Phân tích rủi ro của dự án

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn phân tích chi phí lợi ích dự án, đại học ngoại thương (1) (Trang 32 - 33)

Nhóm tác giả xác định biến rủi ro là số lượt hành khách sử dụng tàu điện trong vòng 1 năm.

Theo TS. Nguyễn Xuân Thuỷ, nguyên Giám đốc NXB GTVT, người có hơn 30 năm nghiên cứu về giao thông đô thị, cho rằng Hà Nội không nên đặt kỳ vọng quá nhiều vào đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Bởi nó không giải quyết được nhiều vấn đề trên hành lang này trong thời điểm hiện tại. Từ năm 2011 đến nay, trong khi tuyến đường sắt mới chỉ vừa đi vào khai thác thương mại, thì hành lang Quang Trung – Trần Phú – Nguyễn Trãi mọc lên hàng chục cao ốc với hàng chục ngàn căn hộ.

tắc giao thông tại những thành phố lớn ở Việt Nam là do lượng xe máy lưu thông. Theo số liệu của Motorcycles Data, năm 2020, trong khu vực ASEAN, Indonesia và Việt Nam là hai quốc gia tiêu thụ xe máy nhiều nhất và liên tục xếp ở vị trí dẫn đầu trong nhiều năm. Dung lượng xe máy bán ra ở Việt Nam mỗi năm xếp thứ tư thế giới. Có thể nói là rất khó để làm giảm lượng xe máy lưu thông tại các thành phố như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Hà Nội có 8.05 triệu dân, TP HCM có 8.99 triệu dân (thống kê năm 2019), trong đó chủ yếu là người đi làm và sinh viên. Đây là những đối tượng có nhu cầu di chuyển cao và là đối tượng chủ yếu sử dụng xe máy. Bên cạnh đó, việc sử dụng các phương tiện giao thông công cộng còn rất nhiều vấn đề bất cập, khiến người ta thường lựa chọn xe máy làm phương tiện di chuyển thay vì các phương tiện công cộng. Theo các chuyên gia giao thông, dù tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông hoàn thiện và đưa vào vận hành, song chưa thể khai thác một cách hiệu quả nhất do chưa có sự kết nối giữa công trình này với các dự án giao thông khác như xe buýt, xe buýt nhanh BRT... Đồng thời, xung quanh các nhà ga công trình này thiếu rất nhiều điểm trông giữ phương tiện cho người dân. Việc thiếu kết nối, thiếu cơ sở hạ tầng thiết yếu sẽ gây cho người dân sử dụng đường sắt trên cao nhiều phiền toái, cụ thể là việc tham gia giao thông bị chậm trễ, gián đoạn.

Xét trong thời kỳ đại dịch Covid-19 kéo dài, lượng người di chuyển nói chung đều bị hạn chế. Đặc biệt, người dân có xu hướng sử dụng phương tiện cá nhân thay vì phương tiện công cộng do lo ngại các vấn đề về giữ khoảng cách, đảm bảo an toàn, phòng chống dịch bệnh.

Những điều trên có khả năng rất lớn làm giảm lượng người sử dụng tàu Cát Linh – Hà Đông.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn phân tích chi phí lợi ích dự án, đại học ngoại thương (1) (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)