8. Cấu trúc luận văn
2.2.5. Tiêu chuẩn và thang đánh giá
2.2.5.1 Tiêu chuẩn đánh giá
Quản lý hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh ở các trường THCS huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn được biểu hiện thông qua hoạt động giáo dục KNGT và quản lý hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh ở các trường THCS huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
2.2.5.2. Thang đánh giá
Quản lý hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh ở các trường THCS huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn được đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 3, trong đó 1 là mức độ biểu hiện thấp nhất và 3 là mức độ biểu hiện cao nhất.
Như vậy, điểm tối đa là 3 điểm, tối thiểu là 1 điểm. X càng cao thể hiện nhu cầu thành đạt trong học tập của học viên càng cao.
Theo cách quy điểm, chúng tôi lấy điểm cao nhất (3) trừ đi điểm thấp nhất (1) và chia cho số lượng mức. Điểm chênh lệch của mỗi mức là 0.66 tính theo công thức n = (n-1)/n, trong đó n là số thứ bậc của thang đo. Từ đó, các mức độ của thang đo hoạt động giáo dục KNGT và quản lý hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh ở các trường THCS huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn được chia thành 3 mức độ như sau:
Mức 1: 1.00 = ĐTB < 1.66: Hoạt động giáo dục KNGT ở mức độ thấp Mức 2: 1.67 ≤ ĐTB < 2.33: Hoạt động giáo dục KNGT ở mức trung bình Mức 3: 2.34 ≤ ĐTB ≤ 3.00: Hoạt động giáo dục KNGT ở mức cao
Trong đó:
- Thang điểm cho mức độ quan trọng phải giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh THCS:
Quan trọng: 3 điểm
Ít quan trọng: 2 điểm
Không quan trọng: 1 điểm
- Thang điểm cho mức độ thức hiện các nội dung giáo dục KNGT cho học sinh THCS:
Thường xuyên: 3 điểm
Thỉnh thoảng: 2 điểm
Không thực hiện: 1 điểm
- Thang điểm đánh giá thực trạng quản lý giáo dục KNGT cho học sinh THCS:
Tốt: 3 điểm
Bình thường: 2 điểm
Chưa tốt: 1 điểm
- Thang điểm đánh giá về kỹ năng giao tiếp của học sinh THCS
Có kỹ năng: 2 điểm
Chưa có kỹ năng: 1 điểm
- Thang điểm cho mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất về quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh THCS:
Rất cần thiết: 3 điểm
Cần thiết: 2 điểm
Không cần thiết: 1 điểm
- Thang điểm cho mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất về quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh THCS:
Rất khả thi: 3 điểm
Khả thi: 2 điểm
Không khả thi: 1 điểm
Quản lý hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh ở các trường THCS huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn là một đề tài khó, vì khách thể chủ yếu là các học sinh người dân
tộc thiểu số. Vì vậy, cần phải sử dụng phối kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như đã nêu ở trên để có thể giải quyết được nhiệm vụ đã đặt ra của đề tài một cách khách quan, đầy đủ và logic nhằm đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài.
2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh ở các trƣờng trung học cơ sở huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp
Hoạt động giáo dục KNGT cho học sinh THCS chính là quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm giúp người học hình thành và phát triển các thao tác, hành động để trao đổi, tiếp nhận, xử lý thông tin bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong các mối quan hệ của học sinh ở gia đình, nhà trường, xã hội. Thế nhưng, không phải ai cũng nhận thức và hiểu rõ điều này, bởi chỉ khi hiểu rõ thì giáo viên, CBQL mới có thể truyền đạt đúng, đủ những KNGT cần thiết cho học sinh của mình. Để tìm hiểu nhận thức của các giáo viên và CBQL về ý nghĩa của hoạt động giáo dục KNGT, chúng tôi có đặt ra câu hỏi “đánh giá về ý nghĩa của giáo dục KNGT cho học sinh THCS cho 100 giáo viên, CBQL kết quả thu được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 2.1. Đánh giá của giáo viên, CBQL về ý nghĩa của giáo dục KNGT cho học sinh THCS
Nội dung SL %
a. Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của giao tiếp và xác lập các
mối quan hệ tốt đẹp 35 35
b. Giúp học sinh trao đổi thông tin, phối hợp hành động 28 28 c. Giúp học sinh có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau với người khác,
cân bằng xúc cảm 46 46
d. Giúp học sinh tạo được quan hệ tốt đẹp với người khác, biết bộc
lộ mình và khẳng định mình trong các mối quan hệ toàn diện 80 80 Kết quả thu được ở bảng trên cho thấy:
80% giáo viên, CBQL cho rằng việc giáo dục KNGT cho học sinh THCS là để “Giúp học sinh tạo được quan hệ tốt đẹp với người khác, biết bộc lộ mình và khẳng định mình trong các mối quan hệ toàn diện”; Giao tiếp là một nhu cầu không thể
thiếu của mỗi con người. Đối với các em học sinh THCS đang trong lứa tuổi thay đổi tâm sinh lý thì việc tạo lập mối quan hệ tốt với bạn bè, gia đình trước những sự thay đổi về tính cách, sở thích của mình. Qua đó, khẳng định bản thân trong cuộc sống và học tập.
“Giúp học sinh có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau với người khác, cân bằng xúc cảm” là nội dung xếp thứ 2 được giáo viên, CBQL lựa chọn. Tiếp đến là “Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của giao tiếp và xác lập các mối quan hệ tốt đẹp”. Thật vậy, việc rèn luyện KNGT cho học sinh là việc làm có ý nghĩa, giúp các em tự tin trong học tập, tự chủ trong quan hệ xã hội, mạnh dạn và tự tin trong khi tham gia hoạt động giáo dục và hoạt động tập thể. Qua đó, các em biết thể hiện, nói lời yêu cầu đề nghị, nói lời cảm ơn với người khác.
Cuối cùng là “Giúp học sinh trao đổi thông tin, phối hợp hành động”, hoạt động học tập ở môi trường học tập rất đa dạng và phong phú, ngoài những giờ học trên lớp, các em còn có những hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội, sinh hoạt tập thể… Và một trong những phương tiện để hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao dù là cá nhân hay tập thể thì “giao tiếp” chính là phương tiện để các học sinh trao đổi, tiếp nhận, xử lý thông tin bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Từ đó có những hành động thực hiện để đạt mục tiêu của bản thân.
Như vậy, có thể thấy cả giáo viên và CBQL đã nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa của việc giáo dục KNGT cho học sinh THCS có vai trò quan trọng trong việc phát triển về tâm sinh lý cho các em. Nếu như học sinh không hiểu giáo viên muốn gì ở mình và giáo viên cũng không hiểu trẻ cần điều gì thì không xây dựng được một mối quan hệ tốt thông qua những KNGT cho học sinh hiệu quả.
2.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp
Học sinh THCS (12-16 tuổi) là lứa tuổi có nhiều thay đổi mạnh mẽ về thể chất, sức khỏe và tâm sinh lý. Tuổi dậy thì các em dễ thay đổi tình cảm, hành vi,muốn khẳng định mình trong gia đình lẫn ngoài xã hội với ý thức. Chính vì thế, việc giáo dục KNGT cho các em là rất cần thiết. Để tìm hiểu học sinh các trường THCS đã có KNGT hay chưa, và các kỹ năng đã đạt đến mức độ nào? Chúng tôi đưa ra câu hỏi khảo sát dành cho cả giáo viên, CBQL và cả học sinh. Kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.2. Đánh giá về kỹ năng giao tiếp của học sinh THCS theo các tiêu chí
Nội dung GV, CBQL Học sinh
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC
1. Kỹ năng chào hỏi: Tự chủ, tự tin, ngôn ngữ rõràng, mạch
lạc, chào hỏi đúng lúc, đúng chỗ, phù hợp với hoàn cảnh. 2.71 0.6 2.52 0.6 2. Kỹ năng nhận và truyền thông tin: Biết lắng nghe và
tiếp nhận thông tin chính xác, biết truyền lại thông tin một cách khách quan, không làm sai lệch thông tin.
2.50 0.5 2.35 0.6 3. Kỹ năng chia sẻ: Biết chia sẻ buồn vui cùng cha mẹ,
thầy cô, bạn bè và những người xung quanh vv... 2.66 0.7 2.80 0.7 4. Kỹ năng thương lượng: Biết nhường nhịn bạn bè, cảm
thông với người khác, không hiếu thắng trong tranh cãi vv.. 2.61 0.8 2.74 0.6 5. Kỹ năng nói lời cảm ơn, xin lỗi: Tự tin cảm ơn khi
nhận được sự giúp đỡ của người khác, mạnh dạn xin lỗi khi làm phiền người khác.
2.81 0.6 2.40 0.8 6. Kỹ năng nói lời yêu cầu đề nghị: Mạnh dạn nói lời yêu
cầu đề nghị, ngôn ngữ trình bày phải rõ ràng, mạch lạc. 2.59 0.7 2.44 0.8 7. Kỹ năng xử lý tình huống (Giải quyết vấn đề): Linh hoạt,
sáng tạo trong giải quyết vấn đề mà tình huống đặt ra. 2.63 0.7 2.48 0.6 8. Kỹ năng thuyết trình trước đám đông: Biết cách trình
bày một vấn đề trước tập thể rõ ràng, mạch lạc, tự tin. 2.75 0.6 2.71 0.7 9. Kỹ năng làm việc hợp tác: Biết làm việc cùng người
khác, biết chia sẻ thông tin, phối hợp hành động. 2.45 0.8 2.58 0.7 10.Kỹ năng thuyết phục: Dùng lời lẽ cử chỉ, tháiđộ để
thuyết phục người khác thực hiện mong muốn của mình. 2.54 0.6 2.67 0.6 11.Kỹ năng từ chối lời yêu cầu đề nghị của người khác:
Biết từ chối lời yêu cầu đề nghị của người khác khi thấy không hợp lý.
2.58 0.6 2.50 0.8 12.Kỹ năng biểu lộ thái độ tình cảm: Biết thể hiện thái độ
tình cảm và quan điểm của bản thân qua nét mặt, cử chỉ, hành động.
2.79 0.7 2.89 0.6 13.Kĩ năng lắng nghe: Lắng nghe người khác khi trao đổi
thông tin hiểu nội dung họ cần họ cần truyền đạt với mình. 2.68 0.6 2.66 0.7 14.Kĩ năng viết: Viết và diễn đạt được nội dung theo ý
hiểu của mình. 2.75 0.8 2.86 0.7
15.Kĩ năng đọc và tóm tắt văn bản. 2.70 0.7 2.76 0.6
ĐTB Chung 2.64 0.6 2.62 0.6
Nhìn vào bảng trên, ta thấy:
GV, CBQL và cả học sinh đều đánh giá KNGT ở mức cao (có ĐTB từ 2.35 đến 2.89 ≥ 2.34). Cụ thể:
Đối với GV và CBQL:
“Kỹ năng nói lời cảm ơn, xin lỗi” được GV, CBQL đánh giá cao nhất với ĐTB = 2.81. Giáo dục KNGT ở nội dung này chính là dạy học sinh biết nói lời yêu cầu đề nghị của bản thân đối với những người xung quanh, biết bày tỏ thái độ, quan điểm cá nhân của mình trước những vấn đề yêu cầu đề nghị.
Xếp thứ 2 và thứ 3 là “Kỹ năng biểu lộ thái độ tình cảm” và “Kĩ năng viết”; “Kỹ năng thuyết trình trước đám đông” có ĐTB = 2.79 và 2.75. Trong quá trình giao tiếp con người bộc lộ cảm xúc cá nhân của mình, vì vậy, để hành vi giao tiếp có văn hóa cần giáo dục cho học sinh THCS có kỹ năng biểu lộ xúc cảm và thái độ cá nhân trong quá trình giao tiếp, biết kiềm chế cảm xúc của mình trong quá trình giao tiếp như tức giận, cáu gắt, quá xúc động vv... để không làm ảnh hưởng tới quá trình giao tiếp và chất lượng học tập, rèn luyện của học sinh.
Tiếp đến là các kỹ năng: Kỹ năng chào hỏi; Kĩ năng đọc và tóm tắt văn bản; Kĩ năng lắng nghe; Kỹ năng chia sẻ; Kỹ năng xử lý tình huống (Giải quyết vấn đề); Kỹ năng thương lượng; Kỹ năng nói lời yêu cầu đề nghị; Kỹ năng từ chối lời yêu cầu đề nghị của người khác; Kỹ năng thuyết phục; Kỹ năng nhận và truyền thông tin; Kỹ năng làm việc hợp tác (có ĐTB từ 2.71 đến 2.45)
“Kỹ năng từ chối lời yêu cầu đề nghị của người khác” và “Kỹ năng làm việc hợp tác” là 2 kỹ năng đánh giá là thấp nhất trong số những kỹ năng đưa ra.
Đối với học sinh
Kỹ năng biểu lộ thái độ tình cảm được học sinh đánh giá cao nhất với ĐTB = 2.89. Trong khi giao tiếp con người bộc lộ cảm xúc cá nhân của mình, vì vậy, để hành vi giao tiếp có văn hóa cần giáo dục cho học sinh THCS có kỹ năng biểu lộ xúc cảm và thái độ cá nhân trong quá trình giao tiếp, biết kiềm chế cảm xúc của mình trong quá trình giao tiếp như tức giận, cáu gắt, quá xúc động vv... để không làm ảnh hưởng tới quá trình giao tiếp và chất lượng học tập, rèn luyện của học sinh.
Tiếp đến là Kỹ năng viết; Kỹ năng chia sẻ và Kỹ năng thương lượng có ĐTB lần lượt là 2.86; 2.80 và 2.74. Trao đổi với chúng tôi, chị Vương Thị L, CBQL của trường THCS Thượng Gáo cho biết: Thông qua các hoạt động giáo dục cần giáo dục
cho học sinh THCS kỹ năng chia sẻ, ví dụ như chia sẻ với bố mẹ về công lao chăm sóc, dạy dỗ, về những niềm vui và nỗi buồn, thành công và thất bại trong cuộc sống, chia sẻ với thầy cô về khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ của Nhà trường và cuộc sống đời tư, chia sẻ với bạn công việc của lớp của trường vv... Qua đó giúp các em có nhận thức đúng đắn, tránh cái nhìn sai lệch làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách của các em.
Tiếp theo là Kỹ năng đọc và tóm tắt văn bản; Kỹ năng thuyết trình trước đám đông; Kỹ năng thuyết phục; Kỹ năng lắng nghe; Kỹ năng làm việc hợp tác; Kỹ năng chào hỏi; Kỹ năng từ chối lời yêu cầu đề nghị của ngườikhác; Kỹ năng xử lý tình huống (Giải quyết vấn đề); Kỹ năng nói lời yêu cầu đề nghị có ĐTB từ 2.76 đến 2.40. Kỹ năng nhận và truyền thông tin và Kỹ năng nói lời cảm ơn, xin lỗi là 2 kỹ năng học sinh đánh giá thấp nhất so với các kỹ năng khác.
Có sự mâu thuẫn trong đánh giá kỹ năng tốt nhất giữa GV, CBQL và học sinh. Đó là: GV, CBQL đánh giá kỹ năng tốt nhất của học sinh là: Kỹ năng nói lời cảm ơn, xin lỗi. Tuy nhiên, học sinh thì lại đánh giá thấp kỹ năng này mà lựa chọn Kỹ năng biểu lộ thái độ tình cảm. Lý giải cho điều này, chúng tôi cho rằng: Các em học sinh THCS đang trong độ tuổi thay đổi tâm sinh lý, do đó tính tình hay thất thường, đặc biệt hay muốn thể hiện "cái tôi" để khẳng định bản thân mình. Điều này khiến các em dễ gây xung đột với bạn bè, với người thân trong gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận ra cái sai của bản thân. Chính vì thế, có sự lựa chọn khác biệt giữa GV, CBQL với học sinh THCS.
Để rèn luyện các KNGT, trước hết các nhà giáo dục cần phải xác định những kỹ năng cần giáo dục cho học sinh THCS và cách để giáo dục các kỹ năng đó như thế nào trong từng hoàn cảnh cụ thể là điều quan trọng. Qua câu hỏi khảo sát về các KNGT được giáo viên, CBQL quan tâm giáo dục cho học sinh tại đơn vị mình đang công tác. Kết quả cho thấy:
Những kỹ năng như: “kỹ năng xử lý tình huống”; “kỹ năng viết”; “kỹ năng chào hỏi” và “kỹ năng nói lời cảm ơn, xin lỗi” là 3 kỹ năng được các giáo viên, CBQL quan tâm và thực hiện ở mức độ thường xuyên. Qua trò chuyện với chúng tôi, Chị
Hoàng Thị N. Phó Hiệu trưởng trường THCS Bành Trạch chia sẻ: “Trong cuộc sống h à n g n g ày học sinh THC S phải đối mặt với nhiều tình huống trong học tập, vui chơi, sinh hoạt tập thể và c á c hoạt động lao động. Do đó, việc gặp phải những tình huống khó xử trong quan hệ với người lớn trong gia đình, với thầy cô, bạn bè và với nhiều người xung quanh, đòi hỏi các em phải có kỹ năng ứng xử phù hợp, biết phân tích cái lợi và cái hại của việc ứng xử, tạo ra quan hệ chia sẻ, hợp tác”.
Đồng thời, việc giáo dục học sinh biết nói lời yêu cầu đề nghị của bản thân đối với những người xung quanh, biết bày tỏ thái độ, quan điểm cá nhân của mình trước những vấn đề yêu cầu đề nghị. Cám ơn khi nhận qùa hay sự giúp đỡ của người khác, xin lỗi khi làm người khác không hài lòng hay làm tổn thương đến họ cũng là nội dung luôn được các giáo viên, CBQL quan tâm và thực hiện thường xuyên.