Nội dung quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sin hở các trường

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh ở các trường Trung học cơ sở huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn (Trang 31)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Nội dung quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sin hở các trường

học cơ sở

1.3.2.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh ở các trường trung học cơ sở

Kế hoạch hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh ở các trường THCS là bản thiết kế về các hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh lứa tuổi THCS, trong đó nó chứa đựng toàn bộ những nội dung và tiến trình, cách thức tổ chức hoạt động giáo dục KNGT. Do đó, việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục KNGT là một trong những nội dung cơ bản, quan trọng hàng đầu quản lý hoạt động giáo dục KNGT ở các trường THCS hiện nay. Việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục KNGT bao gồm các vấn đề như: chỉ đạo xây dựng kế hoạch; xây dựng các nội dung của kế hoạch; công tác chuẩn bị thực hiện kế hoạch; chỉ đạo thực hiện theo kế hoạch, cụ thể:

Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục KNGT: cấp ủy, chi bộ, người đứng đầu các nhà trường là hiệu trưởng luôn phải quan tâm, theo dõi sát sao để chỉ đạo tổ hành chính, các tổ chuyên môn, các cá nhân được giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục KNGT khoa học, hiệu quả, phù hợp với đặc điểm học sinh của từng trường;

Xây dựng các nội dung của kế hoạch hoạt động giáo dục KNGT bao gồm việc xác định mục tiêu, nội dung, chương trình, thời gian tiến hành; xác định đối tượng và người trực tiếp tiến hành giáo dục.

Công tác chuẩn bị thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục KNGT bao gồm công tác chuẩn bị nguồn nhân lực, cơ sở, vật chất, các phương tiện kèm theo, theo kế hoạch hoạt động giáo dục KNGT đã được xác định.

sinh ở các trường trung học cơ sở

Thực chất đây là quá trình sắp xếp và phân bổ công việc, quyền hành và nguồn lực cho các tổ chức, lực lượng, cá nhân là chủ thể của hoạt động quản lý giáo dục KNGT để hoạt động này đạt được mục tiêu, yêu cầu và đúng với kế hoạch đã đề ra. Nội dung của việc tổ chức, tiến trình hoạt động giáo dục KNGT được thể hiện xuyên suốt từ khâu tổ chức công tác chuẩn bị, tổ chức thực hiện cho đến tổ chức kết thúc hoạt động.

Để giúp cho mọi người cùng làm việc với nhau để thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục ý thức giao tiếp cho HS, cần xây dựng và duy trì một cơ cấu nhất định về những vai trò, nhiệm vụ và vị trí công tác, đó chính là chức năng tổ chức trong quản lý giáo dục giao tiếp ở trường học. Vai trò của một bộ phận, cá nhân hàm ý bộ phận hay cá nhân đó hiểu rõ công việc mình làm, trong một phạm vi nào đó, nhằm mục đích, mục tiêu nào đó, công việc của họ ăn khớp như thế nào với các cá nhân hay bộ phận khác, và những thông tin cần thiết để hoàn thành công việc.

Như vậy, chức năng tổ chức trong quản lý giáo dục giao tiếp là việc thiết kế cơ cấu các bộ phận sao cho phù hợp với mục tiêu của tổ chức giáo dục giao tiếp cho học sinh trong nhà trường THCS. Đồng thời việc thực hiện chức năng này còn phải chú ý đến phương thức hoạt động, đến quyền hạn của từng bộ phận, tạo điều kiện cho sự liên kết ngang, dọc, và đặc biệt chú ý đến việc bố trí cán bộ, giáo viên, các lực lượng khác - người vận hành các bộ phận của tổ chức. Việc tổ chức hoạt động và tổ chức bộ máy giáo dục giao tiếp trong nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu về giáo dục giao tiếp cho học sinh và tạo nên sức mạnh của tập thể, nếu việc phân phối và sắp xếp các nguồn lực được tổ chức một cách khoa học và hợp lý. Chúng ta có thể thực hiện chức năng này như một quá trình gồm 5 bước sau:

+ Lập danh sách các công việc cần hoàn thành để đạt được mục tiêu về giáo dục giao tiếp cho học THCS.

+ Thành lập ban chỉ đạo giáo dục KNGT và phân chia toàn bộ công việc thành các nhiệm vụ cho từng thành viên để thực hiện một cách thuận lợi và hợp lôgic. Xác định rõ vai trò của học sinh THCS; đội ngũ giáo dục KNGT (giáo viên, cộng tác viên, các lực lượng khác) trong hoạt động giáo dục KNGT. Đây chính là

bước phân công lao động.

+ Kết hợp các nhiệm vụ giáo dục KNGT một cách lôgic và hiệu quả. Việc nhóm gộp nhiệm vụ cũng như các thành viên trong và ngoài nhà trường chính là bước phân chia bộ phận.

+ Xây dựng quy chế phối hợp trong giáo dục KNGT và các văn bản hướng dẫn về hoạt động giáo dục KNGT, tạo thành sự liên kết hoạt động cho các thành viên thực hiện mục tiêu một cách thuận lợi.

+ Theo dõi, đánh giá tính hiệu nghiệm của của cơ cấu tổ chức và tiến hành điều chỉnh nếu cần thiết để đảm bảo đạt được mục tiêu theo đúng tiến độ đã định. Như vậy, căn cứ vào nội dung và yêu cầu giáo dục KNGT, năng lực của các thành viên, điều kiện cụ thể của trường mình; căn cứ vào thời gian (năm học, học kì, tháng), mục tiêu giai đoạn mà h i ệ u t rư ở ng cần có sự phân công phụ trách thực hiện các nội dung giáo dục KNGT sao cho hợp lý. Để các bộ phận trở thành một hệ thống tạo nên “sức mạnh tổng hợp” vận hành hiệu quả hoạt động giáo dục KNGT cần có sự giám sát thực hiện chặt chẽ, khắc phục, tư vấn kịp thời ở các khâu các bộ phận trong quá trình tổ chức.

1.3.2.3. Chỉ đạo việc lựa chọn và sử dụng phương pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh ở các trường trung học cơ sở

Đây được coi là nội dung quan trọng trong quản lý hoạt động giáo dục KNGT. Thực hiện nội dung này sẽ đảm bảo cho các nhà trường xác định chính xác mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục KNGT cho học sinh phù hợp đặc điểm tâm lý lứa tuổi, thực tiễn mục tiêu giáo dục các nhà trường.

Việc chỉ đạo xây dựng và thực hiện mục tiêu giáo dục KNGT cho học sinh THCS bao gồm những nội dung cơ bản sau đây:

Chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện mục tiêu giáo dục KNGT theo tiêu chí, kỹ năng. Chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện mục tiêu giáo dục KNGT theo từng giai đoạn, thời gian cụ thể (năm học, kỳ học, tháng học)

Chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện mục tiêu giáo dục KNGT theo từng nội dung giáo dục.

sinh THCS bao gồm những nội dung cơ bản sau đây:

Chỉ đạo xây dựng và thực hiện hệ thống các kỹ năng cụ thể cần cung cấp cho học sinh.

Chỉ đạo xây dựng và thực hiện hệ thống nội dung các giá trị từng kỹ năng thuộc KNGT cho học sinh THCS.

1.3.2.4. Chỉ đạo việc lựa chọn và sử dụng hình thức giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh ở các trường trung học cơ sở

Đây là hoạt động của Ban giám hiệu các nhà trường, trực tiếp là hiệu trưởng, CBQL các tổ chuyên môn đến những người trực tiếp tiến hành giáo dục KNGT cho học sinh về cách thức tổ chức, phối hợp giữa họ với đối tượng học sinh được giáo dục. Trên cơ sở đó, đảm bảo cho hoạt động giáo dục KNGT diễn ra có chất lượng, hiệu quả cao nhất. Trong hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh THCS, chỉ đạo việc lựa chọn, xây dựng và sử dụng hình thức giáo dục được tiến hành trên nhiều mặt, nhiều nội dung khác nhau, nhưng tập trung chủ yếu ở chỉ đạo việc xác định và thực hiện sử dụng hình thức giáo dục KNGT cho học sinh của người trực tiếp tiến hành hoạt động giáo dục KNGT.

1.3.2.5. Quản lý việc lựa chọn và sử dụng phương tiện, điều kiện giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh ở các trường trung học cơ sở

Cơ sở vật chất trong nhà trường là yếu tố rất quan trọng để tiến hành các hoạt động giáo dục, trong đó có hoạt động giáo dục KNGT. Cơ sở vật chất trong nhà trường bao gồm: phòng học, các phòng chức năng, thư viện, sân chơi, bãi tập, thiết bị, đồ dùng dạy học...

Nhà trường có thể sắp xếp cơ sở vật chất một cách hợp lý để vừa thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp và các hoạt động giáo dục. Cơ sở vật chất trong nhà trường được đảm bảo thì có thể tiến hành nhiều hoạt động giáo dục, khi đó hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh có điều kiện để lồng ghép vào các hoạt động này.

Ở mỗi trường THCS đều có thư viện phục vụ cho hoạt động giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh. Ngoài sách, báo, tài liệu tham khảo, hiện nay thư viện còn được trang bị máy tính kết nối internet để truy cập thông tin. Nếu thư viện được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ, thoáng mát, với đầu sách và tài liệu tham khảo

phong phú là điều kiện tốt thu hút học sinh đến thư viện để đọc sách, truy cập thông tin nhằm tiếp cận với tri thức mới và thỏa mãn nhu cầu học tập. Hoạt động này sẽ góp phần tự giáo dục. Đồng thời, cũng lồng ghép vào đó giúp các em tự điều chỉnh hành vi và rèn luyện KNGT của mình.

Nguồn lực tài chính là nguồn “năng lượng” nuôi dưỡng và duy trì các hoạt động giáo dục, trong đó có hoạt động giáo dục KNGT. Nguồn lực tài chính bao gồm: Ngân sách do Nhà nước cấp theo quy định và xã hội hóa. Như vậy, nếu nguồn lực tài chính trong nhà trường đảm bảo đầy đủ cho các hoạt động giáo dục, thì hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh được thực hiện phong phú, đa dạng. Ngược lại, nếu nguồn lực tài chính hạn chế thì các hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh bị thu hẹp lại.

Thời gian là điều kiện quan trọng trong hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh. Bởi vì, nếu có bố trí được thời gian, thì hoạt động giáo dục KNGT mới có thể tiến hành và ngược lại. Do đó, để hoạt động giáo dục KNGT được thực hiện lồng ghép qua các hình thức: lồng ghép vào môn học, tiết sinh hoạt lớp, hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, hoạt động ngoài giờ lên lớp, Ban giám hiệu cần chỉ đạo việc bố trí thời gian cho các hoạt động này.

1.3.2.6. Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh ở các trường trung học cơ sở

Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh các trường THCS là một nội dung cơ bản và có chức năng xuyên suốt trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục KNGT, bao gồm từ việc xác định các tiêu chí thực hiện hoạt động giáo dục KNGT, đánh giá việc thực hiện và điều chỉnh các sai lệch nhằm làm cho toàn bộ hoạt động giáo dục KNGT đạt mục tiêu đã định. Kiểm tra bao gồm các nhiệm vụ chủ yếu như sau: Quan sát và xét lại xem tiến trình thực tế của hoạt động giáo dục KNGT ở các trường THCS có phù hợp với các quyết định quản lý, phù hợp với kế hoạch chương trình, chuẩn mực, quy tắc, chế độ, công nghệ đã được đề ra không. Thu nhập, hệ thống hoá, phân tích, đánh giá các kết quả thực tế của hoạt động giáo dục KNGT đối với học sinh THCS, cũng như tác động đó đối với đội ngũ giáo viên, CBQL và tới toàn bộ hoạt động chung của các trường THCS.

ở các trƣờng trung học cơ sở

1.4.1. Tác động từ yêu cầu, nhiệm vụ mới trong giáo dục học sinh ở các trường trung học cơ sở hiện nay trung học cơ sở hiện nay

Hiện nay, để phát triển GD&ĐT, ngành Giáo dục đặc biệt coi trọng phát triển giáo dục kỹ năng mềm cho học sinh trong đó chú trọng giáo dục KNGT, đây là yếu tố nền tảng quan trọng nhằm giúp cho học sinh phát triển toàn diện để có thể bước vào học tập ở bậc học cao hơn, góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để thực hiện được vấn đề này, Đảng ta đã từng bước xác định đa dạng hóa chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục theo hướng tăng cường giáo dục KNGT. Chính vì vậy, trong Nghị quyết số 29/NQ-TW đã xác định: “Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học” [21].

Từ những vấn đề trên cho thấy, những yêu cầu, nhiệm vụ mới trong giáo dục học sinh ở các trường THCS hiện nay đã tác động không nhỏ đến quản lý giáo dục KNGT cho học sinh ở các trường THCS. Nó tác động làm cho các nhà trường cần chủ động đổi mới toàn diện quá trình giáo dục, trong đó hướng tới coi trọng giáo dục KNGT cho học sinh. Trong đó, tập trung nhất vào việc chỉ đạo đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục KNGT nhằm hướng tới giúp cho học sinh có kiến thức, kỹ năng toàn diện để có thể thích ứng với cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng phù hợp với từng lứa tuổi.

1.4.2. Tác động từ sự quan tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, ban giám hiệu nhà trường đến giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh nhà trường đến giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh

Hiện nay, toàn bộ hoạt động giáo dục nói chung, giáo dục KNGT cho học sinh nói riêng luôn đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quản lý chặt chẽ của cấp uỷ, chi bộ, ban giám hiệu ở từng trường THCS. Điều đó cho thấy, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chi bộ, ban giám hiệu ở các nhà trường có tác động rất lớn, quyết định đến chất lượng, hiệu quả quản lý giáo dục KNGT cho học sinh.

từng nhà trường xác định rõ nhiệm vụ, thường xuyên đề cao và chú trọng đến hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh. Đồng thời, biết cụ thể hóa vai trò lãnh đạo của mình bằng việc ra được các nghị quyết sát, đúng, kịp thời; xác định rõ từng nội dung, hình thức, phương pháp, địa điểm; biết tạo điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình tổ chức triển khai giáo dục.

Bên cạnh đó, sự quan tâm đến hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh còn được thể hiện ở lãnh đạo từng nhà trường, cụ thể là ban giám hiệu luôn thường xuyên sâu sát, theo dõi nắm bắt kịp thời thực tiễn chất lượng hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh; giáo dục, động viên thống nhất về tư tưởng, hành động cho các chủ thể trong quá trình giáo dục; phân công các lực lượng trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, nội dung giáo dục phù hợp... Chính vì vậy, tính chất, mức độ của sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của chi ủy, chi bộ, ban giám hiệu ở từng trường ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất, mức độ, hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh.

1.4.3. Tác động từ đặc điểm đối tượng học sinh trung học cơ sở và đặc điểm giáo dục kỹ năng giao tiếp dục kỹ năng giao tiếp

Có thể thấy, đối tượng học sinh THCS là đối tượng có đặc điểm đặc thù về cả tuổi đời, tâm, sinh lý, KNGT. Bên cạnh đó, đặc điểm giáo dục KNGT không giống như các hoạt động giáo dục khác, nó gắn liền với các hoạt động xã hội, đưa học sinh

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh ở các trường Trung học cơ sở huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)