Đặc điểm của kinh tế tư nhân

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân vùng đông nam bộ (Trang 50 - 51)

21 Khái quát về kinh tế tƣ nhân

213 Đặc điểm của kinh tế tư nhân

Các nghiên cứu trên thế giới cho rằng, một nền kinh tế thị trường hoạt động tốt phải có 5 đặc điểm sau: (i) thị trường phải phân phối các nguồn lực một cách có hiệu quả nhất; (ii) phải tạo ra những nguồn lực mới và đổi mới quá trình xử lý; (iii) phải thích nghi nhanh chóng và có hiệu quả với các hoàn cảnh luôn khác nhau; (iv) duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô và tránh được những rủi ro trong nền kinh tế thị trường như tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát cao; (v) Tạo ra hiệu quả xã hội mong muốn và tránh phân hóa giàu nghèo quá mức

KTTN ở Việt Nam là một vấn đề khá nhạy cảm trong giai đoạn trước và sau “đổi mới” (1986) với cách hiểu và nhìn nhận đôi khi rất không đồng nhất Tuy vậy KTTN vẫn đã được thừa nhận và trưởng thành trong thời gian qua, trong quá trình

“đổi mới” đó nền kinh tế quốc dân đã tự kiểm chứng và cho thấy sự cần phải phát triển đa dạng các thành phần kinh tế Mỗi thành phần kinh tế tồn tại trong nền KTTT ở Việt Nam đều có những đặc điểm riêng của nó, trong đó KTTN Việt Nam có các đặc điểm như sau:

Thứ nhất, KTTN là TPKT dựa trên hình thức sở hữu tư nhân về vốn, tư liệu sản xuất Quy mô và hình thức sở hữu rất đa dạng: sở hữu tư nhân một chủ (dưới hình thức DNTN), sở hữu hỗn hợp (dưới các hình thức: công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh)

Thứ hai, bộ máy và đội ngũ quản lý gọn nhẹ và rất năng động, bộ máy tổ chức điều hành doanh nghiệp do chủ doanh nghiệp quyết định; có thể tự điều hành hoặc thuê mướn người điều hành doanh nghiệp

Thứ ba, việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư và sản xuất, phân phối sản phẩm do chủ doanh nghiệp tự quyết định Quy mô, số lượng sản phẩm sản xuất phụ thuộc vào năng lực tài chính, khả năng vốn của doanh nghiệp và hầu hết các sản phẩm sản xuất ra trước hết là nhằm phục vụ cho thị trường trong nước

Tuy vậy, đặc điểm nổi bật của KTTN nước ta là tuyệt đại đa số các DN còn nhỏ và yếu, năng suất, năng lực cạnh tranh còn thấp, thời gian hoạt động còn ngắn trong bối cảnh môi trường sản xuất kinh doanh chưa ổn định và còn chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro bất khả kháng

Hiện nay, tuy KTTN ở Việt Nam đã được thừa nhận và khuyến khích phát triển nhưng các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế này hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; hộ kinh tế cá thể, tiểu chủ chiếm đại đa số nên thực sự còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế Đó sẽ một khó khăn và thách thức không nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế đất nước

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân vùng đông nam bộ (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(164 trang)
w