Những vấn đề chung về khảo nghiệm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh ở các trường Trung học cơ sở huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn (Trang 88)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Những vấn đề chung về khảo nghiệm

3.2.1.1. Mục đích khảo nghiệm

Để kiểm chứng cho các biện pháp đã đề ra, chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến của đội ngũ CBQL về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.

Đánh giá mức độ cần thiết của từng biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh thông qua ý kiến đánh giá của các đối tượng được khảo sát.

Xác định tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh đã đề xuất nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động giáo dục KNGT.

3.2.1.2. Lực lượng tham gia khảo nghiệm

Để khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nêu trên, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến đánh giá của 20 CBQL và 80 giáo viên thuộc 6 trường THCS trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, gồm các trường: THCS Thượng Giáo, THCS Địa Linh, THCS Bành Trạch, THCS Khang Ninh, THCS Yến Dương, THCS Chu Hương.

3.2.1.3. Nội dung, phương pháp tiến hành và cách xử lý số liệu khảo nghiệm

Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của 5 biện pháp sau:

1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên ở các nhà trường về tầm quan trọng của KNGT và giáo dục KNGT cho học sinh THCS

2. Xây dựng kế hoạch giáo dục KNGT cho học sinh đảm bảo khoa học, toàn diện; phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể ở từng nhà trường

3. Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về kỹ năng xây dựng và tổ chức giáo dục KNGT cho học sinh THCS

4. Chỉ đạo đa dạng hóa phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục KNGT cho học sinh THCS

5. Phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia giáo dục KNGT cho học sinh THCS

Khi tiến hành khảo sát các nội dung trên, chúng tôi chia thành 3 mức độ với các thang điểm như sau:

- Nhận thức về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh

+ Rất cần thiết (RCT): 3 điểm + Cần thiết (CT): 2 điểm

+ Không cần thiết (KCT): 1 điểm

- Nhận thức về tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh:

+ Rất khả thi (RKT): 3 điểm + Khả thi (KT): 2 điểm

+ Không khả thi (KKT): 1 điểm

3.2.2. Kết quả hảo nghiệm tính cần thiết, tính hả thi của các biện pháp

Bảng 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh Biện pháp Mức độ cần thiết ĐTB Thứ bậc Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL %

1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên ở các nhà trường về tầm quan trọng của KNGT và giáo dục KNGT cho học sinh THCS

80 80 20 20 0 0 2.80 3

2. Xây dựng kế hoạch giáo dục KNGT cho học sinh đảm bảo khoa học, toàn diện; phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể ở từng nhà trường

78 78 22 22 0 0 2.78 4

3. Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về kỹ năng xây dựng và tổ chức giáo dục KNGT cho học sinh THCS

82 82 18 18 0 0 2.82 2

4. Chỉ đạo đa dạng hóa phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục KNGT cho học sinh THCS

86 86 15 15 0 0 2.86 1

5. Phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia giáo dục KNGT cho học sinh THCS

68 68 32 32 0 0 2.68 5

Từ bảng kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh, 100% các cán bộ được khảo sát đều đánh giá các biện pháp đưa ra là rất cần thiết và cần thiết. Trong số các biện pháp đưa ra thì

biện pháp được lựa chọn cần thiết nhất đó là “Chỉ đạo đa dạng hóa phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục KNGT cho học sinh THCS” với ĐTB là 2.86. Qua trò chuyện với một số CBQL và giáo viên, họ cho rằng việc đa dạng hóa phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục KNGT cho học sinh là điều quan trọng. Bởi đối với hoạt động và quá trình học tập cần có sự đổi mới tránh gây sự nhàm chán cho học sinh cũng như nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập.

Biện pháp được đánh giá có mức độ cần thiết thứ hai đó là “Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về kỹ năng xây dựng và tổ chức giáo dục KNGT cho học sinh THCS”. Lý giải cho điều này, chúng tôi cho rằng để giáo viên có thể đổi mới được các nội dung, phương pháp và hình thức của hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh thì việc tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho các lực lượng giáo dục trong nhà trường là điều phù hợp và cần thiết để nâng cao trình độ, kỹ năng của bản thân. Đối với biện pháp “Xây dựng kế hoạch giáo dục KNGT cho học sinh đảm bảo khoa học, toàn diện; phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể ở từng nhà trường” được xếp ở vị trí thứ 4, qua trò chuyện với một số CBQL và giáo viên các trường cho rằng: Công tác kế hoạch hóa hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh còn chưa được chặt chẽ và tiến hành thường xuyên tuy nhiên biện pháp này vẫn được đánh giá là cần thiết vì khi các hoạt động được lên kế hoạch cụ thể, rõ ràng và thường xuyên thì hiệu quả hoạt động sẽ đạt hiệu quả cao.

3.2.2.2. Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp

Bảng 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh Biện pháp Mức độ cần thiết ĐTB Thứ bậc Rất khả

thi Khả thi Không khả thi SL % SL % SL %

1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên ở các nhà trường về tầm quan trọng của KNGT và giáo dục KNGT cho học sinh THCS

40 40 55 55 5 5 2.54 4

2. Xây dựng kế hoạch giáo dục KNGT cho HS đảm bảo khoa học, toàn diện; phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể ở từng nhà trường

60 60 40 40 0 0 2.76 2

3. Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về kỹ năng xây dựng và tổ chức giáo dục KNGT cho học sinh THCS

42 42 56 56 4 4 2.42 5

4. Chỉ đạo đa dạng hóa phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục KNGT cho học sinh THCS

68 68 28 28 4 4 2.78 1

5. Phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia giáo dục KNGT cho học sinh THCS

65 65 35 35 10 10 2.65 3

Từ kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh trong bảng trên cho thấy:

chức giáo dục KNGT cho học sinh THCS” và “Xây dựng kế hoạch giáo dục KNGT cho học sinh đảm bảo khoa học, toàn diện; phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể ở từng nhà trường” là hai biện pháp có tính rất khả thi với ĐTB là 2.78 và 2.76. Lý giải cho điều này chúng tôi cho rằng để hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao thì việc tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng cho các lực lượng giáo dục trong nhà trường thông qua sự chỉ đạo đa dạng hóa phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục KNGT của các CBQL là điều tất nhiên và quan trọng. Đồng thời, việc “Xây dựng kế hoạch giáo dục KNGT cho học sinh đảm bảo khoa học, toàn diện; phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể ở từng nhà trường” là điều có thể thực hiện được. Do đó, đây là biện pháp không chỉ có tính cần thiết mà còn có tính rất khả thi cao.

Biện pháp có tỉ lệ khả thi ít hơn cả là biện pháp 1 và 3 gồm “Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên ở các nhà trường về tầm quan trọng của KNGT và giáo dục KNGT” và “Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về kỹ năng xây dựng và tổ chức giáo dục KNGT cho học sinh THCS”. Tuy nhiên, đây vẫn là 2 biện pháp được đánh giá là có tính khả thi cao với 95-96% ý kiến.

Qua nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế, chúng tôi đề xuất 5 biện pháp sau dựa trên các yêu cầu đảm bảo tính cần thiết và tính khả thi:

1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên ở các nhà trường về tầm quan trọng của KNGT và giáo dục KNGT cho học sinh THCS

2. Xây dựng kế hoạch giáo dục KNGT cho học sinh đảm bảo khoa học, toàn diện; phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể ở từng nhà trường

3. Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về kỹ năng xây dựng và tổ chức giáo dục KNGT cho học sinh THCS

4. Chỉ đạo đa dạng hóa phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục KNGT cho học sinh THCS

5. Phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia giáo dục KNGT cho học sinh THCS

Tiểu kết chƣơng 3

Kết quả khảo nghiệm cho thấy, CBQL và giáo viên các trường THCS trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đã có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết, vị trí, tầm quan trọng về quản lý hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh THCS. Qua kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn khảo sát, chúng tôi đã đề ra 5 biện pháp để nâng cao quản lý hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh các trường THCS trên địa bàn quận huyện Ba Bể như sau: Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên ở các nhà trường về tầm quan trọng của KNGT và giáo dục KNGT. Xây dựng kế hoạch giáo dục KNGT cho học sinh đảm bảo khoa học, toàn diện; phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể ở từng nhà trường. Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về kỹ năng xây dựng và tổ chức giáo dục KNGT cho học sinh THCS. Chỉ đạo đa dạng hóa phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục KNGT cho học sinh THCS. Phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia giáo dục KNGT cho học sinh THCS.

Kết quả khảo nghiệm cho thấy tất cả các cán bộ đều đánh giá các biện pháp đưa ra đều cần thiết và có tính khả thi. Trong đó thì biện pháp về “Chỉ đạo đa dạng hóa phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục KNGT cho học sinh THCS” là cần thiết và có tính khả thi lớn nhất.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về “Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh các trường THCS huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”, cho thấy:

Quản lý là là sự tác động có ý thức, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý để lãnh đạo, hướng dẫn, điều khiển đối tượng quản lý thực hiện nhằm đạt mục tiêu đề ra. Theo đó, quản lý hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh các trường THCS là sự tác động có mục đích của các chủ thể quản lý đến giáo viên, học sinh, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường và quá trình quản lý hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh nhằm chỉ đạo thực thực có hiệu quả mục tiêu mà hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh đặt ra; nâng cao chất lượng, hiệu quả của các hoạt động giáo dục đáp ứng mục tiêu, yêu cầu GD&ĐT của Nhà trường.

Quản lý hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh bao gồm nhiều nội dung khác nhau. Kết quả khảo sát cho thấy các hình thức tổ chức giáo dục KNGT chưa phong phú đa dạng. Sự phối hợp các phương pháp giáo dục KNGT chưa hài hòa dẫn đến hiệu quả hoạt động giáo dục KNGT chưa cao.

Việc quản lý giáo dục KNGT cho học sinh ở các trường THCS huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đã được quan tâm. Song mức độ tổ chức và thiết kế các hoạt động trong giáo dục KNGT chưa tốt. Công tác chỉ đạo việc lựa chọn và sử dụng phương pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh THCS và lựa chọn và sử dụng các hình thức tổ chức giáo dục KNGT thông qua hoạt động giao tiếp cùng với mức độ quản lý các phương tiện, điều kiện giáo dục KNGT cho học sinh ở các trường THCS đều ở mức Trung bình.

Ngoài ra, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá công tác thực hiện kế hoạch quản lý giáo dục KNGT, các nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục KNGT ít được quan tâm. Bên cạnh đó, còn một số trường chưa thật sự quan tâm đến yếu tố CSVC phục vụ cho việc giáo dục KNGT.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Kạn

Đề ra tiêu chuẩn thi đua của các trường về hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh. Hàng năm tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh và có chế độ khen thường đối với các trường thực hiện tốt.

Xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá đối với hoạt động quản lý hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh của các trường để kịp thời có những động viên, khen thưởng cũng như điều chỉnh khi cần thiết.

Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động giáo dục KNGT cho đội ngũ CBQL và giáo viên của các trường.

2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ba Bể

Tham mưu với Ủy ban nhân dân huyện Ba Bể xây dựng đầy đủ các phòng học, phòng chức năng, trang bị mới các phương tiện vật chất thiết bị hiện đại hỗ trợ hoạt động giáo dục cho các trường nhằm giảm sĩ số học sinh trong một lớp đảm bảo thực hiện có chất lượng các hoạt động giáo dục theo hướng đổi mới giáo dục.

Tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn cho các lực lượng giáo dục về nội dung, phương pháp cụ thể tổ chức hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh dành cho đội ngũ cán bộ, giáo viên các trường THCS trên địa bàn Huyện.

2.3. Đối với các trường trung học cơ sở huyện Ba Bể

Tổ chức các buổi tuyên truyền cho phụ huynh học sinh và học sinh về vị trí, vai trò của hoạt động hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh để có sự phối hợp chặt chẽ trong việc tổ chức các hoạt động này.

Tăng cường chỉ đạo, có kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh hợp lý; chi kinh phí thường xuyên cho việc đầu tư cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh.

Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phụ trách hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh. Thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn tại chỗ để nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNGT cho giáo viên.

Tổ chức tập huấn cho giáo viên, cán bộ phụ trách hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh về kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ tổ chức hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh.

Các trường cần tăng cường giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm với nhau để tăng cường học tập rút kinh quản lý công tác hoạt động hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh ngày càng có chất lượng đồng thời, kiểm tra, giám sát và đánh giá phù hợp, đặc biệt quan tâm đến công tác thi đua, khen thưởng những cán bộ, giáo viên có cách làm hay, hiệu quả.

2.4. Đối với đội ngũ giáo viên ở các nhà trường

Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục KNGT cho học sinh đối với sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của học sinh.

Tích cực, chủ động trong tự học tập, tự bồi dưỡng năng lực giáo dục nói chung, năng lực giáo dục KNGT cho học sinh của bản thân.

Tham gia tích cực, chủ động hoạt động bồi dưỡng của Nhà trường, Phòng GD&ĐT huyện Ba Bể, Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Kạn.

Thường xuyên đổi mới nội dung, đa dạng hoá các phương pháp, hình thức giáo

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh ở các trường Trung học cơ sở huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)