chính chủ trì nhằm lắng nghe những phản hồi của đơn vị dự toán và cuộc họp đánh giá xếp loại cuối năm do Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì, trong đó có sự tham gia của Giám đốc các Sở, Ngành trên địa bàn tỉnh.
Các tiêu chí đánh giá gồm: thời hạn hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, thời gian xử lý kiến nghị của đơn vị dự toán, thái độ ứng xử trong quá trình xử lý chuyên môn, chất lƣợng trong việc thẩm định dự toán, quyết toán chi NSNN, việc công khai NSNN theo quy định, việc thực hiện các thủ tục hành chính thuộc chức năng của Sở.