Đối với UBND Thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Công tác quản lý chống kinh doanh hàng nhập lậu tại cục quản lý thị trường thành phố hà nội (Trang 61 - 65)

Thứ nhất, đẩy mạnh ký kết cơ chế phối hợp trong hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại giữa Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nô ”i và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội trong thành phố

Thứ hai, tăng cường thêm lực lượng cán bô ” kiểm tra rà soát chă ”t chẽ những tụ điểm thường xuyên diễn ra hành vi gian lâ ”n thương mại.

Thứ ba, đẩy mạnh hoạt đô ”ng tuyên truyền khuyến khích người dân cùng tham gia chống buôn lâ ”u, gian lâ ”n thương mại. Tăng mức thưởng với những cá nhân, tổ chức dám đứng ra cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại.

KẾT LUẬN

Cùng với quá trình phát triển và hội nhập kinh tế, hoạt động kinh doanh hàng nhập lậu ngày càng phát triển mạnh, dung lượng thị trường của Việt Nam có tốc độ phát triển ngày càng cao, độ mở của nền kinh tế lớn nên giao thương hàng hóa ngày càng tăng, đi liền với đó là xuất hiện nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân làm ăn không đúng đắn, lợi dụng sự sơ hở của pháp luật và các cơ quan quản lý nhà nước để trục lợi điển hình là hành vi kinh doanh hàng nhập lậu. Nó đã và đang trở thành vấn nạn gây ra nhiều tác động tiêu cực nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và sự phát triển kinh tế mỗi quốc gia. Chính vì vậy, công tác quản lý hoạt động chống kinh doanh hàng nhập lậu có thể nói là một trong những nội dung quan trọng và góp phần tích cực vào việc ổn định thị trường hàng hóa và đảm bảo công bằng trong kinh doanh.

Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn được trình bày trong đề tài , có thể rút ra một số kết luận sau:

Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay, các hoạt động kinh doanh hàng nhập lậu có chiều hướng gia tăng và ngày càng diễn biến phức tạp, tinh vi khó kiểm soát. Hàng nhập lậu có mặt ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội với mẫu mã đa dạng, phong phú và công nghệ, kỹ thuật sản xuất ngày càng tinh vi hiện đại. Vì thế , công tác quản lý hoạt động chống kinh doanh hàng nhập lậu trở thành yêu cầu cấp thiết cần được thực hiện .

Những nỗ lực của cục Quản lý thị trường để quản lý hoạt động chống kinh doanh hàng nhập lậu tuy đạt được các kết quả trên là rất đáng ghi nhận,song kết quả đó còn chưa tương xứng với tình hình thực tế, cần được tăng cường hoàn thiện và đẩy mạnh hơn nữa để đạt hiệu quả cao hơn.

Lực lượng QLTT hiện nay phải đối mặt với không ít khó khăn trong công tác quản lý hoạt động chống kinh doanh hàng nhập lậu đó là:

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ không đồng đều, công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ chưa được chuyên sâu, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật đã được quan tâm triển khai nhưng chưa được thường xuyên liên tục; hình thức và nội dung tuyên truyền chưa được phong phú đôi khi vẫn còn mang tính hình thức nên hiệu quả thực tế chưa cao.

Công tác phân bổ chỉ tiêu kế hoạch về xử lý theo số vụ vi phạm tuy góp phần thúc đẩy được sự nỗ lực, cố gắng của các đơn vị cũng như mỗi công chức, nhân viên Quản lý thị trường nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định, công tác kiểm tra, kiểm soát vẫn đi theo lối mòn từ trước nên kết quả hoạt động chưa được cao, số lượng và chủ loại hàng lậu phát hiện và xử lý còn hạn chế. Công tác phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng trong kiểm tra xử lý vi phạm đôi khi chưa hiệu quả.

Sự bất cập trong hệ thống các quy định pháp luật và điều kiện vật chất, công cụ, phương tiện phục vụ cho công tác còn thiếu là những vấn đề cấp bách cần được quan tâm khắc phục để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chống kinh doanh hàng nhập lậu trong giai đoạn mới và làm trọng tâm sau này.

Để tăng cường hiệu quả công tác quản lý hoạt động chống kinh doanh hàng nhập lậu tại cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội trong thời gian tới cần triển khai làm tốt một số giải pháp sau:

Triển khai quyết liê ”t chỉ đạo của các cấp các ngành, tăng cường, liên tục tổ chức các đợt rà soát, kiểm tra với quy mô lớn nhất là trong những dịp cao điểm ( lễ, tết…)

Kiểm soát chặt chẽ thị trường nội địa, tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng; đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra chuyên ngành vẻ điều

kiện kinh đoanh, chấp hành chế độ thuế, hóa đơn chứng từ, nguồn góc xuất xứ, nhãn mác, tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa.

Cần tâ ”p trung lực lượng kiểm tra chă ”t chẽ các khu vực cửa ngách tiến vào Hà Nô ”i, chợ dân sinh, siêu thị, các cơ sở kinh doanh, chế biến, nhâ ”p khẩu hàng hóa; các kho hàng, điểm tâ ”p kết hàng hóa. Lâ ”p chốt kiểm tra trên các trục đường thường xuyên xảy hiê ”n tượng vâ ”n chuyển hàng hóa trái phép.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phổ biến đến người dân những chính sách pháp luâ ”t về hoạt đô ”ng gian lâ ”n thương mại, tác hại của hàng nhập lậu

Cuối cùng, cần phối hợp chă ”t chẽ với các ban ngành đoàn thể (Công an, Hải quan, Biên phòng, …) trong việc nắm bắt thông tin, phương thức, thủ đoạn vi phạm cũng như trong quá trình kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh, xử lý từng vụ việc cụ thể.

Với những kết quả trên, nhóm chúng tôi mong sẽ đóng góp vào việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý chống kinh doanh hàng nhập lậu tại cục quản lý thị trường thành phố Hà Nội. Chỉ có thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý hoạt động chống kinh doanh hàng nhập lậu, mới mang lại môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, cũng như đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho việc phát triển đất nước theo hướng bền vững và thúc đẩy phát triển kinh tế thành phố Hà Nội.

Do khả năng và trình độ của những người thực hiện đề tài có hạn, còn nhiều hạn chế nên đề tài không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong các thầy cô góp ý để luận văn được hoàn thiện hơn !

Một phần của tài liệu Công tác quản lý chống kinh doanh hàng nhập lậu tại cục quản lý thị trường thành phố hà nội (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)