Xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn phân tích chi phí lợi ích dự án, đại học ngoại thương (1) (Trang 37 - 43)

Bắt đầu khởi công xây dựng vào năm 2011 và được đưa vào vận hành thương mại từ tháng 11/2021, dự án đường sát trên cao Cát Linh - Hà Đông đã gặp không ít những khó khăn trong quá trình thi công cũng như vẫn còn nhiều tồn tại khi đưa vào hoạt động. Theo như phân tích của nhóm, giá trị NPV của dự án âm. Vì vậy, Sở GTVT Hà Nội càn có chính sách khai thác và vận hành tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông một cách hiệu quả hơn cũng như tìm các giải pháp để gia tăng nguồn thu từ dự án. Để khắc phục những mặt còn hạn chế đó, nhóm xin đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp như sau:

Thứ nhất, Bộ GTVT cần nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý cùng các bộ tiêu chuẩn trong xây dựng, thiết kế và quản lý khai thác các dự án đường sắt đô thị. Hiện nay, Việt Nam mới chỉ có thông tư về quản lý khai thác (16 tiêu chuẩn bảo dưỡng, 166 quy trình vận hành), các tiêu chuẩn liên quan đến thiết kế đặt biệt là về thiết bị còn thiếu sót nghiêm trọng. Khung tiêu chuẩn của dự án được áp dụng theo tiêu chuẩn Trung Quốc nhưng lại dựa theo quy chuẩn châu u. Hơn nữa, ngay cả tiêu chuẩn của Trung Quốc cũng chưa thật sự đồng bộ, từ khi triển khai dự án chưa có tiêu chuẩn khai thác vận hành, phía Trung Quốc phải tiếp tục biên soạn hoàn thiện từ năm 2013 đến 2018. Câu chuyện về hành lang pháp lý của tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông nếu vẫn để kéo dài và tiếp diễn sẽ kéo theo ảnh hưởng đến 9 tuyến đường sắt đô thị còn lại của Hà Nội, cũng như những dự án về đường sắt đô thị sau này.

Thứ hai, Sở GTVT Hà Nội cần xem xét để tạo sự kết nối và đồng bộ giao thông. Đa số lượng hành khách sử dụng tuyến đường sắt sẽ đi bộ đến các điểm dừng và nhà ga do đó việc tăng cường cải thiện cơ sở hạ tầng phục vụ người đi bộ quanh tuyến đường này là cực kỳ quan trọng. Đồng thời, sở cũng cần chú trọng vào việc tạo liên kết giữa tuyến tàu Cát Linh-Hà Đông với các phương tiện công cộng khác. Sở phải tính toán làm sao cho việc kết nối giữa tàu với các tuyến buýt là thuận tiện nhất, điều chỉnh các đỉểm chờ xe buýt cho phù hợp với các nhà ga, cải thiện hành lang cho việc lưu thông xe buýt, nhà chờ, hệ thống sơn kẻ, cầu vượt, cải tạo vỉa hè, lòng lề đường, cây xanh, chiếu sáng,... Đối với hành khách muốn chuyển từ phương tiện cá nhân để lên tàu thì cần tổ chức, xây dựng các bãi đậu xe cho hợp lý, tránh tình trạng bãi gửi xe ở quá xa gây bất tiện hay bãi gửi xe không đủ sức chứa,... Khi tuyến đường sắt này đi vào quá trình hoạt động ổn định sẽ thu hút hàng nghìn người đi phương tiện cá nhân cũng như một lượng lớn tuyến buýt ra vào gần khu vực các nhà ga, dẫn tới nguy cơ ùn tắc cục bộ. Điều này đặc biệt nghiêm trọng với các ga có tuyến giao thông chính, mật độ phương tiện giao thông vốn cao như ga Cát Linh, Láng, Vành đai 3, Yên Nghĩa. Do đó, cần nghiên cứu phân luồng, tổ chức giao thông ra vào cũng như bổ sung hệ thống biển báo, vạch kẻ đường,... sao cho hợp lý.

tại các nhà ga trên tuyến đường nhằm bảo đảm an toàn là cấp thiết. Dù nhà ga có nhân viên đường sắt đứng trực nhưng cũng khó có thể phản ứng kịp khi hành khách đông hoặc khi hành khách sơ ý không may rơi xuống đường ray. Ngoài ra cũng nên kẻ hàng vạch ở sân ga tạo cho hành khách văn hóa xếp hàng, yêu cầu hành khách không chen lấn, xô đẩy ở khu vực sân ga và tuyệt đối nhường người xuống tàu bước ra trước. Sở cũng nên xem xét việc thiết lập hệ thống camera quan sát bên trong toa tàu và cabin lái nhằm đảm bảo trật tự an ninh công cộng. Bên cạnh việc được đảm bảo an toàn, hành khách cũng quan tâm đến sự tiện ích khi đi tàu. Sở có thể cân nhắc đến mô hình “thẻ giao thông” ở Hàn Quốc để tích hợp thẻ đi tàu điện và xe buýt nhằm tạo sự tiện lợi nhất cho người dân. Tuy hiện nay ở các nhà ga đã trang bị hệ thống máy bán vé tự động và các quầy bán vé trực tiếp nhưng đối với những người có thói quen sử dụng các ví điện tử, thẻ tín dụng thì còn khá bất tiện. Do đó, Sở có thể tính toán đến việc sử dụng các loại hình điện tử, thẻ ngân hàng để thanh toán tại hệ thống máy bán vé tự động hoặc sử dụng các thẻ tàu “trả trước” để hành khách có thể thuận tiện nạp tiền đi tàu thông qua các ví điện tử, phần mềm trên điện thoại.

Thứ tư, để thu hút hơn hành khách lựa chọn hình thức vận tải này, việc kết hợp kinh doanh dịch vụ tại các ga là rất cần thiết. Tầng 1, tầng 2 phải bố trí các kiot bán lẻ để người dân đến các ga tàu điện không chỉ đi lại mà còn để mua sắm, vui chơi. Ngoài ra có thể tích hợp các tiện ích khác như cây rút tiền ATM, băng ghế chờ,.... Đặc biệt, khi mở thêm các dịch vụ thì cần chú ý bổ sung hệ thống văn bản quy định về văn hóa di chuyển, ăn uống và vệ sinh trong khuôn viên trạm dừng và trong khoang tàu. Việc tận dụng cho các doanh nghiệp thuê địa điểm để quảng cáo cũng là một cách thức hiệu quả để tạo thêm nguồn thu, đẩy nhanh thời gian hoàn vốn cho dự án.

Thứ năm, việc vận hành dự án hiện nay đang diễn ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, do đó vấn đề đảm bảo an toàn sức khỏe cho hành khách và nhân viên cần đặc biệt quan tâm. Vì vậy, cần tăng cường hệ thống giám sát để đảm bảo việc tuân thủ “Thông điệp 5K”; hành khách phải được đo thân nhiệt, sát khuẩn tay trước khi lên tàu, đồng thời đẩy nhanh việc lắp đặt hệ thống camera ở ngay lối đi lên để thuận tiện cho hành khách quét mã QR khai báo y tế.

KẾT LUẬN

Thành phố Hà Nội từ trước đến nay vẫn luôn duy trì được đà tăng trưởng tốt cũng như luôn là một trong những địa điểm thu hút lượng lớn du khách tham quan cả trong và ngoài nước. Chính vì vậy , tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm không khí ở Hà Nội đang cực kỳ nghiêm trọng. Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông được ra đời với kỳ vọng sẽ giải quyết được vấn đề trên của thành phố. Dựa trên cơ sở lý thuyết cũng như tình hình thực tế sau khi tuyến đường sắt được đưa vào hoạt động, nhóm tiểu luận đã đưa ra đánh giá về chi phí, lợi ích của dự án cao tốc trên cao Cát Linh-Hà Đông và thu được kết luận dự án không hiệu quả. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp như hiện nay, việc đánh giá hiệu quả lại càng trở nên khó khăn khi đây là dự án đường sắt đô thị có thể gây tập trung đông người và dễ dẫn đến lây lan dịch bệnh. Vì vậy, cần có những giải pháp cho những vấn đề phát sinh để dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đạt được mục tiêu đã đề ra như ban đầu.

Do thời gian và năng lực còn hạn chế, đề tài của nhóm chúng em vẫn còn thiếu sót, song chúng em đã nghiêm túc và cố gắng trong việc hoàn thành bài tiểu luận. Chúng em xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của TS. Trần Minh Nguyệt và TS. Phùng Mạnh Hùng đã giúp chúng em có thể hoàn thành tốt hơn bài tiểu luận và rất mong nhận được những góp ý từ thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Anh

1. Armando Carteni; Ilaria Henke (2017), External costs estimation in a cost- benefit analysis: The new Formia-Gaeta tourist railway line in Italy. Truy cập ngày 27/2/2022 từ https://ieeexplore.ieee.org/abstract/document/7977614

2. H. M. Chuang; C. P. Chu (2013), The cost and benefit analysis of Taiwan High Speed Railway — With sustainable perspectives. Truy cập ngày 27/2/2022, từ:

https://ieeexplore.ieee.org/document/6962436

3. Rifat Sonmez & Bahadir Ontepeli (2009), Predesign cost estimation of urban railway projects with parametric modeling. Truy cập ngày 27/2/2022, từ:

https://www.tandfonline.com/doi/abs/10.3846/1392-3730.2009.15.405-409

Tài liệu tiếng Việt

1. Báo điện tử Chính phủ (2021), Hơn 620.000 khách đi tàu Cát Linh-Hà Đông trong tháng đầu tiên. Truy cập tại: https://baochinhphu.vn/hon-620000-khach- di-tau-cat-linh-ha-dong-trong-thang-dau-tien-102305568.htm

2. Báo Tiền Phong (2021), Dự án Cát Linh – Hà Đông:12 lần lỡ hẹn chưa biết ngày về đích. Truy cập ngày 28/02/2022 từ https://tienphong.vn/du-an-duong-sat-cat- linh-ha-dong-12-lan-lo-hen-chua-biet-ngay-ve-dich-post1387474.tpo

3. Báo Lao động (2021), Đường sắt Cát Linh-Hà Đông khắc phục khuyến cáo của ATC như thế nào? Truy cập tại: https://laodong.vn/xa-hoi/duong-sat-cat-linh-ha- dong-khac-phuc-khuyen-cao-cua-atc-nhu-the-nao-931091.ldo

4. Báo Lao động (2021), Báo thế giới viết gì về đường sắt Cát Linh - Hà Đông ngày khai trương. Truy cập tại https://laodong.vn/the-gioi/bao-the-gioi-viet-gi-ve- duong-sat-cat-linh-ha-dong-ngay-khai-truong-971572.ldo

5. Chính Phủ (2017), Tờ trình Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn

2017-2020. Truy cập ngày 27/2/2022 từ:

1_TTr487-CP%20ve%20DA%20cao%20toc%20B-

N%20phia%20Dong.doc?fbclid=IwAR3BU0jtVQNIzNG6SdZtDgFJ- igl3n9jtRbL_GSMfOyi46V5AmQTtwj6asY

6. Việt Cường, 2021, Đường sắt Cát Linh-Hà Đông là bài học để thực hiện các dự án tiếp theo. Truy cập tại: https://www.qdnd.vn/xa-hoi/tin-tuc/duong-sat-cat- linh-ha-dong-la-bai-hoc-lon-de-thuc-hien-cac-du-an-tiep-theo-676397

7. Vũ Điệp (2021), 10 năm dự án Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Truy cập ngày 01/03/2022 từ https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/an-toan-giao-thong/10- nam-du-an-duong-sat-do-thi-cat-linh-ha-dong-789628.html

8. Nguyễn Thị Đức Hiếu (2015), Phân tích lợi ích và chi phí dự án đường Đông Tây thành phố Buôn Ma Thuột. Truy cập tại:

https://text.123docz.net/document/6693582-phan-tich-loi-ich-va-chi-phi-du-an- duong-dong-tay-thanh-pho-buon-ma-thuot.htm

9. Huy Lộc, Lê Tươi (2021), Cần làm gì để tàu Cát Linh - Hà Đông hút khách giữa mùa Covid-19. Truy cập tại https://www.baogiaothong.vn/can-gi-de-tau-cat- linh-ha-dong-hut-khach-d531736.html

10. Đặng Nhật (2021), Dự án đường sắt đô thị Hà Nội: Vẫn ngổn ngang trăm bề. Truy cập ngày 26/2/2022, từ: https://cand.com.vn/Giao-thong/du-an-duong-sat- do-thi-ha-noi-van-ngon-ngang-tram-be-i626889/

11. Huỳnh Kim Thanh Phong (2012), Phân tích lợi ích và chi phí đường trên cao Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Truy cập ngày 27/2/2022 từ Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích lợi ích và chi phí đường trên cao Nhiêu Lộc – Thị Nghè - TaiLieu.VN 12. Tạp chí giao thông vận tải (2019), Đường sắt Cát Linh - Hà Đông có thể vận chuyển 20.000 khách/ngày đêm. Truy cập tại: https://mt.gov.vn/vn/tin- tuc/59582/duong-sat-cat-linh---ha-dong-co-the-van-chuyen-20-000-khach-

PHỤ LỤC

Dòng tiền qua các năm của dự án được trình này trong file Excel tính toán được đính kèm cùng tiểu luận này.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn phân tích chi phí lợi ích dự án, đại học ngoại thương (1) (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)