Hà Nội có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên cho phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa. Hà Nội có vị trí địa lý - chính trị quan trọng, là đầu não chính trị - hành chính Quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế; là đầu mối giao thương bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường sông tỏa đi các vùng khác trong cả nước và đi quốc tế. Mật độ dân số của Hà Nội là 2.398 người/km², mật độ giao thông là 105,2 xe/km² mặt đường ( theo số liệu năm 2019). Có thế nói giao thương ở Hà Nội cực kì tấp nập và phát triển
3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực quan trọng cho việc phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô.
Đặc điểm địa hình
Nhìn chung, địa hình Hà Nội khá đa dạng với núi thấp, đồi và đồng bằng. Trong đó phần lớn diện tích của Thành phố là vùng đồng bằng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng dòng chảy của sông Hồng. Điều này cũng ảnh hưởng nhiều đến quy hoạch xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
Khu vực nội Thành và phụ cận là vùng trũng thấp trên nền đất yếu, mực nước sông Hồng về mùa lũ cao hơn mặt bằng Thành phố trung bình 4 - 5m. Hà Nội có nhiều hồ, đầm thuận lợi cho phát triển Thủy sản và du lịch, nhưng do
thấp trũng nên khó khăn trong việc tiêu thoát nước nhanh, gây úng ngập cục bộ thường xuyên vào mùa mưa. Vùng đồi núi thấp và trung bình ở phía Bắc Hà Nội thuận lợi cho xây dựng, phát triển công nghiệp, lâm nghiệp và tổ chức nhiều loại hình du lịch.
Tài nguyên khí hậu
Tài nguyên khí hậu ở Hà Nội được hình Thành và tồn tại nhờ cơ chế nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh ít mưa, mùa hè nóng nhiều mưa. Lượng bức xạ tổng cộng năm dưới 160 kcal/cm2 và cân bằng bức xạ năm dưới 75 kcal/cm2. Hàng năm, chịu ảnh hưởng của khoảng 25 - 30 đợt front lạnh. Nhiệt độ trung bình năm tuy không dưới 230C, song nhiệt độ trung bình tháng 01 dưới 180C và biên độ năm của nhiệt độ trên 120C).
Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và chiếm khoảng 80% lượng mưa toàn năm. Mùa ít mưa chủ yếu là mưa nhỏ và mưa phùn kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong đó tháng 12 hoặc tháng 01 có lượng mưa ít nhất.
Hà Nội có mùa đông lạnh rõ rệt so với các địa phương khác ở phía Nam: Tần số front lạnh cao hơn, số ngày nhiệt độ thấp đáng kể, nhất là số ngày rét đậm, rét hại nhiều hơn, mùa lạnh kéo dài hơn và mưa phùn cũng nhiều hơn. Nhờ mùa đông lạnh trong cơ cấu cây trồng của Hà Nội cũng như đồng bằng Bắc Bộ, có cả một vụ đông độc đáo ở miền nhiệt đới.
Tài nguyên nước mặt
Hệ thống sông, hồ Hà Nội thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, phân bố không đều giữa các vùng, có mật độ thay đổi trong phạm vi khá lớn 0,1 - 1,5 km/km2 (chỉ kể những sông tự nhiên có dòng chảy thường xuyên) và 0,67 - 1,6 km/km2 (kể cả kênh mương). Một trong những nét đặc trưng của địa hình Hà Nội là có nhiều hồ, đầm tự nhiên. Tuy nhiên, do yêu cầu đô thị hóa và cũng do thiếu quy hoạch, quản lý kém nên nhiều ao hồ đã bị san lấp để lấy đất xây dựng. Diện tích ao, hồ, đầm của Hà Nội hiện còn lại vào khoảng 3.600 ha. Có
thể nói, hiếm có một Thành phố nào trên thế giới có nhiều hồ, đầm như ở Hà Nội. Hồ, đầm của Hà Nội đã tạo nên nhiều cảnh quan sinh thái đẹp cho Thành phố, điều hòa tiểu khí hậu khu vực, rất có giá trị đối với du lịch, giải trí và nghỉ dưỡng.
Hà Nội không phải là vùng dồi dào nước mặt, nhưng có lượng nước khổng lồ chảy qua sông Hồng, sông Cầu, sông Cà Lồ có thể khai thác sử dụng.
Tài nguyên đất
Hà Nội có tổng diện tích đất tự nhiên 92.097 ha, trong đó, diện tích đất nông nghiệp chiếm 47,4%, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 8,6%, đất ở chiếm 19,26%.
Xuất phát từ yêu cầu sử dụng đất của Thủ đô Hà Nội, có 2 nhóm đất có ý nghĩa lớn nhất đối với phát triển kinh tế - xã hội, đó là đất nông lâm nghiệp và đất xây dựng. Phần lớn diện tích đất đai ở nội Thành Hà Nội được đánh giá là không thuận lợi cho xây dựng do có hiện tượng tích nước ngầm, nước mặt, sụt lún, nứt đất, sạt lở, trôi trượt dọc sông, cấu tạo nền đất yếu
3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Về kinh tế, 2019 là một năm rất thành công, do có nhiều đổi mới trong định hướng, chỉ đạo, điều hành nên kinh tế tăng trưởng cao, Thủ đô xứng đáng dẫn đầu cả nước về nhiều phong trào.Theo số liệu thống kê của thành phố Hà Nội, tổng sản phẩm (GRDP) năm 2019 của thành phố ước tính đạt 971,7 nghìn tỷ đồng, ước tăng 7,62%, đạt kế hoạch đề ra và cao nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay. GRDP bình quân đầu người đạt 120,1 triệu đồng, tăng 7% so với năm 2018 (tăng 7,9 triệu đồng). Cơ cấu GRDP năm 2019 chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ và công nghiệp, xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 1,99% GRDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 22,69%; khu vực
dịch vụ chiếm 64,02%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 11,3% (Cơ cấu tương ứng năm 2018 là: 2,14%; 22,26%; 63,94% và 11,66%).Trong mức tăng trưởng chung, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 10,09% so với năm trước (năm 2018 tăng 8,55%), đóng góp 2,5% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của TP. Ngành xây dựng năm 2019 ước tính tăng 12,01% so với năm trước (năm 2018 tăng 9,66%), đóng góp 1,09 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm.Khu vực dịch vụ tăng 7,53% so với năm trước (năm 2018 tăng 7,11%), đóng góp 5,46 % vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm.
Do ảnh hưởng của bệnh dịch tả lợn châu Phi, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng năm 2019 ước tính giảm 20% so với năm 2018 dẫn đến khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2019 giảm 0,54% so với năm trước (năm 2018 tăng 3,05%), làm giảm 0,01% mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn TP.
Tuy vậy, điểm nổi bật ở khu vực này là chăn nuôi gia cầm và ngành thủy sản tiếp tục phát triển khá; sản lượng thịt gia cầm năm 2019 tăng 21,6% so với năm 2018; sản lượng thủy sản tăng 6,3%.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý IV ước tính đạt 154,7 nghìn tỷ đồng, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2018. Tính chung cả năm 2019, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 570,2 nghìn tỷ đồng, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm 2018 (năm 2018 tăng 8,9%).
Thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 264,7 nghìn tỷ đồng, đạt 100,6%. Môi trường đầu tư, kinh doanh tiếp tục được cải thiện. Vốn đầu tư phát triển ước tăng 12,9% (kế hoạch từ 10,5 – 11%), đặc biệt thu hút đầu tư nước ngoài đạt 8,05 tỷ USD – cao nhất sau hơn 30 năm đổi mới, hội nhập, là năm thứ 2 liên tiếp dẫn đầu cả nước. Khách du lịch đến Hà Nội đạt 28,945 triệu lượt khách (tăng 10,1%), trong đó, khách du lịch quốc tế đạt 7,025 triệu lượt (tăng 17%), khách du lịch nội địa đạt 21,92 triệu lượt (tăng 8%). Tổng thu từ khách du lịch đạt 103,812 nghìn tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2018.
Trong năm 2019, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ đã công bố kết quả Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) và Chỉ số đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS) năm 2018. Theo đó, chỉ số cải cách hành chính của Hà Nội tiếp tục được Trung ương ghi nhận, đánh giá cao xếp thứ 2/63 tỉnh, thành phố.
Từ việc đổi mới tác phong, lề lối làm việc của cán bộ công chức trong các cơ quan công sở, hình ảnh của Hà Nội được nâng cao, người dân, doanh nghiệp đánh giá cao, thu hút đầu tư mạnh luôn dẫn đầu của cả nước. Khách du lịch đến Hà Nội, đặc biệt là khách quốc tế tăng mạnh..
Ngoài ra, động lực tăng trưởng Thủ đô còn tiềm tàng từ sự khai thác các nguồn lực và cơ chế quản lý phát triển kinh tế đô thị, kinh tế ban đêm, kinh tế chia sẻ, các dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao và hướng tới trung tâm hàng đầu của ASEAN về chuyển đổi số, an toàn an ninh thông tin mạng, trí tuệ nhân tạo; một trung tâm hàng đầu về thương mại và phát triển các ngành công nghiệp văn hóa (năm 2021, Hà Nội được vinh dự đăng cai SEA Games và Para Games) … Chính văn hóa - sáng tạo và hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện đại là nền tảng để Hà Nội thực hiện được năm định hướng lớn, nhiệm vụ trọng tâm và ba khâu đột phá phát triển Thủ đô giai đoạn 2021-2025… như chỉ đạo của Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ.
3.1.1.3 Tác động kinh tế xã hội đến hàng nhập lậu
Là một thành phố lớn, trung tâm kinh tế của Bắc Bộ với những đặc điểm về điều kiện phát triển như mạng lưới giao thông, giao lưu hàng hóa sầm uất với các tỉnh rất thuận tiện thuận tiện. Sự phát triển về kinh tế xã hội đã tạo ra nhiều thuận lợi cho quá trình phát triển thị trường hàng hóa cũng như thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của thành phố song cũng mang lại không ít khó khăn thách thức đó là sự phát triển của nạn kinh doanh hàng nhập lậu. Cùng với quá
trình phát triển kinh tế thì những năm gần đây hoạt động kinh doanh hàng nhập lậu trên địa bàn thành phố Hà Nội có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, khó kiểm soát. Lợi dụng sự phát triển của giao thông đô thị cũng như đây là một trung tâm giao thương và sự tiêu thụ hàng hóa cực kì nhiều để các đối tượng xấu có hành vị trục lợi trên địa bàn và lợi dụng sự kém hiểu biết và tâm lý thích hàng giá rẻ của người tiêu dùng các đối tượng làm ăn phi pháp đã và đang tìm mọi phương thức, thủ đoạn để đưa hàng nhập lậu vào thị trường Hà Nội tiêu thụ nhằm thu lợi bất chính gây ra rất nhiều khó khăn cho lực lượng chức năng.
Những hành vi kinh doanh hàng nhập lậu đã và đang gây tâm lý lo lắng trong nhân dân, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các Doanh nghiệp cũng như gây không ít khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý vi phạm của các cơ quan chức năng. Hàng nhập lậu không chỉ xuất hiện ở chợ nhỏ vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa mà xuất hiện ngày càng nhiều hơn tại các trung tâm của thành phố, các huyện, thị xã với chủng loại, mẫu mã ngày càng đa dạng, phong phú thuộc nhiều lĩnh vực. Ngoài những loại hàng hóa tiêu dùng thông thường thì ngày càng xuất hiện nhiều các loại hàng cao cấp, hàng công nghệ cao.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội hàng nhập lậu lưu thông trên thị trường Hà Nội đã được các lực lượng chức năng phát hiện, kiểm tra, xử lý gồm: Pháo nổ,thuốc lá, mỹ phẩm, quần áo, vải, giày dép, Gia cầm, quả tươi, thuốc tân dược, rượu ngoại, máy móc, điện thoại, phụ tùng ô tô, phân bón, thực phẩm, bao gói và đặc biệt trong năm cao điểm của dịch covid thì khẩu trang, vật tư y tế phòng dịch là những mặt hàng được săn lùng nên dễ bị các đối tượng xấu lợi dụng ( Tổng số tiền xử phạt là gần 2,8 tỷ đồng. Hàng hóa vi phạm gồm: 4.141.014 chiếc khẩu trang, 13.341 dung dịch rửa tay sát khuẩn, 4.551 sản phẩm dung dịch cồn các loại, 59.600 đôi găng tay y tế, 31 tấn găng tay y tế, 9.397 bộ
quần áo phòng dịch, 185 chiếc kính bảo hộ y tế, 927 chiếc áo phẫu thuật, 605 chiếc thẻ đeo khử khuẩn, 847 chiếc nhiệt kế điện tử).