Đánh giá chi phí – lợi ích của dự án

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn phân tích chi phí lợi ích dự án, đại học ngoại thương (1) (Trang 31 - 32)

Bằng việc tính toán các dòng lợi ích và chi phí kinh tế của dự án (Phụ lục), với giả định lãi suất r = 7%, nhóm tác giả tiến hành tính toán các chỉ số đánh giá hiệu quả

của dự án và thu được kết quả như sau:

Bảng 5: Đánh giá hiệu quả của dự án thông qua các chỉ tiêu

Các chỉ tiêu Kết quả tính Nhận xét Kết luận

NPV -14,425.13 NPV < 0 Dự án không đạt hiệu quả

IRR 0.042 IRR < 7% Dự án không đạt hiệu quả

B/C 0.743 B/C<1 Dự án không đạt hiệu quả

Thvck >15 Dự án không đạt hiệu quả

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp bằng phần mềm Excel

Như vậy, xét về mặt tài chính đến năm 2035, tức là sau gần 15 năm đi vào khai thác thương mại, thì dự án vẫn chưa đem lại hiệu quả.

Hà Nội dự tính trong 5 năm đầu tiên khai thác, nhu cầu trợ giá theo các năm lần lượt từ năm đầu tiên cho đến năm thứ năm là hơn 244 – 182 – 176 – 164 và 155 tỷ đồng. Thế nhưng, không nên trông chờ nhiều vì vốn đầu tư đã bị đội lên gấp đôi, từ 8,770 tỷ đồng lên 18,001.6 tỷ đồng. Chủ đầu tư chưa chứng minh được hiệu quả kinh tế xã hội khi tăng vốn dự án, dẫn tới chi phí lãi vay của dự án lên tới 2.4 tỷ đồng mỗi ngày. Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, khi đưa vào hoạt động, mỗi năm Hà Nội phải bù lỗ 14.5 tỷ đồng cho dự án này.

Ngoài ra, đường sắt trên cao được đánh giá là chưa thể khai thác một cách hiệu quả nhất bởi thiếu sự liên kết với các phương tiện giao thông công cộng khác. Hơn nữa, khi đưa vào vận hành loại phương tiện giao thông này cũng cần có một mức giá hợp lý đối với một phương tiện giao thông công cộng.

Từ những vấn đề kể trên, có thể thấy phải mất rất nhiều thời gian để dự án này có thể bù đắp các khoản chi phí đã bỏ ra và đem về lợi nhuận cũng như hiệu quả về mặt kinh tế.

Tuy nhiên, xét về mặt lợi ích kinh tế xã hội, dự án đánh dấu những bước tiến đầu tiên và quan trọng trong việc phát triển loại hình giao thông công cộng mới ở Việt Nam. Có thể kỳ vọng rằng trong tương lai dự án sẽ phát huy hết khả năng của nó để giải quyết vấn đề ách tắc giao thông đô thị, cải thiện chất lượng môi trường và góp phần đưa Hà Nội trở thành một thủ đô văn minh, hiện đại như các quốc gia phát triển khác trên thế giới.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn phân tích chi phí lợi ích dự án, đại học ngoại thương (1) (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)